Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Xác chết chính trị không hồi sinh, nó chỉ định danh mà thôi

Rất hiếm khi trong các phương tiện truyền thông và mạng xã hội của Việt Nam lại có một cuộc tranh luận sôi nổi như hiện nay - liên quan đến việc xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập mới do Viện Sử học trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn.
Người Việt sống ở quê hương và cộng đồng người Việt nói chung, trước hết bàn luận về những thay đổi trong thuật ngữ đã được sử dụng trước đó và tên của các thể chế chính trị và các cấu trúc khác của chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1956 —1975, khi  đất nước Việt Nam chia cắt thành hai phần —  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Một trong những chuyên gia Nga lâu năm nhất nghiên cứu về Việt Nam, nhà khoa học chính trị Grigory Lokshin cũng tham gia vào cuộc thảo luận.
 Một trong những vấn đề chính trong cuộc thảo luận là vấn đề hiện nay Việt Nam nên đối xử với Việt Nam Cộng hòa như thế nào và nói chung cách gọi chính thể này ra sao, ông Grigory Lokshin lưu ý  trong cuộc phỏng vấn  của Sputnik-Việt Nam. —Trong bộ Lịch sử Việt Nam mới không có những thuật ngữ quen thuộc như "ngụy quyền Sài Gòn" (chính quyền bù nhìn Sài Gòn) hoặc " ngụy quân" (quân đội bù nhìn). Tôi, cũng như hầu hết những người tham gia thảo luận, cho rằng việc công nhận thực tế tồn tại của Việt Nam Cộng hòa là điều quan trọng đối với cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế, chỉ khi công nhận  chính thể Việt Nam Cộng hoà mới có thể khẳng định hoàn toàn có cơ sở rằng những lãnh thổ đảo này thuộc về nó, và sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976, hoàn toàn  chuyển sang quyền sở hữu của nước CHXHCNVN. Tôi cũng đồng ý với thực tế là sự thay đổi tên của các tổ chức miền Nam Việt Nam sẽ dẫn đến việc tạo ra  môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hòa giải dân tộc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành hàng chục năm nay và việc tăng cường chủ trương này đặc biệt cần thiết trong điều kiện phức tạp xảy ra hiện nay đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. Và, tất nhiên, việc sử dụng những thuật ngữ có sẵn trong quá khứ làm cho sự trình bày lịch sử  trở nên chặt chẽ hơn và phù hợp với các tiêu chuẩn được chấp nhận trên thế giới.
Tuy nhiên, trong các phương tiện truyền thông và mạng xã hội của Việt Nam, có rất nhiều người chỉ trích kiến giải mới về lịch sử. Thậm chí còn có những yêu cầu của các blogger tức giận đòi đốt cả bộ sách đã xuất bản và tống Tổng biên tập, nhà sử học Việt Nam nổi tiếng Phan Huy Lê vào tù. Họ cáo buộc nhóm tác giả trong việc "dựng lại xác chết lịch sử", những con rối bù nhìn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, những kẻ đã làm đổ máu và gây ra đau khổ không kể xiết cho nhân dân. Phản ứng với các nhà phê bình, Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh rằng chỉ thay đổi cách gọi trong ấn bản mới, còn tất cả các đánh giá về bản chất của chính quyền Sài Gòn và chính sách của họ vẫn không thay đổi.      
Việc từ bỏ thuật ngữ theo tiêu chuẩn tuyên truyền đã lỗi thời trong việc định danh thể chế chính trị miền Nam Việt Nam đã được  luật sư nổi tiếng Trần Công Trụ  tích cực ủng hộ. Ông nhấn mạnh rằng, theo quan điểm pháp lý,  không nên định hướng theo sở nguyện của bản thân để bác bỏ sự tồn tại khách quan của một cấu trúc chính trị đã được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã hoàn toàn ngừng tồn tại sau khi Tổng thống cuối cùng, Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam Cộng hoà chỉ được đề cập tới như một cấu trúc chính trị của quá khứ xa xưa, giống như các cấu trúc khác của hệ thống phong kiến ​​hay chế độ thực dân đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam.
Sự thay đổi thuật ngữ chính trị trong ấn bản mới của Bộ Lịch sử Việt Nam,  như Grigory Lokshin nhận xét," đã được tiếp nhận  một cách tiêu cực trong giới khoa học Trung Quốc. Tờ "Thời báo Hoàn cầu" ngày 30 tháng 8 năm 2017 đã công bố bài báo của nhà khoa học Trung Quốc Tư Tran Đao dưới tiêu đề "Thay đổi lịch sử nước nhà, Việt Nam tự đào hố bẫy cho mình ".  Phản ứng tiêu cực của đồng nghiệp Trung Quốc không có gì lạ, bởi vì bất cứ mọi đề cập đến thực tế  Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneva đã được thông qua với sự tham gia của Trung Quốc, lúc nào cũng gây ra phản ứng giận dữ trong giới truyền thông Trung Quốc. Điều lạ lùng là tác giả Trung Quốc không để ý rằng trong ấn bản mới của bộ Lịch sử Việt Nam, lần đầu tiên trong nhiều năm, tất cả các sự kiện liên quan đến cái gọi là "cuộc chiến tranh biên giới" của Trung Quốc chống lại Việt Nam vào năm 1979 được nêu đúng đích danh. Những sự kiện này được gọi một cách  đồng  nhất "cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc".
 Rõ ràng, cuộc tranh luận mở ra không phải là một trò chơi chữ trống rỗng. Lập luận của nhóm tác giả bộ Lịch sử Việt Nam mới xuất bản và những người ủng hộ việc loại bỏ những con dấu định sẵn và khuôn mẫu đã lỗi thời trở nên thuyết phục hơn và có trọng lượng hơn so với  tuyên bố của những người phản đối nó. Những luận điểm này chứng minh sự thay đổi đang diễn ra trong ý thức hệ chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc áp dụng thực tiễn và từ bỏ những tín điều lạc hậu và những khẩu hiệu tuyên truyền lỗi thời. Xác chết chính trị của Việt Nam không hồi sinh, nó chỉ định danh mà thôi, — nhà khoa học chính trị Nga xác nhận.
Alexei Syunnerberg/(Sputniknews)

