Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Quan hệ Việt-Mỹ có đồng sàng dị mộng?

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam bắt tay với
các thành viên phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ
do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu hôm 7/8
Sáng ngày 7/8/2015, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry đã có buổi tiếp kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông trong cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ khi ông nhậm chức vào tháng 2 năm 2013.
Các cơ quan truyền thông cho biết Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam lần này nhân kỷ niệm 20 năm ngày Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thiết lập bang giao, bình thường hóa quan hệ.
Theo chương trình nghị sự thì ông Kerry sẽ gặp người đồng nhiệm, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và một số nhà lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam để trao đổi về những vấn đề song phương, an ninh Biển Đông và các vòng đám phán TPP hiện nay.
Ngoài ra, ông Kerry còn tham gia các hoạt động kỷ niêm 20 năm thiết lập bang giao Việt-Mỹ.
Ông Kerry được dẫn lời đã tuyên bố tại Hà Nội rằng “Chuyến công du Việt Nam của ông lần này là biểu tượng của sự hòa giải giữa những quốc gia từng đương đầu nhau trong chiến tranh nhưng họ đã tìm ra đồng thuận để xây dựng một mối bang giao mới.” Và theo ông Kerry thì “Mỹ và Việt Nam đã minh chứng rằng các quốc gia cựu thù vẫn có thể trở thành những đối tác của nhau.”
Tuy nhiên, ông Kerry cũng không quên nhắc nhở các nhà lãnh đạo Hà Nội rằng “Những tiến triển về nhân quyền sẽ giúp xây dựng nền tảng cho một mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc và bền vững hơn và chỉ Việt Nam mới có thể quyết định tiến độ và phương hướng của quá trình xây dựng mối quan hệ đối tác này.”
Sau đó ông kết luận rằng tôn trọng nhân quyền sẽ là điều kiện cơ bản cần thiết giúp Việt Nam ổn định, phát triển và thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ.
Nhân quyền luôn là rào cản chính trong quan hệ Việt-Mỹ từ 20 năm nay mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam đã có nhiều mối quan hệ mạnh mẽ, đặc biệt trong kinh tế với cán cân thương mại hai chiều đạt 36 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014. Quan hệ kinh tế Việt-Mỹ còn được cho là sẽ phát triển mạnh vào những năm tới một khi Việt Nam chính thức tham gia TPP.
Một mối quan hệ lớn lao như thế không thể và không bao giờ được xây dựng trên những bất đồng có tính cơ bản như những giá trị mà hai quốc gia đeo đuổi: một bên là một chế độ độc tài, độc đảng trị, vô pháp, phỉ báng những quyền cơ bản của con người và một bên là một thể chế chính trị tự do, dân chủ, pháp trị và, tôn trọng nhân quyền.
Hà Nội từ trước đến nay luôn bác bỏ các cáo giác về vi phạm nhân quyền, tuy nhiên gần đây, họ thẳng thắn nhìn nhận có những khác biệt về quan điểm trong vấn đề này và mong thu hẹp các cách biệt đó thông qua đối thoại ngoại giao.
Một số lãnh đạo CSVN luôn cho rằng Hoa Kỳ không hề từ bỏ ý định thay đổi thể chế chính trị Viêt Nam, loại bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với nhà nước và nhân dân Việt Nam thông qua chính sách “diễn biến hòa bình”.
Để đánh tan hoài nghi đó, Hoa Kỳ đã tổ chức tiếp đón trọng thị TBT Nguyễn Phú Trọng tại tòa Bạch Ốc hôm 7 tháng 7 vừa qua và một lần nữa ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius cũng nhân dịp này tuyên bố rằng“Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các nước khác…”
Ông còn nói rằng “Câu trả lời của tôi là điều mà người hỏi có thể không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rõ rằng chính sách của Mỹ là luôn tôn trọng hệ thống chính trị của nước khác”.
Ông khẳng định “Hoa Kỳ mong muốn xây dựng quan hệ bền vững với Việt Nam, muốn thấy một Việt Nam thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền.”
Bất đồng về giá trị
Nếu tôn trọng những giá trị phổ quát nhân quyền đúng theo tinh thần của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 1948 là những gì quá lớn lao với Hà Nội thì người dân Việt Nam có quyền đặt câu hỏi về tính chính danh của chính quyền Việt Nam hiện tại.
Liệu chính quyền này có thực sự là của dân, do dân và vì dân Việt Nam không? Tại sao người dân Việt Nam không được hưởng những quyền cơ bản này?
Và Hoa Kỳ cũng nên tự đặt câu hỏi cho chính mình là liệu mối quan hệ mà họ đang cố sức xây dựng với lãnh đạo CSVN có phải là một mối quan hệ đồng sàng dị mộng không?
Không thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ đang có quyền lợi chiến lược lớn lao tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước sự trổi dậy hung hăn của Trung Quốc và Hà Nội có thể được xem như đang hoặc sẽ là một đối tác đầy hứa hẹn, tiềm năng của Hoa Kỳ.
Ông John Kerry nói quan hệ song phương
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến triển nhanh chóng
nếu vấn đề nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện
Nhưng một mối quan hệ lớn lao như thế không thể và không bao giờ được xây dựng trên những bất đồng có tính cơ bản như những giá trị mà hai quốc gia đeo đuổi: một bên là một chế độ độc tài, độc đảng trị, vô pháp, phỉ báng những quyền cơ bản của con người và một bên là một thể chế chính trị tự do, dân chủ, pháp trị và, tôn trọng nhân quyền.
Đúng là chúng ta cũng cần cho Hà Nội một cơ hội. Chúng ta thừa biết rằng thành La Mã không thể xây qua đêm được. Chặng đường 20 năm qua trong “quan hệ Việt-Mỹ đã chứng minh được rằng các cựu thù vẫn có thể trở thành đối tác thực sự”, như diễn từ của Ngoại trưởng Kerry hôm 7/8 vừa qua tại Hà Nội.
Nhưng dứt khoát, cái mà chúng ta không thể chấp nhận được, đó là sự thiếu nghiêm túc, một sự dễ dãi quá đáng của Hoa Kỳ trong việc kêu gọi Hà Nội thực thi những cam kết quốc tế về tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam.
Chính phủ Obama đã vô hình trung đưa cho Hà Nội một tín hiệu sai lầm rằng nhân quyền cũng chỉ là món hàng trao đổi. Những giá trị thiêng liêng mà nhân dân Mỹ đã liên tục tranh đấu từ hơn 300 năm nay cũng sẽ được đem ra mặc cả, cân đo, đong đếm trong mối quan hệ đặc biệt này.
Liệu những lời khuyến cáo rất chân thành của ông Kerry, sự mềm mỏng ngoại giao đến độ ngạc nhiên của ông Osius và thái độ thiện chí đầy thân thiện của chính phủ Obama có làm cho Hà Nội thay đổi gì không nếu như Hoa Kỳ không có những chính sách, biện pháp cụ thể để giám sát và chế tài Hà Nội trong việc thực thi cam kết tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam?
Thiết tưởng cũng cần nhắc lại rằng dù đối với Hoa Kỳ không có kẻ thù truyền kiếp cũng như bè bạn vĩnh viễn nhưng một mối quan hệ đối tác lành mạnh, bền vững vẫn phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị chung mà hai bên cùng chia xẻ.
Có đối tác nào gần gũi với Hoa Kỳ trên thế giới mà có chế độ chính trị và một số giá trị nhất định hoàn toàn đối nghịch không? Nếu Nhật và Đức, một thời cũng là cựu thù của Mỹ nhưng sau đó đã trở thành những đồng minh quan trọng, đơn giản vì tất cả họ đã cùng chia sẻ những giá trị cơ bản mà các quốc gia họ tôn vinh.
Luật sư Vũ Đức Khanh (Gửi cho BBC từ Ottawa,Canada).
-------------

