Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Thế giới nóng ran vì Mỹ nã Tomahawk vào Syria

Sau khi Mỹ phóng hàng chục quả tên lửa Tomahawk vào mục tiêu của chính phủ Syria, thế giới lập tức chứng kiến phản ứng của rất nhiều nước và phe phái về diễn biến này.

Quyết định của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh dư luận đang phẫn nộ về vụ tấn công vũ khí hóa học, được cho là do quân đội Syria thực hiện, ở Idlib vài ngày trước khiến ít nhất 72 người chết và hơn 100 người phải vào viện điều trị, gồm nhiều trẻ nhỏ. 
Mỹ, Syria, tên lửa Mỹ, tên lửa Tomahawk, Mỹ đánh Syria, vũ khí hóa học, Nga, thế giới, Putin
Mỹ đã phóng 59 tên lửa Tomahawk từ chiến hạm ở Địa Trung Hải vào mục tiêu của chính phủ Syria. (Ảnh: BBC)
Ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh, quyết định bắn Tomahawk cho thấy Mỹ sẵn sàng thực hiện hành động mang tính quyết định nhằm đáp trả những hành động "tàn ác". Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga không thực hiện trách nhiệm của mình.
Tin cho biết, phía Mỹ đã báo cho Nga trước khi nã Tomahawk vào Syria. Tổng thống Trump cũng đã đề cập vụ tấn công với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề cuộc hội đàm song phương ở Florida.
Quân đội Mỹ thông báo dấu hiệu ban đầu cho thấy vụ tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc phá hủy máy bay, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ tại sân bay Shayrat thuộc thành phố Homs của Syria.
Phía quân đội Syria xác nhận chịu "nhiều thiệt hại". Thị trưởng thành phố Homs lên án hành động của Mỹ phục vụ mục đích của "các nhóm khủng bố vũ trang" và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo Reuters, Liên minh Dân tộc đối lập ở Syria lập tức lên tiếng hoan nghênh việc làm của Mỹ, hối thúc chính quyền Trump hành động nhiều hơn nhằm vào các năng lực quân sự của Tổng thống Bashar al-Assad và bày tỏ hy vọng những gì vừa diễn ra mới chỉ là khởi đầu.
Hãng tin RIA dẫn lời Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh thuộc Thượng viện Nga Viktor Ozerov nói vụ nã tên lửa của Mỹ vào một căn cứ không quân của Syria có thể thể làm suy yếu nỗ lực chống khủng bố. Ông cho biết, Moscow sẽ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn, vì "vụ tấn công này có thể được xem là một hành động gây hấn của Mỹ nhằm vào một quốc gia của Liên Hợp Quốc".
Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Putin tin rằng hành động của Mỹ "vi phạm luật pháp quốc tế, gây hấn chống lại một nước có chủ quyền... và là ý đồ làm trệch sự chú ý khỏi thương vong dân thường ở Iraq".
Hãng thông tấn TASS dẫn lời một nhà ngoại giao của một nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết Bolivia – thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an - đã yêu cầu Hội đồng mở cuộc họp khẩn cấp thảo luận về hành động của Mỹ.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng nhanh chóng ám chỉ nước này có thể tham gia một cuộc tấn công quân sự mở rộng do Mỹ dẫn đầu nhằm vào chính quyền Bashar al-Assad. Cho biết bản thân thực sự sốc trước vụ tấn công chất độc vào dân thường Syria, ông Turnbull khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, để tìm cách ngăn chặn sự việc tái diễn.
Đài Al Arabiya đưa tin, Ảrập Xêút thông báo "hỗ trợ toàn diện" cho cuộc tấn công của Mỹ vào Syria.
Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ ở châu Á, thông báo nước này đang trong quá trình "xác minh sự thật và chi tiết" cuộc không kích Tomahawk của Mỹ.
Phát biểu sáng 7/4 tại phiên họp Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Ngoại trưởng Fumio Kishida cho biết nước ông sẽ thu thập thông tin và tiến hành phân tích, kể cả thông qua Liên Hợp Quốc. Ông bày tỏ hy vọng các bên liên quan sẽ nhanh chóng làm rõ sự thật về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Idlib.
Theo CNN, các thành viên Quốc hội Mỹ hiện đang chia rẽ sâu sắc sau khi ông Trump hạ lệnh tấn công mà không tham vấn các nhà lập pháp.
Thượng nghị sĩ Ran Paul thuộc Đảng Cộng hòa ở Kentucky chỉ trích việc làm này, nói rằng sự can thiệp của Washington vào khu vực không làm cho Mỹ an toàn hơn, và cũng không tạo ra khác biệt ở Syria.
Cùng quan điểm này có nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu, nghị sĩ Tim Kaine, cựu liên danh tranh cử với Hillary Clinton và nghị sĩ Dân chủ Barbara Lee.
Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ uy ín như John McCain, Lindsey Graham và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan thuộc đảng Cộng hòa lại khen ngợi ông Trump, nói rằng tân Tổng thống "xứng đáng với sự ủng hộ của người dân Mỹ".
Thanh Hảo/VnN
-------------

15 nhận xét:

  1. Nga Ngố ơi, buông thằng độc tài Assad ra đi! Đừng đần độn bênh vực bọn ác ôn nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga dưới thời Putin,là độc tài cá nhân:khống chế đối lập,buộc mõm người dân,thao túng tài nguyên đất nước.Hắn so với Gaddafi,Sadam Hussein có phần hơn.
      Vậy Putin là ác ôn đấy.

