Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

“VỤ THỰC” - NHỮNG GIÁ TRỊ ẢO

**          
* BÙI VĂN BỒNG
             Trong những danh nhân nước Việt, ông Phạm Quỳnh (1892-1945) là một chí sĩ vừa là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và là quan đại thần của triều đình Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc góp phần sáng tạo ra, hoàn chỉnh thêm và nhất là dành ưu tiên cho việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông được xem là người không khoan nhượng cho bất cứ thế lực nào đe dọa, xâm phạm chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam.
Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong. Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản.
Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại: Dịch thuật, khảo luận và văn du ký.
             Cụ Phạm Quỳnh phải chịu cái chết oan khốc cùng với Ngô Đình Khôi (1885- 1945)  là quan nhà Nguyễn, Tổng đốc Nam Ngãi, do sự thủ tiêu hèn hạ bởi quy tội cụ Phạm nà ông Ngô là “Việt gian”. Cái chết của cụ Phạm Quỳnh và những trường hợp tương tự thể hiện sự hồ đồ, cực đoan  và cả độc ác xuống tay của những người nhân danh cách mạng thời đó. Sau cái chết oan  khốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này”. (*)
              Năm 1919, trong một bức thư gửi người bạn, ông Phạm Quỳnh đã viết: “Coi như nước ta văn hiến đã từ bao giờ, tuy những bậc hiền nhân quân tử chẳng thiếu gì, mà trước sau gọi là bậc đại triết học có người nào? Chỉ vì cái quan niệm về sự học vấn tư tưởng của các cụ kỵ ngày xưa ‘vụ thực’ quá, học để mà làm chứ không học để cho biết, cho nên sự học không ra ngoài phạm vi việc làm, không siêu việt được lên cõi lý tưởng cao thượng thuần tuý như ở các nước văn minh khác, đó cũng là một khuyết điểm trong văn hoá của ta vậy”.
            Những dòng tâm sự với người bạn trên đây của ông Phạm Quỳnh đã gần một thế kỷ rồi, nhưng còn nguyên giá trị trong xã hội đương đại. Đó là giá trị thực của trình độ văn hóa, trình độ và năng lực chuyên môn, vốn tri thức và khả năng sáng tạo. Ai cũng biết là cuộc sống của chúng ta bị nhiều hệ lụy của bệnh nói dối, cội nguồn sinh ra những giá trị ảo. Người ta đi học để có bằng cấp, có nghề nhàn hạ hơn lao động chân tay, có chỗ “kiếm cơm” nhiều hơn là học để cống hiến cho xã hội, cho nhân loại. Giá trị ảo nảy sinh, phát triển là do động cơ học rất thực dụng mà cách gọi của Phạm Quỳnh là “vụ thực”.  Cho nên những phát minh sáng kiến không được khyến khích mà cứ bị thui chột dần do bị những giá trị ảo lấn lướt, chặn ngang.
            “Vụ thực” rõ nhất là nạn học giả-bằng thật (thường gọi nôm na là bằng giả). Sự gian manh ấy đã và đang trở thành tệ nạn phổ biến, do việc chạy bằng cấp đã trở thành dịch vụ, có giá cả hẳn hoi cho từng loại bằng cấp. Có bằng để thăng quan tiến chức, để có việc làm, vào biên chế, nâng lương, phong cấp, bổ nhiệm chức danh, bố trí, cất nhắc lên ghế này ghế nọ trong cơ cấu Đảng, chính quyền, các cơ quan Nhà nước và nghề nghiệp. Mỗi năm, cả nước phát hiện ra hàng nghìn bằng giả, tức là không học, hoặc chỉ học lấy cớ, lấy lệ mà có bằng cấp. Tỉnh nghèo như Sóc Trăng mới điều tra mây stháng đã phát hiện ra 280 bằng giả trong cán bộ đảng viên, công chức. Trong nền kinh tế tri thức và nhu cầu trình độ cán bộ các cấp trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, giá trị của kiến thức văn hóa, học vấn và chuyên môn rất quan trọng, theo đúng nghĩa phải đặt ra làm tiêu chuẩn hàng đầu khi tuyển dụng, tiếp nhận lao động, phân công phân nhiệm. Ấy vậy mà  do nạn bằng giả phổ biến đã kìm hãm sự phát triển và từ đó kích hoạt cho những gian dối. Báo cáo láo, chạy thành tích thi đua, mua dạnh hiệu này, chức