5 nhận xét:

  1. Năm 1979 Trung Quốc xâm lược Việt Nam là rõ quá rồi, che giấu ém nhẹm mãi cũng chẳng được. Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam là đương nhiên.
    Nếu không giải quyết thỏa đáng vấn đề Hoàng Sa Trường Sa theo hướng "hai bên có thể chấp nhận đươc", nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, thằng Tàu cũng phải "vỡ trận" mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Bao nhiêu năm qua, bị TQ lái gạt, chỉ đạo Đảng cộng sản VN không cho tôn trọng lịch sử vì vậy không thể xác định đích thực về biên giới và lãnh hải chủ quyền VN. Cái mưu đồ đen tối và xóa trắng lịch sử của TQ nó đã có từ 1945 đến nay bằng việc TQ chỉ đạo Đảng cộng sản VN đốt hết các sách, phá các đình chùa, di tích chống Tàu xâm lược của ND ta. Vì thế, văn hóa và đạo đức của VN bị đảo lộn hoàn toàn để TQ dễ bề thôn tính, ai mà không biết điều này, chỉ có bọn ngu đục bán nước mới làm theo ý đồ của TQ mà thôi. Xét cho cùng, các chiến sĩ quân đội VN cộng hòa trước đây đã hi sinh anh dũng, giữ gìn biển đảo của VN (Hoàng Sa, Trường Sa) là của TỔ quốc VN. Thế mà tại sao một số người và nhất là giới lãnh đạo vẫn còn gọi chính thể đó là ngụy quân, ngụy quyền mà không tôn vinh những người đã hi sinh cho đất nước này là liệt sĩ, anh hùng dân tộc? Chỉ có kẻ nào muốn rước TQ vào thôn tính đất nước này, nghe theo nó làm hỗn loạn đất nước, mất hết đạo đức mới chính là ngụy quân, ngụy quyền thật sự. Ai cũng biết những kẻ xấu rất hay chê và có ác cảm với người tốt. Kẻ nào đòi đốt sách lịch sử VN, kẻ đó mới chính là tay chân của TQ.

    Trả lờiXóa
  3. Hồ Thị An nói đúng.Xưa vua Trần + Lê đã nói hậu thế mà từ bỏ dù chỉ 1 tắc đất của non sông VN là có trọng tội...không thể dung thứ ...

    Trả lờiXóa
  4. Mã csvn thì tầm mã cstq là rõ rồi

    Trả lờiXóa