Trung Quốc cố tình né tránh vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 48…Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) cung cấp hình ảnh mà họ nói cho thấy Trung Quốc
đang xây đường băng trên đá Chữ Thập ở Biển Đông.
CSIS nói hiện Trung Quốc đang xây đường băng dài 3.000 mét trên đá
Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ngoài ra CSIS nói họ có ảnh vệ tinh chụp bãi đá ngầm Subi, nơi
Trung Quốc đã cải tạo thành đảo nhân tạo có diện tích gần 4 triệu mét vuông.
Tại bãi đá Subi, CSIS dự đoán Trung Quốc cũng có thể đang dự kiến
xây một đường băng có chiều dài tương đương.
Một số nước tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa cũng đã xây đường
băng.
Theo CSIS, Đài Loan đang nâng cấp đường băng dài 1.195 mét ở đảo
Itu Aba, mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình.
CSIS nói Malaysia có đường băng dài thứ hai trong khu vực ở đá Hoa
Lau, dài 1.368 mét.
Việt Nam là nước đầu tiên xây đường băng tại Trường Sa năm 1976
nhưng có chiều dài ngắn nhất, 550 mét.
Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức
khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến,
bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa
thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các
cuộc họp.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc
hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề
Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể
và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận
» cho vấn đề Biển Đông.
Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu
tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy
là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».
Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN
đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc trong hai ngày nay,
theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển
Đông.
Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu
Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhập cuộc.
Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của
Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
Theo nhân vật này « Trung Quốc không hề tin rằng một diễn đàn đa
phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại
trưởng Trung Quốc không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị
ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm nghiêm trọng.(RFI)
-----------/
Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự
chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng
leo thang...
Reuters ngày 3/8 đưa tin, Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc hôm Thứ Hai nói với hãng thông tấn này rằng Biển Đông "không
nên được thảo luận trong cuộc họp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN"
khai mạc hôm nay. Ông Dân cho rằng hội nghị "nên tránh các vấn đề nhạy cảm,
các nước ASEAN không nên can thiệp vào Biển Đông"?!
"Không nên thảo luận chuyện này. Đây không phải diễn đàn về
chuyện đó. Đây là một diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ làm căng vấn đề này,
chúng tôi đương nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không (nêu ra)",
Lưu Chấn Dân nói với Reuters. Tuy nhiên phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Mark Toner khẳng định, căng thẳng Biển Đông sẽ được thảo luận như một vấn đề an
ninh khu vực.
"ARF là một diễn đàn trong đó các vấn đề an ninh quan trọng cần
phải được nêu ra thảo luận và thẳng thắn. Chúng tôi tin rằng những diễn biến
trong khu vực BIển Đông đáp ứng các tiêu chí này", Toner nói trong buổi họp
bảo hàng ngày. Vấn đề Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị
sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng
leo thang (bởi hành vi phá vỡ hiện trạng, gây hấn của Trung Quốc).
Hoa Kỳ rất lo lắng trước sự hung hăng leo thang mạnh mẽ của Trung
Quốc trong khu vực, dự kiến sẽ lặp lại kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hoạt động
bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở các vùng biển
(Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không phải thành viên
ASEAN nhưng được mời tham gia cùng một số nước ngoài khối. Ngoại trưởng Mỹ sẽ
có mặt ở Kuala Lumpur ngày Thứ Tư và Thứ Năm.
Dự thảo tuyên bố chung cuối hội nghị này của ASEAN mà Reuters có
được cho biết, các nhà lãnh đạo quan tâm diễn biến gần đây "có nguy cơ phá
hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông". Nó cũng nói rằng có nhu cầu
khẩn cấp giải quyết sự xói mòn lòng tin giữa các bên về những vấn đề này.
Phát biểu với báo giới từ Singapore, Vương Nghị - Ngoại trưởng
Trung Quốc bác bỏ một đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. "Có
gì để đóng băng? Mỗi quốc gia có một cách nhìn khác nhau. Tiêu chuẩn nào để
đóng băng? Ai sẽ phán xét các quá trình hoạt động đóng băng là gì? Đây là những
câu hỏi rất phức tạp. Vì vậy đề nghị đóng băng có vẻ công bằng, nhưng nó thực sự
không thực tế và sẽ không diễn ra trong thực tế", ông Nghị tuyên bố.
Cùng ngày 3/8, Tân Hoa Xã đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm
qua khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông "tiếp tục
đàm phán với nhau". Hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý, tháng Tư năm nay Hun
Sen đã kêu gọi ASEAN "không thể đóng vai trò đại diện cho 4 nước liên quan
đến tranh chấp và các nước không liên quan chớ đổ thêm dầu vào lửa"?!
"Tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các bên tranh chấp ở
Biển Đông, nhưng tôi muốn khuyến khích các nước liên quan trong tranh chấp tiếp
tục đàm phán với nhau", Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành một cây cầu
ở Campuchia, nhưng dường như nhằm vào hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại
Malaysia cùng với các đối tác của khối, Tân Hoa Xã lưu ý.(GDVN)
-------------/
Vấn đề Trung Quốc tham lam độc chiếm biển Đông được dự
báo sẽ là đề tài nóng ở hội nghị ASEAN vốn nhằm quảng bá quan hệ an ninh-kinh tế
khu vực.
Việc Trung Quốc tham lam độc chiếm biển Đông đã được Bắc
Kinh thể hiện bằng tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển giàu tài nguyên này, dựa
vào bản đồ “đường lưỡi bò 9 đoạn” do TQ tự vẽ hồi những năm 1940.
Biển Đông có sức thu hút lớn, vì là khu vực có 600 triệu dân, ngày
càng có nhiều người tham gia tầng lớp trung lưu, có tổng GDP 2.600 tỉ USD trong
năm 2014 và trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ 7 thế giới.
Biển Đông cũng đang trong quá trình để trở thành nền kinh tế lớn
hàng thứ 4 thế giới vào năm 2050, theo ASEAN. Đây cũng là một tuyến hàng hải quốc
tế quan trọng, đạt trị giá thương mại toàn cầu 5.300 tỉ USD/năm.
Ngày 5.8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp người đồng cấp của 10
nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ở Kuala Lumpur, hai ngày
sau khi TQ cáo buộc Mỹ quân sự hóa biển Đông, và việc Mỹ tuần tra cùng tập trận
ở khu vực này làm Bắc Kinh khó chịu.
Mỹ và TQ không là thành viên, nhưng được mời tham dự hội nghị
ASEAN. Ông Kerry sẽ tham gia trong hai ngày 5 và 6.8.
Vụ tranh chấp chủ quyền sẽ là “trung tâm của các cuộc đối thoại”,
theo một quan chức Mỹ giấu tên cho các nhà báo biết về chuyến đi của ông Kerry.
Hôm 3.8, Thứ trưởng Ngoại giao TQ Liu Zhenmi nói với Reuters: vụ
tranh chấp biển Đông là chuyện “nhạy cảm”, chớ nên đem ra bàn tại hội nghị
ASEAN lần thứ 48, và các nước không thuộc ASEAN chớ nên can thiệp.
Ngoại trưởng TQ Vương Nghị không đồng ý đề nghi TQ ngưng mọi hoạt
động khiêu khích ở biển Đông. TQ cũng yêu cầu Mỹ không về phe nào trong cuộc
tranh chấp này.
Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói tình hình biển Đông
căng thẳng phải được thảo luận vì có những quan ngại về an ninh khu vực. Mỹ
lo ngại sự hung hăng của TQ ở biển Đông, được kỳ vọng sẽ lặp lại lời kêu gọi TQ
ngưng hoạt động cải tạo đất trên vùng tranh chấp này.
Nhưng theo Gregory Poling, một chuyên gia về Đông Nam Á ở Trung
tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, ở Washington), TQ sẽ “muốn gạt bỏ mọi
chỉ trích liên quan biển Đông”, và đề cao các đường hướng kinh tế của họ, nhất
là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) cùng việc phục hồi "Con đường
tơ lụa" để đưa hàng hóa TQ qua châu Âu.
Poling cho rằng “sẽ không hoàn toàn bất ngờ” nếu ông Kerry sẽ công
bố những chương trình giúp ASEAN do Mỹ tài trợ. Cùng lúc, TQ có thể sẽ công bố
những hợp đồng đầu tư giá trị lớn, hoặc các khung làm việc hợp tác mới.
Reuters cho biết: họ đã được xem bản nháp tuyên bố chung khi bế mạc
hội nghị ASEAN, trong đó nêu các lãnh đạo quan ngại những diễn biến gần đây “có
nguy cơ làm giảm hòa bình, ổn định và an ninh trên biển Đông”. Bản nháp
nêu sự cần thiết đề cập việc sự xói mòn niềm tin giữa các bên về vấn đề này.
Theo các nhà phân tích, vấn đề là trong khi Mỹ tiếp tục có tầm ảnh
hưởng đáng kể ở biển Đông, đa số các nước trong khu vực vẫn còn quan hệ thương
mại và đầu tư lớn với TQ.
Theo trang Huffington Post, ASEAN có chủ trương không can thiệp
vào chuyện nội bộ của nước thành viên, thường bị chỉ trích là không có quan điểm
chính thức về những vấn đề lớn của khu vực, gồm vấn nạn biển Đông.