tước kia đều là những giá trị ảo, đều do sự gian dối. Nguy hơn nữa là mua chức quyền, hoặc mượn tay tổ chức, dựa vào cơ cấu để giao quyền cao chức trọng cho những người không có chuyên môn, không được đào tạo chính quy. Có những cán bộ, những vị trí lãnh đạo lớn, phải lo chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh tế, nhưng trình độ học vấn chưa hết phổ thông, một chữ bẻ đôi về lý luận kinh tế cũng chưa biết, thế mà được giao trọng trách quán xuyến, điều hành, quản lý nền kinh tế của cả nước. Giá trị ảo từ những mánh lừa dối và động cơ thiếu lành mạnh đầy chất “vụ thực” ấy đã để lại những hậu quả vô cùng  nghiêm trọng. Nguy hại thay những giá trị ảo ngang nhiên, xâm nhập, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội!
          Bệnh chạy theo thành tích trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống-xã hội ở nước ta hàng mấy chục năm qua có thể nói là biểu hiện “vụ thực” rõ nhất. Nó chỉ ầm ào, hô hào, sinh ra báo cáo láo, bịa số liệu, bia cả sự kiện, vấn đề, giả tạo thành thói quen, để lấy thành tích, chẳng có được bao nhiêu hiệu quả thực tế, chất lượng càng kém. Các phong trào thi đua bên cạnh gặt được những nỗ lực thời vụ”, những “đối phó lập công” khiên cưỡng, thiếu tự nỗ lực, kém tự giác, ít sức bền kiểu “dốc sức chạy thi” rồi ngồi thở, thì chẳng mấy hay ho gì.
Xem ra, các nước tư bản phát triển, người ta đi vào làm việc tự giác, coi trọng những gia strị thực chất và khuyến khích sáng tạo, vì mục tiêu lâu dài, chẳng cần phát động phong trào gì cả, thế mà nền kinh tế-xã hội của người ta cứ phát triển mạnh, hiệu quả cao, bền vững.
Nhìn lại, phong trào thi đua XHCN ở nước ta là áp dụng mô hình của Lê-nin. Nhưngg Lê-nin chỉ đúng trong thời điểm vừa ra khỏi chiến tranh tàn khốc, cần dồn sức lực lượng đông đảo để giải quyết các vẫn đề nóng hổi, cấp bách. Nhân vật Paven Coócsaghin trong tiểu thuyết “thép đã tôi thế đấy” là điển hình của phong trào này. Còn sau này, khi nền kinh tế-xã hội đi vào nền nếp, cần những tiêu chí bảo đảm cho sự vững chắc lâu dài, tạo nền cho sự đi lên có căn cơ, có điểm tựa thì không cần phải phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Chính Lê-nin cũng ghi nhận thực tế này: “Đâu phải chạy theo thành tích bề nổi, kiểu hình thức màu mè  là cái nền cho sự phát triển?”. Mà gọi “thi đua yêu nước” là hô hào vậy thoi, thực chất động cơ, thái độ, cách thức thi đua có thực sụ vì “yêu nước” hay không? Đi mua bằng khen, hối lộ cán bộ đi xét thi đua-khen thưởng, hối lộ cấp trên, chạy giấy khen, bằng khen, chạy danh hiệu này kia, kể cả anh hùng lao động…kéo bè kết cánh vào hùa nâng thổi nhau lên theo bè phái, chạy thành tích trong giáo dục-đào tạo, nâng tỉ số tốt nghiệp,…là yêu nước à? Thực chất thêm mất công, lãng phí, tốn tiền! Cũng là cái cớ cho nhiều trò tiêu cực, ăn hối lộ!
Cho nên, đi vào nền kinh tế thị truồng, hội nhập, giữa thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ cao và tinh xảo, cần xem lại việc liên tục phát động các phòng trào thi đua, trống giong cờ mở, loa đài âm vang, hát hò bông phèng, vỗ tay bầy đàn…chẳng qua, suy cho cùng, đó là “vụ thực” – chỉ đem lại những gía trị ảo; nhưng nguy hơn là đánh lừa nhau, làm hài lòng lẫn nhau bới những giá trị ảo, rất siêu thực, ru ngủ óc sáng tạo và phanh hãm những nỗ lực ‘tự thân vận động’.
BVB
----------------
> (*): -  * Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng 1 năm 1945 gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn đã báo cáo về Phạm Quỳnh như sau: “Vị Thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình... Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung KỳBắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng”…

