Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

100 ngày của ông Trump: Đối ngoại 'trước sau bất nhất'

*  ĐỖ THIỆN
Các hoạt động đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đều có điểm chung là trước sau bất nhất, trước cứng rắn nhưng sau nhượng bộ. Đã hơn 3 tháng kể từ ngày Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. 
Bình luận về những kết quả trong kế hoạch 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng hiện nay các bộ quan trọng như Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ còn thiếu rất nhiều các chuyên viên cao cấp ở mức thứ trưởng và phụ tá tổng trưởng để có thể giúp ông Trump thi hành những chính sách được nghiên cứu cẩn thận.
           Vấn đề Triều Tiên: không dễ dàng như “mộng”
+ Phóng viên: Thưa Giáo sư, có thể dễ dàng nhìn thấy trong 100 ngày qua, ông Trump theo đuổi một đường lối đối ngoại "trước sau bất nhất", "khi đối đầu, khi hòa hợp", không giống kiểu cách ngoại giao trước nay của Mỹ. Giáo sư suy nghĩ gì về cách ông Trump làm ngoại giao và lý giải như thế nào về sự "bất nhất" vừa qua?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng,
chuyên gia quan hệ quốc tế
 từ Đại học George Mason (Mỹ).
. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Sự bất nhất giữa những lời tuyên bố và chính sách ngoại giao của ông Trump là sự cọ sát giữa mộng và thực, giữa những tuyên bố phản ánh sự cảm tính, thiếu nền tảng và kinh nghiệm về chính trị của ông Trump với yêu cầu phải đối phó với thực tế. Chính ông Trump thú nhận rằng sau khi được ông Tập Cận Bình giải thích mới biết vấn đề Triều Tiên không phải là một vấn đề dễ giải quyết.
+ Vừa qua quan hệ Mỹ -Trung Quốc (TQ) cũng gặp vấn đề sau khi ông Trump dọa tấn công Triều Tiên, tuyên bố đưa cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson áp sát bán đảo Triều Tiên dù đội tàu thực chất còn cách xa khu vực cả ngàn cây số, khiến không khí tại khu vực căng thẳng. Phải chăng ông Trump có hàm ý gì đặc biệt?
. Tôi nghĩ đây cũng là hiện tượng của những tuyên bố bất nhất, không được hỗ trợ bởi một chiến lược lâu dài, cho thấy khuynh hướng đe dọa gây áp lực, phô trương sức mạnh, rồi nếu không được thì lui.
Triều Tiên cho tập trận pháo binh lớn nhất trong lịch sử
 vào ngày 25-4 vừa qua. Ảnh: Rondon Sinmu
Cái lõi của chính sách này dựa vào mức độ quan tâm của đối thủ về tính bất nhất và phản ứng liều lĩnh của ông Trump. Sau hội nghị thượng đỉnh tại Mar-a-Lago ở Florida, ông Tập Cận Bình đã đồng ý cần phải chấm dứt tiến trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Triều Tiên, và đã bắt đầu một số biện pháp tăng chế tài đối với Bắc Triều Tiên.
Nhưng những biện pháp này có kết quả hay không lại là một việc khác. Chính quyền Trump đã nói rằng sự “kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ đã cạn và không loại bỏ giải pháp vũ lực để giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng cũng nói rằng đầu tiên phải sử dụng các áp lực kinh tế và ngoại giao.
Trong khi đó, TQ cho rằng việc Triều Tiên muốn có vũ khí nguyên tử vì sợ Mỹ tấn công. Họ muốn Mỹ điều đình trực tiếp với Triều Tiên và nếu cần thì sẽ ký một hiệp ước bất tương xâm để đối lấy việc giải giới nguyên tử của Triều Tiên.
+ Vậy liệu khả năng Mỹ và Triều Tiên đạt thỏa thuận có cao hay không nếu TQ lên tiếng đồng thuận?
. Mỹ thì không muốn điều đình trực tiếp với Triều Tiên, cũng không muốn phải qua mặt đồng minh Hàn Quốc để tăng uy tín cho Triều Tiên, chí ít là trước khi có những chỉ dấu rõ rệt rằng Bắc Triều Tiên ngưng chương trình nguyên tử.
