Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Về “Vụ án nước sông Đà”

Những nghi ngại về oan sai bỏ lọt tội phạm và lạm quyền trong ‘Vụ án nước sông Đà’  
* Luật sư NGUYỄN ANH VÂN
       Như chúng ta đã biết, dư luận đã liên tục “dậy sóng” sau 18 lần bị vỡ đường ống nước sạch Sông Đà vì nó để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản, gây bức xúc cho dư luận … và đặc biệt là người dân Hà Nội bị xáo trộn đời sống khi thiếu nước trong thời gian dài.
           Dư luận thêm một lần nữa “ồn ào” khi biết rằng cơ quan tiến hành tố tụng quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo Vinaconex, đồng thời cũng dấy lên những nghi ngại về oan sai, bỏ lọt tội phạm và lạm quyền trong vụ án vỡ đường ống nước sạch Sông Đà.
        Kết luận của Bộ Xây dựng xác định, nguyên nhân chính gây ra việc vỡ ống truyền tải nước sạch là do ống cốt sợi thủy tinh đã lắp đặt cho dự án không đảm bảo chất lượng, độ bền lâu của tuyến ống, không đảm bảo 50 năm như yêu cầu của dự án.
        Cơ quan điều tra cũng đã xác định nguyên nhân là do lãnh đạo Vinaconex đã có hành vi “không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác”.
        Hành vi “không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình” của lãnh đạo Vinaconex có thể được hiểu là họ đã có sai phạm về phê duyệt hồ sơ thiết kế hoặc về phê duyệt dự án đầu tư.
        Căn cứ vào các nguyên nhân nêu trên thì thủ phạm chính gây vỡ đường ống nước Sông Đà là lãnh đạo Vinaconex.
        Dù đã xác định hành vi của các lãnh đạo Vinaconex là nguyên nhân chính gây vỡ đường ống và có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự, nhưng Cơ quan điều tra lại quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm này.
        Lý do được đưa ra là lãnh đạo Vinaconex “khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng…”.
       Thế nhưng điều đáng nói ở đây là, một số bị can trong vụ án cũng “khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng…” nhung lại phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho lãnh đạo Vinaconex, khi mà hành vi của họ nếu có vi phạm thì cũng không chắc chắn là nguyên nhân chính gây vỡ đường ống.
       Chính vì lý do này mà trong quá trình xử lý, giải quyết vụ án của cơ quan tố tụng, dư luận đã có những nghi ngại về oan sai, bỏ lọt tội phạm và lạm quyền trong vụ án. 
  Dấu hiệu oan sai: Hình sự hóa quan hệ kinh doanh, thương mại 
     Vinaconex là doanh nghiệp, là chủ đầu tư Dự án đường nước Sông Đà – Hà Nội. Để thực hiện dự án, Vinaconex phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình như khảo sát, thiết kế, chọn nhà thầu xây lắp, giám sát thi công….
       Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase) là nhà thầu giám sát thi công ký Hợp đồng kinh tế với Vinaconex. Theo đó, Viwase có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra về khối lượng thi công, chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật, tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng.
    Như vậy quan hệ giữa hai công ty là quan hệ kinh doanh, thương mại và nếu như các bên có vi phạm, có tranh chấp không thỏa thuận được thì vụ việc sẽ được giải quyết tại tòa án hoặc bằng con đường trọng tài.
        Thông tin trên các trang mạng cho biết, các thành viên thực hiện hợp đồng giám sát thi công của Viwase đã hoàn thành đúng Hợp đồng đã ký, giám sát thi công đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và kết quả giám định của Bộ Xây dựng đã xác định các đơn vị thi công xây dựng tuyến ống về cơ bản đã tuân thủ yêu cầu thiết kế dự án khi thực hiện, công tác thi công xây lắp không phải là nguyên nhân gây ra việc vỡ tuyến ống.
       Thế nhưng các các thành viên thực hiện hợp đồng giám sát thi công này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi của họ được xác định “chỉ kiểm tra ngoại quan ống, hồ sơ chứng nhận chất lượng sản phẩm do nhà thầu sản xuất cung cấp trước khi lắp đặt mà không lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm kiểm tra, xác định chất lượng vật liệu, tính chính xác của chứng nhận chất lượng sản phẩm”.
       Vấn đề cần chứng minh ở đây là trong hợp đồng giám sát thi công có quy định về việc phải “lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm kiểm tra, xác định chất lượng vật liệu, tính chính xác của chứng nhận chất lượng sản phẩm”. Trường hợp trong hợp đồng không có quy định này thì quy kết của cơ quan điều tra là không có căn cứ và quy chụp.
      Đại diện của Viwase cho biết, quy định trong Hợp đồng kinh tế là “Theo dõi, kiểm tra về: Khối lượng thi công, chất lượng sản phẩm của từng hạng mục và toàn bộ công trình theo quy định quản lý chất lượng hiện hành” chứ không có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với chất lượng sản xuất đường ống do chủ đầu tư là TCty Vinaconex chỉ định thầu và cung cấp cho dự án.(Vietnamnet ngày 26/04/2016).
       Kết luận nguyên nhân gây vỡ đường ống đối với lãnh đạo Vinaconex, cơ quan điều tra cũng xác định là “đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định”. Theo kết luận này thi trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với chất lượng sản xuất đường ống là của chủ đầu tư chứ không phải là của Viwase
       Cho nên, việc khởi tố các thành viên nhà thầu Viwase về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 229 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 là khó hiểu và có dấu hiệu hình sự hóa một vụ việc kinh doanh, thương mại.
 Cấp dưới chịu trách nhiệm hình sự thay cho lãnh đạo
       Do không truy cứu trách nhiệm lãnh đạo Vinaconex nên mọi tội lỗi sẽ được đẩy hết sang cho Giám đốc ban quản lý Dự án nước Sông Đà và các cá nhân khác có liên quan.      