      Xóa
    2. Thực chất Nga hiện nay vẫn là một chế độ độc tài mới đội lốt đa đảng dân chủ.
      Lãnh đạo Nga hiện nay đều là những tên lưu manh cs đã khoác lên mình cái tên đảng mới "nước Nga thống nhất" (để dễ bề lừa người dân khi cạnh tranh bầu cử)-những tên cầm đầu csVN đang học cách này, để đến một ngưỡng nào đó, chúng buộc phải buông cái danh "cộng sản" để tiếp tục mong giành quyền trong thời buổi buộc phải đa đảng.

      Xóa
    3. Buôn Assad thì Putin còn ai. Hơn nữa mất những cái đã dầu tư ở đây như căn cứ quân sự chẳng hạn.

      Xóa
  2. Mỹ dưới thời Donan Trump mạnh mẽ quyết đoán hơn nhiều dưới thời của Obama / Trung Quốc ,Triều tiên của Un ;Iran ...hãy liệu hồn ///

    Trả lờiXóa
  3. Tập cận Bình hãy liệu hồn -Donan Trump sẽ cho TQ trở lại thời Mao xù xì đấy nhé .Hiểu chưa ;đồ con lợn Tập cận Bình /

    Trả lờiXóa
  4. Bà Clinton cũng hoan nghênh mà, chỉ có kẻ thích độc tài mới phản đối mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Liên xô ngày xưa phát tán chủ nghĩa cs ra toàn thế giới,gần như những nước nhược tiểu,nghèo đói,chậm tiến ông cs gộc này đều chỉa mũi vào và khuấy động nội tình để thao túng- Nền tảng văn minh thì không thấy xuất cảng mà chỉ thấy toàn súng ống và mọi ngôn từ lừa mị.
    Nga ngày nay,khoa học kỹ thuật không bằng ai,chỉ sống dựa trên tài nguyên phong phú mà thiên nhiên ban tặng,chưa bao giờ giúp ai,chia sẻ với ai khi thiên tai bão lũ- Thừa hưởng tập tính côn đồ củ LX,tạo ảnh hưởng ở những nước độc tài toàn trị (csvn,Triều Tiên) hay độc tài cá nhân(Assad của Syria)
    Dưới sự lãnh đạo của 1 thằng gian trá Putin 2 nhiệm kỳ TT,1 nhiệm kỳ Thủ tướng rồi quay lại TT.Hắn muốn trị vì muôn đời nước Nga.Căm thù hắn vì hắn làm nghèo nước Nga và phá nát văn minh nhân loại.

    Trả lờiXóa
  6. Nước lớn mạnh vẫn luôn luôn là nước đi bắt nạt nước nhỏ vì lợi ích của mình!

    Trả lờiXóa
  7. Theo CNN , Hoa kỳ chuẩn bị tấn công tiếp Xiry lần nữa nhưng chưa biết kiểu nào : tên lửa ? ném bom? đặc nhiệm?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bộ binh cho lính Mỹ sang nện gái Syria để tạo lớp con lai sau này bảo vệ Mỹ

      Xóa
    2. bị nhồi sọ văn hóa nô dịch của đảng cs nên 15:02 không nhận ra rằng với chiến tranh hiện đại của Mỹ ngày nay thì lục quân rất ít khi dùng đến, trừ trường hợp được phép theo yêu cầu của một chính quyền hoặc tổ chức dân cử của quốc gia có nhu cầu can thiệp giúp đỡ để chống lại nạn diệt chủng, nạn độc tài .
      Mỹ đánh LiBya không sử dụng đến lục quân, và chẳng một binh sỹ Mỹ nào phải chết vì đánh Libya.
      Cự ly của Tomahawk có thể tiêu diệt mục tiêu đến 2500 km thì sao phải dùng đến lục quân cho phí mạng người dân.
      (lãnh đạo, chỉ huy Mỹ rất quý trọng mạng người lính tham chiến chứ không như các bố lãnh đạo cs nhà "ta": chứng cớ là chiến tranh Vn Mỹ chết 58000 lính và "ta" phải đổi hàng triệu "liệt sỹ"; nhưng có một điều đáng lưu ý là Mỹ chết trận 13 tướng, trong khi ta chẳng chết tướng nào- vì tướng ta toàn ẩn náu và chỉ huy ở dưới hầm tại căn cứ xa chiến hào nên chẳng ai chết, còn tướng Mỹ thì phải trực tiếp ra tiền đồn nơi hòn tên mũi đạn nên chết là điều dễ hiều)
      (cựu binh "nông trường 7")

      Xóa
  8. Mỹ có thông báo vụ này cho Nga trước 1 giờ. Nhưng Nga thấy không nên chống lại Mỹ...

    Trả lờiXóa
  9. Nga đã bắt bài cơ cấu đo độ cao của Tomahawk, nên chỉ hỏa tiễn nào cài đặt mặc định bay cách mặt đất hơn 100m mới đến được đích nhưng cũng không kịp điều chỉnh cho trúng đích. Những loại bay thấp hơn để tránh ra đa đã bị đánh lừa độ cao, bay quá thấp nên rúc đầu xuống đất mất điều khiển và bị thu hồi phi tang không còn dấu tích.

    Trả lờiXóa