Tổng thống Trump dọa tấn công Triều Tiên,
tuyên bố đưa cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson (ảnh)
áp sát bán đảo Triều Tiên khiến khu vực căng thẳng thêm. Ảnh: Hải quân Mỹ
Ngoài ra, thương thuyết đa phương trong quá khứ đã không mang lại kết quả, rồi “hiệp ước khung” (Agreed Framework) năm 1994 sau khi ký kết cũng bị Bắc Triều Tiên vi phạm. Mặt khác, TQ cũng không muốn tăng áp lực tới mức Bình Nhưỡng phải vào cảnh suy sụp. 
Triển vọng Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hàn Quốc và sự hiện diện của quân đội Mỹ ngay sát biên giới TQ là điều TQ khó chấp nhận. Những khác biệt căn bản này cho thấy vấn đề Bắc Triều Tiên không phải là một vấn đề dễ để giải quyết, điều mà chính ông Trump cũng phải thừa nhận.
Biển Đông: Tái diễn chính sách thời Obama
+ Cũng liên quan đến TQ, vấn đề Biển Đông trong 100 ngày qua cũng rất được quan tâm khi có lúc Mỹ tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Hồi tháng 1-2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có nói 2 ý quan trọng về biển Đông: (i) TQ phải ngừng xây dựng đảo nhân tạo; (ii) không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo đã xây tước đây. Giáo sư giải thích như thế nào về cách tiếp cận của Mỹ tại biển Đông? 
. Những tuyên bố của ông Tillerson trước cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng cũng tạo ảo tưởng cho một số người rằng Mỹ sẽ cứng rắn với TQ, có lợi cho Việt Nam.
Theo thiển ý của tôi, đây là những tuyên bố thiếu suy tính, kết quả việc thiết hiểu biết về sự phức tạp của vấn đề Biển Đông. Chính sách ấy không thể thi hành được trừ khi Mỹ sẵn sàng chấp nhận một cuộc xung đột vũ trang với TQ, điều mà tôi nghĩ Mỹ chưa sẵn sàng.
+ Vậy theo Giáo sư, đâu là cách tiếp cận chung đối với vấn đề Biển Đông trong bối cảnh hiện nay?
. Trong các bài viết của mình, tôi nhấn mạnh đến tác động hỗ tương giữa ba yếu tố để giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. Đó là TQ tự giới hạn tham vọng độc chiếm Biển Đông, Mỹ phải cương quyết đóng vai trò đối trọng với tham vọng của TQ, và các nước lớn ở châu Á cùng với khối ASEAN phải đóng góp vào cố gắng tạo một cơ cấu an ninh đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Cựu trùm dầu khí Rex Tillerson trong các phiên điều trần trước khi nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ có các phát ngôn rất cứng rắn về biển Đông. Ảnh: GETTY
Cho đến nay, trừ chiến lược nhất quán của TQ, hai yếu tố còn lại đã thay đổi. Những năm gần đây cho thấy ASEAN là một khối bị chia rẽ trầm trọng, nhất là từ khi ông Duterte nhậm chức Tổng thống Philippines và có thái độ nghiêng về TQ và chống Mỹ, do đó khối này hiện chưa thể đóng vai trò trung tâm (ASEAN centrality) trong tương quan giữa Mỹ và TQ.
+ Trong bức tranh tổng thể đó, Mỹ sẽ hành động ra sao?
. Tôi nghĩ phía Mỹ thì Mỹ sẽ không đơn phương can thiệp để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của các nước nhỏ ở châu Á, nếu chính các nước này không đóng góp đáng kể. Mỹ chỉ muốn đứng trung lập trong thế đối đầu Mỹ - Trung. Điều này đúng dưới thời ông Obama và càng đúng hơn dưới thời ông Trump với chủ trương “nước Mỹ trên hết” và các đồng minh hay đối tác phải đóng góp thêm vào việc phòng thủ chung.

Ông Trump tiếp đón Chủ tịch TQ Tập Cận Bình 
tại khu nghỉ dưỡng tư nhân Mar-a-lago ngày 7-4, cùng ngày ông ra lệnh tấn công Syria
                                                                                                               Ảnh: Reuters
Bản chất đối đầu Mỹ-Nga chưa thay đổi
+ Khi liên hệ đến chính sách ngoại giao thời Obama, thay đổi rõ ràng nhất khi ông Trum mới đắc cử là Mỹ và Nga trở nên nồng ấm đến bất ngờ. Nhưng Mỹ-Nga mới đây lại tiếp tục “cơm không lành, canh không ngọt” sau biến cố Syria. Theo Giáo sư, bản chất quan hệ Mỹ-Nga có thực sự đang thay đổi?