* Nguyễn Công Hoan: “ Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884. Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối".

* Giáo sư Văn Tạo: “Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đày các nhà yêu nước (...). Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông - Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận".
--------------------

19 nhận xét:

  1. Cụ Phạm Quỳnh đã tiên đoán chính xác .Một danh nhân hiếm hoi như thế mà chết thảm .Đau quá .Cũng may là 2 người con của cụ là GS Phạm Khuê và nhạc sỹ Phạm Tuyên đều được trọng dụng.Tôi là học trò thầy Khuê ,thầy giảng rất hay ,chúng tôi học được ở Thầy nhiều lắm ,rất biết ơn Thầy ,một nhân cách tuyệt vời.
    Với tình trạng như hiện nay thì phải nói thật là VN đã rơi vào thảm họa ;không một ai có thể thay đổi được .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng còn may, Đảng CS còn kịp nhận ra sai lầm mới có những nhân tài hậu duệ cụ Phạm cống hiến cho cách mạng, nếu không, lụt dưới bùn đen rồi để mất nhân tài, tâm đức.

      Xóa
  2. Trịnh Đình Hằnglúc 20:42 3 tháng 9, 2013

    Giáo sư Phạm Khuê sinh ngày 7/8/1925 tại Hà Nội, mất ngày 2/1/2003. Ông là ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Phó chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam, Viện trưởng Viện Lão khoa, Chủ nhiệm bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, Thường vụ Trung ương Hội Y học dân tộc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Lão khoa các nước có sử dụng tiếng Pháp...Giáo sư đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang..Ông và nhạc sĩ Phạm Tuyên thật xứng đáng là con trai cụ Phạm Quỳnh..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát có câu:
      "30 đấu tranh giành độc lập tự do..."

      Xóa
  3. Không biết bà P. CT nước Nguyễn Thị Doan và lãnh đạo các cấp đi dự, phát động, trao phần hưởng rồi vỗ tay rốp rốp cho cá Dzụ phong trào thi đua này-kia có nhận ra "Vụ thực" không?

    Trả lờiXóa
  4. Các Mác cho rằng nếu lợi nhuận là 300% thì chúng sẵn sàng cắt cổ cả cha mẹ. Phát triển ý của ông, nếu thu nhập cơ bản của chúng đạt 2.500 triệu / 4,5 triệu = 500% thì chúng sẵn sàng giết cả đất nước!

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Anh BỒNG có nhiều tư liêu rất bổ ích. Và cũng mong anh làm sáng tỏ nhưngx Vụ Thực hiện nay

    Trả lờiXóa
  6. Cũng vì 'máu' "Vụ thực" mà ông TBT nói: "Mình có sao người ta mới mời chứ!", ông Phạm Bình Minh nói: "Mianma phải học VN về đổi mới!" - he...he...

    Trả lờiXóa
  7. Hàn Trường Khanhlúc 22:21 3 tháng 9, 2013

    Bệnh thành tích là rất nguy hại, sinh ra nhiều hệ lụy, không những kìm hãm bước tiến mà còn phá cho rối - nát xã hội!

