Ảnh của Trần Đăng : Nguyễn Chí Trung gặp lại "nhân vật" của mình, lấy lại trên trannhuong.net |
NGHĨ VỀ ĐÀ NẴNG, THƯƠNG NHÀ VĂN NGUYỄN CHÍ TRUNG
Tôi quen thân với nhà văn Nguyễn Chí Trung nay đã quá cố. Ông cả đời chinh chiến trong ba cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, từ Campuchia về ông là một vị tướng, làm trợ lý cho Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Ông hay gặp tôi chỉ bảo chuyện này chuyện kia, rằng “chớ có làm đại lý cho Hollywood”, rằng hãy cảnh giác với tư nhân hóa. Nghe ông nói mà phát mệt. Tôi không tin ông gây cản trở gì cho công cuộc đổi mới, nhưng chắc là ông không có đóng góp bao nhiêu vào những cải cách kinh tế mà ông Lê Khả Phiêu hồi ấy đang thúc đẩy. Ông không hiểu được bản chất của kinh tế thị trường, nói đúng hơn là không chấp nhận những rủi ro mà kinh tế tự do mang lại, ông nghĩ hệ thống chính trị mà ông dành cả đời để phụng sự không đủ sức chống chọi với những rủi ro đó, ông mường tượng một thứ âm binh mà một nhà văn kiêm người lính như ông không biết làm sao mà chế ngự. Và tôi tin chắc điều này : ông là kẻ thù không đội trời chung của tham nhũng và tệ hối lộ.
Thời làm trợ lý Tổng bí thư, Nguyễn Chí Trung không vợ con không nhà cửa, nơi ông ở là một căn phòng của tạp chí Văn nghệ quân đội, cơ quan cũ của ông. Nhà văn Nguyễn Bảo, Tổng biên tập tạp chí này hồi đó kể tôi nghe, có lần tạp chí in một tác phẩm của ông bị sai có mấy chỗ, ông đề nghị hủy bỏ in lại và rút tiền tiết kiệm của mình giao cho tạp chí để bù tiền giấy và công in, tạp chí nói không cần phải như vậy, nhưng ông nhất định phải trà tiền. Nguyễn Chí Trung trong sạch đến mức như thế đó. Cò lần nhà thơ Thanh Thảo đùa với ông, cứ tết là tôi đến nhà ông có ai biếu rượu ngoại hay của ngon vật lạ gì ông không nhận thì tôi sẽ lấy mang về hết, ông ngây thơ bảo, chết chết làm thế không được đâu. Khi ông Lê Khả Phiêu gặp khó khăn trong tái cử, ông bảo tôi đi chỗ này chỗ kia nghe ngóng giúp ông và không quên nhắc tôi khi đến đâu nhớ mang theo một chùm nho để biếu. Ông nhắc chuyện đó với giọng đầy lúng túng, vì đối với ông, biếu một chùm nho là đỉnh cao của hối lộ mà tư cách con người được phép. Tất nhiên tôi không hối lộ cho ai một chùm nho nào và chẳng đi nghe ngóng điều gì.
Giờ càng nghĩ càng thương ông Nguyễn Chí Trung. Ông không hiểu rằng nếu không triệt để chuyển sang kinh tế thị trường thì đất nước không thể phát triển, rằng không phải đưa “người tốt” vào và loại những “kẻ xấu” ra khỏi bộ máy thì có thể chế ngự được đám âm binh kia để đưa đất nước vào cảnh thanh bình thịnh vượng, rằng nếu không thiết lập được một nền dân chủ pháp trị thì đất nước sẽ đi vào một thứ chủ nghĩa tư bản man rợ và vô pháp với nền chính trị cha truyền con nối. Nhưng sự mường tượng lo lắng của ông là không sai : Âm binh, tức các nhóm lợi ích câu kết với quan chức tham nhũng đang trỗi dậy làm mưa làm gió. Đà Nẵng quê hương của ông là một điển hình.
Hoàng Hải Vân/(FB Hoàng Hải Vân)
------------------
Với tác giả Hoàng Hải Vân:
Trả lờiXóa- Tôi rất tán thành cách phân tích của bài báo này. Nguyễn Chí Trung là vậy. Khi tôi còn là Biên tập viên ở báo QĐND, một lần Nguyễn Chí Trung đưa bài đến phòng làm việc của tôi. Ông viết bài phản ứng quyết liệt bài đăng trên báo QĐND về một điển hình kinh tế tư nhân. Ông nói: "Tại sao báo Quân đội lại tiếp tay cho Tư bản?". Tôi kịch liệt phản đối quan điểm sai lầm này. Với ông, "tuyệt đối đừng khích lệ kinh tế tư nhân. Tư nhân là Tư bản, nguy lắm". Tôi nói: "Anh Trung ngồi uống nước, chờ tôi đọc bài của anh". Ông Trung nói: " Không được bỏ đi, dù là dấu phảy". Tôi nói : "Anh Trung ạ! Bài này không đăng được, vì bảo thủ, cực đoan, nặng giáo điều quá". Ông Trung nổi cáu: "Vậy ông biên tập viên làm gì? Đưa đây, tôi đưa thẳng lên Tổng biên tập". Rồi ông ta đùng dùng ra về, đóng của cái sầm. Tất nhiên, dù đưa lên TBT, bài báo đó cùng không thể đăng được...
> Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao "cụ" Lê Khả Phiếu lại chon ông Trung làm trợ lý sát nách...!?
trâu làm bạn trâu, ngựa tìm ngựa kết bạn
Trả lờiXóa