     Theo cáo buộc của các cơ quan tố tụng thì Giám đốc ban đã cho lắp đặt các ông composite cốt sợi thủy tinh kém chất lương. Để chứng minh hành vi này của Giám đốc ban có phải là nguyên nhân chính gây ra sự cố vỡ đường ống nước hay không thì cần phải xác minh điều tra làm rõ các đoạn ống đã vỡ có nằm trong số các ống kém chất lương hay không?. Nếu tất cả hoặc phần lớn các đường ống bị vỡ đều nằm trong số đường ống kém chất lượng thì mới đủ căn cứ khẳng định hành vi của Giám đốc ban là nguyên nhân chính gây ra vỡ đường ống nước.
      Tuy nhiên, trường hợp này khó xẩy ra vì nếu xác định đây là nguyên nhân chính thì cơ quan điều tra đã không thể kết luận nguyên nhân chính gây vỡ đường ống là do lãnh đạo Vinaconex.
      Giám đốc ban quản lý Dự án là cán bộ cấp dưới của lãnh đạo Vinaconex. Chắc chắn Giám đốc ban không có đủ chức trách để tham gia quyết định thay đổi từ ống gang dẻo sang sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh. Giám đốc ban cũng không đủ thẩm quyền để ban hành quyết định phê duyệt hồ sơ khảo sát thiết kế thi công. Cho nên, hành vi vi phạm của Giám đốc ban quản lý Dự án nếu có cũng không phải là nguyên nhân chính gây vỡ đường ống nước.
       Sẽ rất khó khăn cho cơ quan Tòa án khi quy kết hành vi của Giám đốc ban là nguyên nhân chính gây ra vỡ đường ống nước, bởi lẽ, nếu quy kết thì nó sẽ mâu thuẫn với nguyên nhân mà Bộ xây dựng và Cơ quan điều tra đã kết luận.         
 Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và lạm quyền
      Hành vi vi phạm của lãnh đạo Vinaconex đã được kết luận là nguyên nhân chính gây ra vỡ đường ống nước và hành vi này đã đươc chính cơ quan điều tra xác định là có dấu hiệu vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 229 Bộ luật hình sự.
      Để xem xét hành vi của lãnh đạo Vinaconex có cấu thành tội phạm hay không, thì cơ quan điều tra phải xem xét dấu hiệu các mặt về chủ thể,, khách thể, chủ quan, khách quan của các đối tượng, và trên cơ sở xem xét này, cơ quan điều tra mới đủ điều kiện kết luận lãnh đạo Vinaconex có phạm tội hay không phạm tội.
     Việc Cơ quan điều tra lấy lý do lãnh đạo Vinaconex “khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng …” để không ra quyết định khởi tố bị can là không hợp lý.
     Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc không được khởi tố vụ án hình sự như sau:
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.”
      Căn cứ vào các quy định này thì lý do Cơ quan điều tra đưa ra để quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự lãnh đạo Vinaconex là trái luật, vi phạm nghiêm trọng các quy định về tố tụng hình sự và bỏ lọt tội phạm.
      Theo khoản 1 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về khởi tố bị can thì “Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”. Hành vi vi phạm của lãnh đạo Vinaconex đã được thực hiên, hậu quả đã xẩy ra và đã được cơ quan điều tra xác định. Cho nên không có lý do gì ngoài các lý do quy định tại Điều 107 nói trên để Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố bị can.
      Mặt khác, Cơ quan điều tra đã làm thay công việc của tòa án khi tha bổng cho các lãnh đạo Vinaconex, bởi các lý do nêu ra để không truy tố lãnh đạo Vinaconex là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, và nó chỉ được áp dụng đối với bị cáo khi vụ án được đưa ra xét xử tại tòa án. 
       Cho nên, lý do mà cơ quan điều tra đưa ra không ai có thể chấp nhận được, nó không có căn cứ pháp lý, nó khá “khôi hài” đối với dư luận và quá “ưu ái” đối với lãnh đạo Vinaconex.
 Lời kết
       Trên đây là những nghi ngại mà dư luận đang yêu cầu, đòi hỏi làm rõ. Bởi quyết định không truy tố lãnh đạo Vinaconex là trái luật và nó sẽ gây bất lợi cho các bị can, bị cáo trong vụ án hiện đang bị truy cứu về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, vì nguyên nhân chính gây vỡ đường ống đã được cơ quan điều tra xác định là lãnh đạo Vinaconex.
       Quyết định không truy tố lãnh đạo Vinaconex sẽ là một “tiền lệ” cực xấu trong hoạt động điều tra và nó sẽ đi ngược với nguyên tắc tố tụng hình sự là “không làm oan người vô tội nhưng cũng không được bỏ lọt tội phạm, dù đó là tội phạm ít nghiêm trọng”.
       Hệ thống tư pháp Việt Nam đã từng được chứng kiến những vụ án có tính nghiêm minh đến “rợn người”. Đó là vụ án của tướng công an Trần Văn Thanh (nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, Chánh thanh tra Bộ công an) đã phải đến hầu tòa trong tình trạng bất động trên băng ca, liệt nủa người, đang truyền dịch và thở ôxy. Hay vụ án 4 học sinh ở Hải Phòng do trêu đùa cướp giật chiếc mũ và vụ án hai thanh niên chưa đủ 18 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh do đói quá cướp  ổ bánh mỳ trị giá 45.000 đồng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Tiên Lãng, quận Thủ Đức nhanh chóng vào cuộc để điều tra, truy tố, xét xử. Thế nhưng, trong vụ án vỡ đường ống nước Sông Đà này các vị lãnh đạo Vinaconex không biết có bảo bối gì, dù trước mắt đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng và trong tương lai sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì đường ông không ngừng vỡ mà lại được tha bổng. Cho nên, tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, nếu lãnh đạo Vinaconex  không bị truy tố, chắc chắn sẽ bị sói mòn, thui chột.
      Thiết nghĩ, nếu vì một lý do “không bình thường” nào đó mà cơ quan thẩm quyền  vẫn giữ nguyên quan điểm, không truy tố lãnh đạo Vinaconex thì Cục điều tra – Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phải vào cuộc để xác minh, điều tra làm rõ hành vi “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” theo Điều 294 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 của các cá nhân được giao thẩm quyền.
NAV (Tác giả gửi BVB)
--------------