Dù vậy, lãnh đạo các nước ASEAN hồi tháng 4 cũng ra tuyên bố
chung, nêu “rất quan ngại” việc TQ cải tạo đất trên vùng biển tranh chấp, cảnh
báo việc này có thể làm giảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Bà Bonnie Glasser, một chuyên gia về TQ của CSIS, nói hồi tháng 7:
“Tôi nghĩ các nước này, ngay cả những nước rất lo ngại những hoạt động của TQ ở
biển Đông thật sự trông cậy Mỹ làm nhiều hơn, và một số nước thật sự thích đứng
sau Mỹ. Họ chẳng muốn tự làm gì nhiều”.
Cuộc tranh chấp chủ quyền có nguy cơ trở thành điểm nóng quân sự lớn
nhất châu Á, ASEAN và TQ đã đồng ý lập đường dây nóng cấp ngoại trưởng, để có
thể xử lý ngay tình trạng khẩn cấp ở biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia, ông Anifah Aman nói: “Tôi kỳ vọng nhiều nước
sẽ lên tiếng, cho biết quan điểm về vấn đề liên quan biển Đông. Phải tránh bằng
được bất kỳ diễn biến nào có thể làm tăng chuyện quân sự hóa ở biển Đông”.
Ông cũng nói “có tiến bộ quan trọng” trong cuộc đàm phán giữa
ASEAN với TQ, nhằm hướng tới sự nhất trí thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển
(COC) gồm những quy định nhằm tránh xung đột.
TQ đã đồng ý đàm phán với ASEAN về COC, nhưng đồng thời TQ tiếp tục
xây các đảo nhân tạo trái phép trên những bãi nửa ngầm, bãi san hô trên biển
Đông.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, nói Bắc Kinh
trong nhiều năm qua dùng đủ mọi cách để phớt lờ COC.
Hồi tháng 5, tại Hội nghị Shangri-la của cấp Bộ trưởng quốc phòng
ASEAN ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter kêu gọi TQ cùng
các nước láng giềng sớm đạt được COC trước khi kết thúc năm 2015.
Vĩnh Thụy (theo Reuters)
---------------
Trung Quốc né tránh vì Trung Quốc có tội, sợ cộng đồng Quốc tế lên án.
Trả lờiXóaViệt Nam bị TQ chơi chấu, sao lại không dám dựa vào Cộng đồng Quốc tế để được ủng hộ?
Hội nghị ASIAN 8 chưa đủ mạnh.
Trả lờiXóaViệt Nam có đầy đủ tư liệu để chứng minh Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Việt Nam sử dụng và xác lập quyền quản lý từ 500 năm nay thì Việt Nam có quyền đưa ra TÒA ÁN QUỐC TẾ để phân xử.
Đúng. Tàu no cứ ngỡ ai cũng Lú nên chỉ nói xàm vậy thôi bảng chất nó là vậy. .ta phải tố cáo trước thế giới để có bằng chứng tại sao Ko? Nó biết như giả ngu, các vị Lãnh đạo chắc biết quá rõ. Kiện quyết Tố cáo thôi các vì hèn yếu nó lấn tới. Nên nhớ nó xem thế giới nầy còn người điều mang rỉ mọi rỡ cả nó bị bệnh nặng rồi từ xa xưa Ko phải hôm này đầu. Nếu nó.khoon ngoan .thông mình thực sự nó đã nuốt Thế Giới từ lâu rồi. TỪ HÁN ĐƯỜNG TỐNG NGUYÊN MINH THÀNH Chứ đâu đến ngày hôm này thế kì 21
Trả lờiXóaKo
Loài người muốn sống thì phải chung sức DIỆT Tàu cộng !
Trả lờiXóaSát khí quá. Thay vì thế, nên "cải tạo" TC, như tướng Thước mong muốn - cải tạo các đảng cs, rồi cho "đoàn tụ gia đình".
XóaTC đang vận dụng Binh Pháp "Tôn Lò" ở Biển Đông.
Trả lờiXóaNhững gì TQ đã làm ở Biển Đông là rất bài bản và ngày càng tiến triển gần với mục tiêu đề ra ,TQ không cần ồn ào cũng không cần căng thẳng với Mỹ (nếu cần có thể thỏa hiệp bằng những tiếp xúc bí mật ) không cần chiến tranh mà chiếm trọn Biển Đông thì còn gì bằng.Dưới mắt TQ thì ASEAN chẳng có 100 gram nào .
Trả lờiXóaTa phải như thế nào thì Tàu nó mới lấn lướt , né tránh được chứ ?
Trả lờiXóa