Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Để luật hợp lòng dân

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp (phải) và ông Tất Thành Cang (giữa) - phó chủ tịch UBND TP.HCM 
 làm việc với báo chí chiều 30-3 về nội dung các điều luật BHXH- Ảnh: Đức Thanh                                                          *  NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
Các phản ứng bức xúc trước những quy định được cho là không hợp lý trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vừa lắng xuống thì lại nổi lên kiến nghị sửa đổi Luật giáo dục nghề nghiệp cũng với lý do tương tự.
Người ta tự hỏi điều gì đang xảy ra trong quy trình làm luật khiến các sản phẩm được tạo ra, gọi là văn bản luật, liên tục bị ghi nhận có khiếm khuyết.
Không loại trừ khả năng các vấn đề liên quan đến quy trình làm luật đã xuất hiện từ lâu, nghĩa là hiện tượng luật có khuyết tật hoặc nói nhẹ hơn là có điểm gây tranh cãi, đã tồn tại từ lâu.
Nếu đúng như vậy thì điều tạo nên sự khác biệt giữa trước đây và bây giờ là sự thay đổi, đúng hơn là sự cải thiện, sự nâng cao nhận thức xã hội về quyền của chủ thể.
Người dân không còn thờ ơ, cũng không còn dễ dãi chấp nhận sự xếp đặt theo kiểu “trong nhờ, đục chịu”. Thấy luật, chính sách không ổn, đặc biệt là có thể gây khó khăn cho cuộc sống, công việc làm ăn của mình thì người ta nhanh chóng, mạnh dạn bày tỏ chính kiến và đòi hỏi được lắng nghe.
Có lẽ đã đến lúc cần rà soát những gì đã thành nếp, xem có gì không ổn thì phải sửa để tránh hoặc ít nhất là hạn chế xảy ra những sai sót không đáng có, không chỉ gây bức xúc trong xã hội mà còn gây tốn kém do phải điều chỉnh, khắc phục.
Hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang được nghiên cứu sửa đổi. Đây cũng là cơ hội tốt để làm việc này.
Vấn đề là làm thế nào để luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản trị của nhà chức trách công, vừa đáp ứng các yêu cầu chính đáng của người dân thường.
Tất nhiên, chẳng có nhà quản trị công nào thông minh và có trách nhiệm mà muốn dùng luật để đặt mình vào thế đối nghịch với người dân trong quá trình tìm kiếm lợi ích.
Nhưng có thể có những điều người dân mong muốn một cách chính đáng mà người nắm quyền lực công không biết. Cần phải tránh, chí ít là hạn chế đến mức thấp nhất để xảy ra việc đáng tiếc đó.
Ở các nước, một khi dự luật đả động đến lợi ích của một giới nào đó thì cần phải hỏi thẳng và phải tạo điều kiện để giới đó bày tỏ ý kiến. Thông thường, các chủ thể giao tiếp trong khuôn khổ những cuộc tham khảo và trao đổi ý kiến là các đại diện nhà chức trách, các đại biểu dân cử và các đại diện tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan.
Người dân gửi gắm nguyện vọng của mình cho đoàn thể, hội hoặc dân biểu của mình, Những người này có trách nhiệm ghi nhận và bảo vệ quan điểm của cử tri, đoàn viên, hội viên và phải giải trình trước họ về kết quả công việc mình thực hiện.
Tiếng nói của đại diện dân cử, đại diện đoàn hội sẽ có sức mạnh, tạo áp lực khiến cho người biên soạn luật phải cẩn trọng trong việc xây dựng các giải pháp pháp lý.
NNĐ/TTO
----------------

11 nhận xét:

  1. Luật cho ai!
    Tiêu đề bài viết rất đúng "Để luật hợp lòng dân", nhưng chưa đủ.
    Vấn đề là vì sao phải có luật và luật cho ai?
    Thứ nhất, phải có luật để người dân biết phạm vị tự do làm ăn (quyền và lợi ích) và cơ quan quản lý và người thi hành công vụ biết phạm vị và mức độ quản trị của mình.
    Thư hai, có qui định của luật để điều chỉnh người dân và cơ quan công quyền (không phải chỉ qui định cho riêng người dân mà "để hợp lòng dân").
    Thứ ba, luật là tầm nhìn cho lâu dài và quản trị quốc gia, có liên quan mật thiết với quốc tế; không phải do vướng mắc trước mắt và làm luật riêng cho mình.
    Vì thế, đừng khi nào nói xây dựng pháp luật "để luật hợp lòng dân". Mà ngược lại, phải xuất phát từ điều kiện, trình độ phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam, bảo đảm sự tự do sinh sống và hoạt động của người dân mà xác định nội dung luật cho phù hợp thực tế (người dân và quản trị)
    Thực tiễn luôn luôn phong phú và sinh động hơn tư duy và nhận thức con người!
    Chân lý là cụ thể. Vì thế, luật vừa ban hành phải sửa là lẽ bình thường!
    Tóm lại.luật cho người dân tự do làm ăn và người quản lý không lạm quyền!
    Thế đó. Rất đơn giản!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 02:51 11 tháng 4, 2015

      Rất tiếc ! "Luật là tao.Tao là luật". Cái chế độ nó như thế. Khi không đem bà Nguyễn Thị Năm ra bắn cái bùm.
      Mình là người ngoài cuộc (mà đã mấy chục năm rồi) vẫn còn thấy xót thương. Huống chi Bà và con cháu Bà (trong lúc đó) uất ức tới cỡ nào ?
      Đó.Luật Cọng-Sản đó.