    Trả lờiXóa
  8. Các nước tư bản chỉ cần thành quả, thành công, thành đạt, không cần một thứ thành tích nào cả!

    Trả lờiXóa
  9. bằng khen là cái chi chi
    Làm sao cuộc sống phải vì bằng khen
    > Cho nên nghê sĩ Kim Chi đã thẳng thừng từ chối Bằng khen của TTg NTD.

    Trả lờiXóa
  10. Thành tích là cái vỏ bọc sơn đỏ lòe loẹt hòa nhoáng để người ta che giấu khuyết điểm, ém nhẹm sai lầm, và từ đó giấu mãi, che đậy mãi sinh ra ung nhọ, ung thư, thối rữa!.

    Trả lờiXóa
  11. Chắc là lỡ tay giết cụ Khôi,nên làm luôn cụ QUỲNH.Nhưng hai cụ chết nên mới cứu cụ Ngô Đình Diệm,không thì cụ DIỆM cũng tiêu rồi.
    Cụ Diệm bị bắt ở Hòa Vinh,Tuy Hòa,nếu không chấn chỉnh về vụ cụ Quỳnh,thì cụ DIỆM không thoát chết.Khu Năm điện gấp đưa cụ về an trí tại thị trấn Hà THÀNH,Huyện Sơn Hà,tỉnh Quảng Ngãi,nên nhớ là không có giam tù.Sau đó điện cho trung ương và BÁc HỒ quyết định thả nhé,và tổ chức đưa ra Hà Nội gặp Bác HỒ nhé.giao cho Bác Nguyễn TÀI chủ khai thác và buôn bán gổ,chỡ ra HÀ NỘI vì bác Tài có xe,tiền thì ba tôi lo nhé.Ra đấy thì giao cho cụ NHU.
    Tôi nói lại vì những người chống cộng,tự xưng là đệ tử của cụ mà chả biết lịch sử cụ DIỆM.
    Bác Nguyễn TÀI ,trước 1964 ở tại thị trấn ĐỒNG KÉ,cách chợ Đồng Ké 50 mét,cách ngã ba 50 mét,Đồng Ké thuôc thôn An Kim,xã Tịnh Giang( ngụy đặt là SƠN TÂY)Huyện Sơn Tịnh,Tỉnh Quảng Ngãi.Đầu năm 63 thì phải,cụ DIỆM đi kinh lý Quảng Ngãi,bác Nguyễn Tài cùng đứng bên cạnh,trên xe...Ngay hôm đó,bác Nguyễn TÀI mới thật là cứu cụ DIỆM,không có bác TÀI thì cụ DIỆM không thể sống khi đi chậm qua ngã tư chính thị xã Quảng NGãi đâu.KHi khó quá,chính bác TÀI giúp cho Cách MẠng quá nhiều,không có bác Tài thì làm sao mà đưa lên đó hàng chục tấn muối,hàng trăm tấn gạo...để từ căn cứ ra cõng về gọn trơn.
    Nay con gái cô MẸO bán cháo vịt,ngay góc sân nhà bác TÀi biết rõ,hiện nay ở tại thị xã QN.Hay bạn MINH,con gái bác THUẦN,bán vải tại chợ Đồng Ké biết rõ.Bác TÀI coi như có công với cụ Diệm,nên ông Nguyễn BÁ đại diện xã,ở gần đấy cũng lơ.ÔNg BÁ thì chống cộng số 1,nhưng nuôi chị Nguyễn Thị Tuyết Sương.là con của cán bộ sĩ quan cao cấp của TA,nên tìm cách cho cụ BÁ chạy xuống thị xã,nhiều tay cứ đòi giết,nhưng ba tôi không cho,sau này ông lại cho tôi ở nhà ông thuê của cụ lò nhuộm BÀ QUYỀN ở thị xã,dù ông biết chán tôi là cộng sản. Tôi ở nhà ông là dò tìm hoạt động của biệt kích trên căn cứ,mà cháu ông là ông RÂN,phụ trách 1 nhóm,ông này rất thành thạo khu căn cứ Trà Bồng.
    Tay chân của bà NHU,bà Thiệu (hay tự xưng )đều buôn bán với TA cả,hàng chục xe GMC...Tay chân bà NhU là LÝ KỲ PHÙNG,mở khách sạn,tên là Viêt Nam,góc Nguyễn Nghiêm và Quang Trung bây giờ,đây là trung tâm diệt MỸ tuyệt vời mà không tốn viên đạn.
    Do vậy,ngày nay cái việc gì phải làm là làm ngay,thế hệ sau sao mà biết để trả lại thanh danh cho tất cả những ai bị hàm oan.
    ĐCSVN ta khối chuyện sai,nhưng qua rồi,TA phải trả lại hoặc nói lại cho rõ.Từ đó mới bớt đi hận thù,dân tộc mới đoàn kết,không ai lại đi căm thù TA khi Ta thay cho đ/c xin lỗi gia đình và cho toàn dân biết.
    Từ xưa,tôi vẫn phân vân chưa chắc cụ Diệm và cụ Nhu đã chống cộng như thế.Tất cả tội ác gây ra cho cách mạng,tôi rõ,nhưng thế lực tôi biết chắc là Quốc Dân Đảng,Đại Việt.
    Hoàn cảnh nước TA như thế,nay chịu khó đánh giá lại cho đúng,ĐCSVN phải chịu trách nhiệm này,không thể bỏ qua.
    Sự thật 30 năm còn làm được,thì sự thật của chúng ta làm là đúng.Lịch sử để lại nặng hơn chì,nếu biết làm cho nó nhẹ như bông.
    Công Sơn xin thật lòng,kể hơi dài,nhưng có lý cả đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một ông Nguyễn Tài, không biết có phải là nhân vật thời kỳ đó "chủ khai thác và buôn bán gỗ", (giả danh để hoạt động) như Công Sơn nắm tư liệu hay không:
      - Ông Nguyễn Tài (1926?), tên khai sinh là Nguyễn Tài Đông, biệt danh Tư Trọng, nguyên là Cục trưởng Cục bảo vệ chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thứ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, ông là tù nhân của CIA trong 5 năm, với biệt danh "The Man in the Snow While Cell"
      Nguyễn Tài Đông là người con thứ hai của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhưng ông không theo nghiệp văn. Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1944, bắt đầu công tác trong ngành công an từ sau Cách mạng tháng Tám. Năm 1944 lúc 19 tuổi, tràn đầy hoài bão và lý tưởng cách mạng, Nguyễn Tài rời Đội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, lên chiến khu học lớp quân sự ngắn ngày tại trường quân chính kháng Nhật. Mãn khóa, vốn quân sự tạm gác lại, Nguyễn Tài được Võ Nguyên Giáp phân công về nhà in báo Nước Nam mới đặt tại Khu giải phóng.
      Tháng 9-1945, từ chiến khu về Hà Nội, Nguyễn Tài được phân công công tác tại Sở Liêm phóng rồi Sở Công an Bắc bộ, đảm trách một số công tác bí mật của Phòng Chính trị. Năm 1947 sau khi các lực lượng vũ trang rút khỏi Hà nội, ông lại trở về nội thành, nhận nhiệm vụ mới: Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội phụ trách công tác trí thức vận, đồng thời đảm nhận chức Phó Giám đốc Công an.
      Sau Hiệp định Geneve, ông và Trần Vỹ 2 thành ủy viên được cử vào đoàn đại biểu của Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Phù Lỗ, bàn về các vấn đề quân sự và hành chính để chuyển giao khu chu vi Hà Nội.
      Sau đó ông lại được giao nhiệm vụ mới - giúp Hải Dương tiếp quản, sau đó, tham gia Ủy ban Liên hiệp đình chiến Trung ương, tiếp tục đấu tranh trên bàn hội nghị để đi đến ký kết Hiệp định chuyển giao tiếp quản khu vực Hải Phòng trong thời hạn 300 ngày, theo quy định của Hiệp định Geneve.
      Năm 1958, khi mới 32 tuổi, ông giữ vị trí Cục trưởng Cục bảo vệ chính trị, Bộ Công an Việt Nam - một chức vụ quan trọng trong ngành Công an Việt Nam.
      (còn tiếp)

