Việc áp dụng mô hình giáo
dục nước khác "đòi hỏi có sự thay đổi cho phù hợp với đặc trưng riêng của
môi trường Việt Nam", GS Jonathan London nói.Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP
Việt Nam không thể thất bại về giáo dục vì "sự
tâm huyết của người Việt với giáo dục là vô cùng lớn", Tiến sĩ Jonathan
London thuộc trường Đại học Leiden, Hà Lan, một nhà gia nghiên cứu về giáo
dục Việt Nam nói với BBC.
Là một thành viên tham gia dự án Nghiên Cứu Cải Thiện
Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam (RISE), ông Jonathan London bình luận với Minh Thư
của BBC hôm 5/9 về ý tưởng nhập khẩu giáo dục từ Phần Lan, làm sao để cải cách
giáo dục Việt Nam hiệu quả hơn, và "cơ hội vàng" cho giáo dục
Việt Nam thay đổi.
'Nhập khẩu
giáo dục' Phần Lan có phù hợp với VN?
Bàn về ý tưởng Việt Nam "nhập khẩu giáo
dục" từ Phần Lan sau chuyến đi thăm Phần Lan của Bộ trưởng Bộ giáo dục
Phùng Xuân Nhạ hồi cuối tháng 8/2017, TS Jonathan London nói Việt Nam nên
nghiên cứu chính sách và phương pháp giáo dục của các quốc gia khác nhưng việc
áp dụng "đòi hỏi những thay đổi để phù hợp với các đặc trưng riêng của môi
trường giáo dục và xã hội Việt Nam."
"Chắc chắn việc nghiên cứu các chính sách và
phương pháp giảng dạy ở các nước, không chỉ Phần Lan, mà cả những nơi như
Singapore, Israel, Mỹ, Hàn Quốc, là quan trọng. Tuy nhiên, việc chỉ chăm chăm
"nhập khẩu giáo dục" mà không có sự cân nhắc những yếu tố khác có thể
sẽ dẫn đến thất bại trong đổi mới giáo dục."
TS London cho rằng không thể giả định Việt Nam sẽ
thành công nếu chỉ 'nhập khẩu giáo dục' từ Phần Lan vì môi trường ở Việt Nam
phức tạp và khác hẳn với môi trường ở Phần Lan.
"Chẳng
hạn, ở Phần Lan không có tình trạng dạy thêm. Phần Lan tạo ra một môi trường
cho trẻ em tự tìm hiểu, và có những yếu tố trong xã hội Phần Lan khác hẳn với
xã hội Việt Nam."
"Điều đó có nghĩa là những thử nghiệm ở Phần Lan
sẽ có một số giá trị nhất định nhưng và chúng ta phải xác định những giá trị đó
ở đâu," TS London bình luận.
"Phải
nghiên cứu kỹ những gì chưa biết"
Một điều mà dường như Việt Nam chưa hiểu đủ, theo TS
London , là
nghiên cứu về giáo dục phải được tiến hành một cách kỹ càng và toàn diện.
TS London dẫn ví dụ việc Việt Nam hiện nay có
chương trình nhập khẩu mô hình VNEN (mô hình cải tiến trường học nông thôn
Việt Nam) có nguồn gốc từ Colombia nhưng được thực hiện ở nhiều nước. VNEN
đang gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng theo TS London , "Dù là Phần Lan hay là VNEN,
chúng ta phải xem xét cả hệ thống như thế nào, các bộ phận của hệ thống
khác nhau như thế nào. Có làm như thế mới có thể đề cập đến các vấn đề trong
ngành sư phạm một cách hiệu quả."
"Những gì chúng ta chưa biết thì nên nghiên cứu
một cách kỹ càng. Qua đó, mới có hy vọng xác định những gì là hiệu quả và
chưa hiệu quả, vì sao, dưới những điều kiện nào."
Cơ
hội vàng để ngành giáo dục thay đổi
Khi bàn về cải cách giáo dục ở Việt Nam, GS London
nói đến khái niệm "buy in" trong tiếng Anh.
"Buy in có nghĩa là khi những bên tham gia vào
một cải cách thực sự tin vào cái đó," ông giải thích.
TS London cho rằng đối với dự án như VNEN, Việt Nam
chưa có đủ những người thực sự tin vào mô hình cải cách này. Có thể một số
người không tin do kinh nghiệm trực tiếp của họ, nhưng cũng có những người ở
vào cuối thời gian làm việc trong ngành giáo dục và không muốn có một nền sư
phạm mới.
Tuy nhiên, dù kết quả của mô hình VNEN như thế nào đi nữa,
"rõ ràng Việt Nam cần có sư phạm mới, nội dung, chương trình và cách
giảng dạy mới, (không có nghĩa là tất cả những gì đã làm đều không có giá
trị)," ông bình luận.
"Rõ ràng những kỹ năng người Việt Nam
cần trong cuộc sống hiện nay và tương lai khác hẳn so với tiêu chuẩn của những
người đang quản lý giáo dục ngày hôm nay."
Ông cho rằng Việt Nam đang có một cơ hội vàng để cải
cách giáo dục, hứa hẹn có thể thay đổi thành công dựa trên những thế mạnh của
mình.
"Thế mạnh của Việt Nam là sự tâm huyết của người Việt
với giáo dục là vô cùng lớn.
"Tôi có một ấn tượng là dù có nhiều quan điểm
khác nhau nhưng những người vạch ra chính sách ở Việt Nam khá mở về vấn đề sư phạm và
nghiên cứu, tìm hiểu về sư phạm mới tại các nước.
"Chắc chắn Việt Nam không thể bỏ qua và không thể
thất bại trong giáo dục. Việt Nam có một cơ hội vàng cho ngành giáo dục để
thay đổi."
------------
(BBC)
------------
GDVN(cs) hiện nay đang lúng túng như gà mắc tóc. Thậm chí học sinh tiểu học gọi xách mé thầy cô là "ông, bà" (kiểu như gọi mấy người tào lao, không đáng tôn trọng)!
Trả lờiXóaNước bẩn quá thì thả cá gì vào nó cũng chết ngắc thôi
Trả lờiXóaChỉ có giòi bọ là sống khỏe thôi