3 nhận xét:

  1. Quan hệ VNcs-Mỹ cũng đầy bất trắc như quan hệ VC-TC!

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một thành công trong chiến lược hoà bình của Mỹ , phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt . Với hai yếu tố quan trọng này , dù Đảng csvn không thành tâm trong hợp tác , không cải thiện nhân quyền , thì việc làm của ông Obama và phát biểu của Đại sứ hoa kỳ tại VN hiện nay đều có giá trị đạt được rất mỹ mãn .

    Đấy là chiến thắng đạt được trên phương diện nhân tâm chung của nhân loại và riêng cho nhân dân Việt .

    Không thể đặt giả thuyết nghi ngờ để xét rằng chính phú Mỹ bị nhầm lẫn . Vì đây chính là cơ hội chờ đợi đã đến . Muốn truyền một lẽ phải , một chân lý , thì sự tiếp cận gần gũi vẫn là yếu tố hàng đầu nhất là trên 80% nhân dân VN chuộng đời sống xã hội Mỹ .

    Chính nhân dân VN tìm cách nâng cao giá trị dân chủ , nhân quyền trước đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước VN , chứ không phải Mỹ . Chỉ khi nào , chính quyền VN có những tuyên bố và hành động gây ảnh hưởng trực tiếp lên an ninh của Mỹ , lúc ấy Mỹ mới có thể can thiệp vào chế độ VN .

    Do quyền lợi bang giao đối tác về kinh tế , nước Mỹ kêu gọi tôn trọng nhân quyền để đảm bảo tránh áp bức dẫn đến đình công , cửa quyền , gây ảnh hưởng đến sự đầu tư của các tập đoàn Mỹ vào VN làm ăn .

    Vì quyền lợi của các tập đoàn thương mại Mỹ là chính khi yêu cầu về nhân quyền trên các hiệp ước TFA , TPP . Chứ Không phải vì xã hội VN , vì con người VN hay vì nhân công VN , như đa số người nhầm lẫn .

    Chính cái nhìn không thấu đáo đã dẫn đến sự hiểu lầm tai hại là Mỹ sẽ ép buộc VN thay đổi chế độ chính trị , tôn trọng và thực thi nhân quyền , khi đồng ý đưa VN vào danh sách TFA hay TPP .

    WTO , TFA , TPP cũng giống như những trung tâm casino cờ bạc kinh tế . Khi tham gia phải có những quy luật bó buộc và phải biết cách chơi . Nếu không cũng dể trắng tay mang nợ phá sản vì thiếu khả năng sẽ bị chèn ép hay bi gạt gẫm .

    Trả lờiXóa
  3. Hoa Kỳ đã thúc đẩy Nam Việt "tự diễn biến". Không thế thì VN sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được. Không "tự diễn biến" thì chỉ làm tôi mọi cho bọn bành trướng Bắc Kinh. Có xây cả nghìn cái tượng Bác Hồ cũng không làm cho xã hội VN thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu nhân quyền không được cải thiện.

    Trả lờiXóa