. Ông Trump muốn cải thiện quan hệ với Nga để giải quyết một số vấn đề ở Ukraine và châu Âu cũng giống như ông Obama muốn “thiết lập lại” quan hệ với Nga sau giai đoạn chăng thẳng cuối thời ông Bush.
Quyết định có vẻ hợp lý này còn chịu ảnh hưởng sâu xa của các cộng sự của ông Trump trước và sau khi ông đắc cử Tổng thống, nhất là những người có quan hệ quyền lợi với Nga, như ông Michael Flint, Paul Manafort, Carter Page, va Roger Stone.
Tuy nhiên Khuynh hướng này vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của một số lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng Hòa như thượng nghị sĩ John McCain, Lindsey Graham, và Marco Rubio. Sự chống đối này càng mạnh mẽ hơn khi hệ thống tình báo của Mỹ tiết lộ Nga tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để lũng đoạn nền dân chủ của Mỹ.
+ Điều này có nghĩa là tương lai quan hệ Mỹ-Nga vẫn tiếp diễn trong trạng thái đối đầu?
. Ngay cả trước khi có cuộc oanh kích Syria, sau khi các ông Flint và Manafort bị loại khỏi vai trò cố vấn quan trọng của ông Trump, khuynh hướng Mỹ chống Nga đã mạnh hơn khuynh hướng thân Nga.
Việc Syria bị cáo buộc đánh bom hơi ngạt để giết hại dân Syria là một cái cớ tạo cơ hội cho Trump chứng tỏ mình có khả năng hành động quyết liệt, đánh lạc dư luận khỏi cuộc điều tra về quan hệ quyền lợi của chính quyền Trump với chính quyền ông Putin, điều mà cả hai vị này đều bác bỏ. Với hành động này, quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng trở lại.
Triển vọng giảm căng thẳng tùy thuộc việc Nga có thể cộng tác đến mức độ nào với Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng Syria.
Mỹ - EU: phe chủ nghĩa dân tộc cực đoan thất thế
+ Nhìn quan hệ Mỹ với TQ, Nga thì thấy rõ một Tổng thống Trump “trước cứng sau mềm”. Điều này có vẻ cũng tái diễn đối với Liên minh Châu Âu (EU). Giáo sư lý giải thế nào về điều này?
. Chủ nghĩa biệt lập phản ánh chính sách “nước Mỹ trên hết” và tuyên bố của ông Trump rằng ông không có trách nhiệm lãnh đạo thế giới. Chính sách này khiến ông Trump từng tuyên bố NATO là một định chế lỗi thời.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn khi phải đối phó với nhiều vấn đề cần sự cộng tác của các nước khác, nhất là các đồng minh châu Âu, ông Trump lại tuyên bố trong một cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hơn một tuần trước rằng NATO không còn lỗi thời nữa.
Sự thay đổi chính sách này trùng hợp với sự thất thế tương đối của ông Stephen K. Bannon đại diện cho phe cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự thắng thế tương đối của nhóm có hướng can dự quốc tế (globalists) mà đại diện là cố vấn an ninh quốc gia McMaster, Cố vấn cao cấp Nhà Trắng Jared Kushner, và Giám đốc Hội đồng An ninh Kinh tế Gary Cohn.
Ông Trump khó thay đổi chính sách “tái cân bằng” 
thời Obama
Chính sách đối ngoại của ông Trump chưa định hình. Những tuyên bố có tính cách phản ứng cảm tính của ông Trump cần được điều chỉnh bởi chiến lược thực tiễn của các cố vấn của ông ấy, nhưng hiện nay các bộ quan trọng như Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng còn thiếu rất nhiều các chuyên viên cao cấp ở mức thứ trưởng và phụ tá tổng trưởng.
Các cố vấn cao cấp của Tổng thống Trump trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng phần lớn là những người có kinh nghiệm ở châu Âu và Trung Đông, ít có kinh nghiệm ở châu Á. Vì thế, chính sách của chính quyền Trump đối với châu Á – Thái Bình Dương vẫn là một câu hỏi lớn.
Nhưng có một thực tế không thể chối cãi: để Mỹ không bị đẩy ra khỏi khu vực mà chính quyền Obama xem là “quan trọng cả về kinh tế và chiến lược đối với Mỹ trong thế kỷ 21” thì chính quyền Trump khó có thể hủy bỏ chính sách xoay trục về chây Á của Obama, trừ khi vì tính toán sai lầm mà Mỹ bị sa lầy vào những cuộc chiến tranh không lối thoát ở Trung Đông.
Đ.T/PLO
--------------------‘
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét