Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

MẠNG XÃ HỘI

Bùng nổ Thông tin Toàn cấu
BVB – Mấy ngày qua, nhiều thư bạn đọc, điện thoại, nhắn tin đã chuyển đến BVB câu hỏi: “Mạng xã hội là gì?”. Theo tôi, bạn đọc và người quan tâm đến cộng đồng mạng muốn tìm hiểu khải niệm này, bởi sau khi đọc bài  Vẫn được chia sẻ thông tin trên mạng  – bài trả lời phỏng vấn báo chí của ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này. Ông Hoàng Vĩnh Bảo nói: “Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào thì đều cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó”.
“Mạng xã hội” là khái niệm mới kể từ khi công nghệ thông tin bùng nổ “toàn cầu hóa”, nhất là xu hướng ‘đi tắt đón đầu’ phát triẻn truy cập, sử dụng, khai thác mạng Internet ở Việt Nam. Mong một phần thông tin nhỏ trao đổi, đồng tời bước đầu trả lời bạn đọc, BVBV xin post dẫn đăng bài “Mạng xã hội” qua trang Wikipedia Têngs Việt:
=> Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpaceFacebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; OrkutHi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...
Lịch sử
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày[3].
Cấu thành
Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó
Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết. Ở dạng đơn giản nhất, mạng xã hội là một đơn đồ thị vô hướng các mối liên kết phù hợp giữa các nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết này bằng một biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các điểm còn các liên kết được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.

Mục tiêu
Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý thời gian.
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
Những mạng xã hội ảo lớn trên thế giới
Cập nhật tháng 1/2009
Tên
Miêu tả
Số thành viên
Blog
120 000 000
Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiều nhân vật nổi tiếng
750 000 000 (tài khoản hoạt động)
Rất phổ biến ở Philippines, Malaysia, IndonesiaSingapore
115 000 000[6]
80 000 000[7]
70 000 000[8]
Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh
69 000 000[9]
Giúp mọi người tìm lại được những người bạn học cũ
40 000 000[10]
Được sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland
40 000 000[11]
Rất phổ biến ở BrasilẤn Độ
37 000 000[12]
Rất phổ biến tại Bỉ
35 000 000[13]
Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ
100 triệu[14]

 (Theo  Wkpd )
-----------------
+ Bài liên quan:
-------=--------

7 nhận xét:

  1. Nghị định 72 có hiệu lực từ ngày 1/9 về quản lý Internet của Chính phủ là đi ngược lại xu thế thời đại.
    Nghị định 72 sẽ làm cho nhiều kẻ lạm quyền ở VN được đà, tung hoành buộc tội, đàn áp nhân dân

    Trả lờiXóa
  2. Nghị định 72 có hiệu lực từ ngày 1/9 về quản lý Internet của Chính phủ là đi ngược lại xu thế thời đại.
    Nghị định 72 sẽ làm cho nhiều kẻ lạm quyền ở VN được đà, tung hoành buộc tội, đàn áp nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. Một tổ chức Quốc tế đã Tuyên bố: Ngăn chặn Internet là Vi phạm nhân quyền do kém hiểu biết và cực đoan. Thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, thế giới phẳng, với công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, ngăn chặn thông tin mạng là do chưa hiểu hết về kỹ thuật, kỹ năng của loại hình hiện đại, công nghệ tinh xảo vi mạch này. Các biên pháp ngăn chặn khác nào lấy bùn non, đất cát đắp đập, be bờ ngăn nước lũ lớn? Không mang lại gì, thêm rối, mất mặt về đối ngoại, lạc hậu và sai lầm chính trị, ngăn chặn chỗ này nó lại bùng phát chỗ khác mạnh hơn. Đừng tạo sức ép với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Thôi, hãy để cho nó phát triển tự nhiên, tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do ngôn luận, dân chủ, và rất nên tìm cách sông chung với Internet" đi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy bác Bồng đưa thông tin nà lên là gợi mở, rộng đường dư luận, truyền tải kiến thức, ý thức xây dựng, làm sao Nghị định 72 cho người ta "tâm phục, khẩu phục". Bạn Đinh Nho Thắng đã nói rất đúng, Nghị định 72 ngăn chặn chuyển tài, tiếp nối thông tin Tổng hợp đã gây phản cảm. cái gì là mạng cá nhân? Mạng cá nhân không hòa trong mạng chúng à? Và cá nhân cũng có quyền bày tỏ quan điểm, ý thức, sở thích có quyền bịnh nghị những vẫn đề thời cuộc, đời sống, xã hội tâm tư tình cảm và cả nguyện vọng chứ? Một nhà báo 'lề phải'viết bài cũng từ suy nghĩ, tình cảm, nhận thức, nhãn quan của họ kia mà, đâu phải chỉ, mạng xã hội, mà suy cho cùng, các trang báo Điện tử có phép cũng là mạng xã hội, chẳng lẽ chỉ là mạng "Xã Nghĩa"? Không có mỗi thực thể cá nhân sao tạo được xã hội? Tại sao cấm?

      Xóa
    2. Trịnh Đình Thiếtlúc 08:01 4 tháng 9, 2013

      Định hướng, quản lý, phát triển mạng theo hướng có lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại về đạo đức, lối sống nhất là thiếu niên nhi đồng, lớp trả, hơn là lo đi phạt, bắt, ngăn chặn mạng, soi mói các trang cá nhân, bloger. Mong các vị chuyên ngành, chuyên trách, chuyên môn thấu đáo! Sông theo thời mà, thời đại nào theo đà phát triển thời đại đó, đừng bảo thủ, chống "lạc hậu hóa".

      Xóa
    3. Chặn được hẳn không? Cấm tiệt được không? - Không! Chỉ thêm mang tiếng với thế giới là VN còn nhiều ấu trĩ, lạc hậu và nhất là vi phạm dân chủ, nhân quyền quá đáng!

      Xóa
  4. Có họa là cấm tiệt Internet ở Việt Nam. Còn không người lại "nghe đài địch" một cách háo hức như ở ngoài Bắc hồi xưa. Tôi nhớ cứ sẩm tối những năm 1960, 1970, nhạc hiệu của Đài phát thanh BBC lại âm vang, chất giọng vừa đủ nghe, khắp nơi.

    Trả lờiXóa