      Xóa
  2. 1200 con gà có thể đi lạc vào nhà các quan cùng người thân thì luật sửa làm gì khi không được thực thi nghiêm khắc?
    Tội ăn cắp trắng trợn giữa ban ngày như vậy nhưng kỉ luật cảnh cáo thì luật là tờ giấy lộn và uy tín của người làm công cho quốc gia là màu "vàng" .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con gà, con dê, con ca-ve...lạc vào nhà quan là chuyện nhỏ; trăm tỉ, nghìn tỉ "đi lạc" và túi quan, chuyện thường; Trung Quốc hữu hảo , biển - đảo mất dần, là chuyện "Đại Cục"; "Nghiêm túc kiểm điểm-rút kinh nghiệm" là chuyện "Đại bại"! Cúi mọp trước giặc là chuyện "Đại Nhục"; Bị dân khinh ghét là báo hiệu "Đại Loạn"!

      Xóa
  3. Luật phải do dân, vì dân và từ dân mà ra!
    Cho nên đừng hy vọng vào cái gọi "luật" của những kẻ không coi mình là DÂN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng!
      Đúng! Khi xưa là thế, còn hiện nay thì ngược lại. Vì thế, Gs,Ts Toán học Hoàng Xuân Phú có mấy nhời, dưới tiêu đề "Vẫn đám đông" như sau:
      "Thủa ẩn trong dân Cầu đông người Tụ tập
      Thời ngự trên dân Cấm tụ tập đông người"
      Khi đó thì chế độ chính trị là của dân, do dân và vì dân. Còn hiện nay, thì chế độ chính trị là độc quyền của quan chức. Vì thế, pháp luật là biện pháp hữu hiệu để quan chức quản lý và "ăn cướp có giấy phép" tài sản thuộc sở hữu của dân!
      Buồn là chỗ đó! Bác Nặc danh (05:55 ngày 11 tháng 04 năm 2015) ngẫm xem!

      Xóa
    2. Để luật hợp lòng dân thì phải lôi cổ nhóm người ngồi xổm trên luật pháp xuống đã , còn kg chỉ là bịp bợm thôi !

      Xóa
  4. Tin vui : Một anh thư đất Việt được giãi thưởng khôi nguyên danh giá thế giới .
    Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam được vinh danh vì sự can đảm, bất chấp nguy hiểm nhưng vẫn tiếp tục các nỗ lực để bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cho cộng đồng. Cô cũng là người đồng khởi xướng Chiến dịch Nhân quyền 2015.
    Buổi lễ trao tặng và vinh danh đang được diễn ra tại Hội nghị “Defenders’ Days – Empowering Human Rights Defenders at Risk” ở Stockholm, Thụy Điển. Hội nghị cũng là nơi quy tụ những nhà bảo vệ nhân quyền hàng đầu thế giới.
    Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới về lãnh vực bảo vệ nhân quyền, được trao tặng hằng năm bởi tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Dân Quyền) có trụ sở tại Thụy Điển
    .Được thành lập vào năm 1982, tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Dân Quyền) đã hoạt động trên 30 năm trong các vấn đề bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Một trong những nhiệm vụ chính của Civil Rights Defenders là hỗ trợ cho những người bảo vệ nhân quyền tại các xã hội áp bức trên toàn thế giới.
    Được biết, khôi nguyên giải thưởng Người Bảo Vệ Dân Quyền 2015 sẽ được trao tặng hiện vật là một chiếc cúp in hình ngòi bút và trái tim, một bằng danh dự và khoản tiền trị giá 50 ngàn Euro (tương đương 1,14 tỷ đồng Việt Nam).
    Giải thưởng này được công bố từ năm 2013 với vinh dự thuộc về bà Natasa Kandic thuộc Trung tâm Luật nhân đạo ở Serbia. Giải thường này ghi nhận và tôn vinh công việc liên tục và không hề sợ hãi mà bà N. Kandic trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu tội ác chiến tranh về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Nam Tư cũ và hỗ trợ cho các thử nghiệm tội ác chiến tranh bằng cách cung cấp cho các tòa án với các bằng chứng và nhân chứng mà bà có được.
    Năm 2014, giải thưởng cao quý này được trao tặng cho ông Ales Bialiatski, người đã cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền tại Belarus và thế giới.

    Trả lờiXóa
  5. Để luật hợp lòng dân - điều kiện cần và đủ là luật đó do chính phủ đa nguyên (do dân bầu thật sự) tạo lập.
    Còn chính phủ độc đảng có mà... "chú phỉnh" về luật! Đừng diễn hài!
    (Chường Giang)

    Trả lờiXóa
  6. luật áp dụng cho dân đen riêng luật áp dụng cho đảng thì công-tội =không

    Trả lờiXóa
  7. Muốn hợp lòng Dân thì mọi việc phải trưng cầu nhân dân cho ý kiến .......cứ đừng nói như con Vẹt

    Trả lờiXóa