7 nhận xét:

  1. Chắc thằng # cũng dính vào?

    Trả lờiXóa
  2. không phải là
    "bỏ lọt tội phạm"

    bỏ lọt là khi vô tình cho lọt lưới ra ngoài

    đằng nằy là cố tình tha vì .. nhiều lý do tế nhị, nhạy cảm ...

    Trả lờiXóa
  3. Các công trình xây dựng như cầu cống, nhà ở, vừa xây xong đã bị sập đổ thì các cán bộ như Kiến trúc sư, các chủ thi công chắc chắn sẽ vào tù vì bị truy cứu về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
    Vậy thì cớ gì Đường ống nước sông đà mới làm xong bị vỡ lại không bị truy tố...Có gì uẩn khúc về vụ này? Tại sao có ngoại lệ?
    Rõ ràng là Phí Thái Bình nằm trong một nhóm lợi ích được bảo kê che đậy của một số cá nhân có quyền lực trong chính phủ CHXHCN Việt Nam.
    Xem thêm: Liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà, cùng với đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án, CQĐT cho biết sẽ tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Phí Thái Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Vinaconex) cùng một số cán bộ lãnh đạo Tổng Cty này.

    Trả lờiXóa
  4. Từ trên xuống dưới thằng nào cũng "ăn bẩn" thằng lớn ăn lớn, thằng nhỏ ăn nhỏ, bụng thằng nào cũng đầy cứt. Không thằng nào giám nói thằng nào.
    Chỉ những tên số chó không may bị công luận phanh phui thì chúng mới bị đem ra xử để làm thí dụ...Lấy lệ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đây là những BÌNH QUÝ HIẾM không được đụng đến cho nên LIÊN NGÀNH TƯ PHÁP phải quyết định

    Trả lờiXóa
  6. Vụ này chắc lại có Âm mưu à quên chủ trương của Trọng cùng 19 tên bọ chính ị nên 5 thằng Dốt + Cướp của Nhân Dân đem về chia cho 20 thằng nên không Truy Tố để ta sài Luật Rừng . Khốn nạn thay cho bọn làm nghề Luật Ăn cơm Dân là Tay sai cho cái Đảng Khốn nạn .

    Trả lờiXóa