      Xóa
    2. (tiếp) ...Năm 1964, ông vào hoạt động trong chiến trường miền Nam, giữ cương vị Phó ban An ninh Sài Gòn Gia định.
      Ngày 23 tháng 12 năm 1970 trên đường đi công tác, ông bị bắt.
      Tháng 11 năm 1971, Bí thư thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng viết thư nhân danh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam gửi Mỹ đặt vấn đề trao đổi Nguyễn Tài với một tù binh Mỹ là Douglas Ramsey - nhân viên bộ ngoại giao Mỹ bị bắt từ năm 1966[1]. Mỹ từ chối vì cho rằng "Nguyễn Tài quá quan trọng để đáng đổi lấy Ramsey". Sau này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn nói rằng đó là một hình thức ngăn cản Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thủ tiêu Nguyễn Tài[2]. Kết quả là các cuộc tra tấn đối với Nguyễn Tài lập tức chấm dứt, mạng sống của ông trở thành quá giá trị đối với CIA để có thể rủi ro, "ông trở thành một con tốt trong một ván cờ chính trị cấp cao"
      Đầu năm 1972, Nguyễn Tài được chuyển đến Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia tại Sài Gòn, biệt giam suốt 3 năm sau đó trong một xà lim sơn trắng toàn bộ, đèn bật sáng suốt ngày đêm, làm lạnh bởi một máy điều hòa nhiệt độ công suất cao - căn phòng được thiết kế để làm ông mất định hướng. Tại đây, người Mỹ đảm nhận hoàn toàn việc thẩm vấn ông.
      Trước khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, một sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Tài. Nhưng người được lệnh đã không thực hiện.
      Sau khi ra khỏi nhà tù, Nguyễn Tài quay lại làm việc ở Bộ Công an Việt Nam với chức vụ Thứ trưởng. Rồi ông bị đình chỉ công tác vì có một tài liệu nói ông đã bị CIA sử dụng cùng với một số nội dung về ông trong hồi ký Decent Interval của Frank Snepp - chuyên gia CIA từng tham gia thẩm vấn ông. Sau đó ông được điều về công tác tại Ủy ban Pháp luật Nhà nước, rồi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam.
      Ông về hưu năm 1992.
      Năm 2002, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cố vấn Võ Văn Kiệt đã đưa ra đề nghị này với hai lý do: "Trung kiên bảo vệ Cách mạng trong nhà tù Mỹ - Ngụy" và "dũng cảm bảo vệ nhân cách trong sáng của một đảng viên trước nhân dân".

      Xóa
    3. Đọc ý kiến của các bạn tôi thấy ở xứ này người ta khoái rắc rối, quan trọng hóa chuyện đơn giản. Thay vì lao động bình thường để xã hội tiến lên, người ta khoái "rút lui vào hoạt động bí mật" với đủ thứ bí danh.
      Để rồi cứ bị âm u hoài...

      Xóa
  12. Ông giám đốc của tôi, trong một lần nhậu say, lè nhè: "Tao khen thằng trưởng phòng chứ ghét nó lắm! Thôi cứ khen nó cho nó tích cực hoạt động chết cha nó luôn!" (?)

    Trả lờiXóa
  13. Đất nước VN ngàn năm văn hiến + Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” thế mà bây giờ “một bộ phận không nhỏ” đảng viên toàn là tham lam, dối trá, “Nói 1 đường làm 1 nẻo”.
    Buồn quá thôi!

    Trả lờiXóa
  14. Đất nước VN ngàn năm văn hiến + Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” thế mà bây giờ “một bộ phận không nhỏ” đảng viên toàn là tham lam, dối trá, “Nói 1 đường làm 1 nẻo”.
    Buồn quá thôi!

    Trả lờiXóa