Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

> SAO LẠI RIẾT RÓNG VỚI CẢ HỒN NGƯỜI QUÁ CỐ ?


         * MINH DIỆN
                  Ngày 17-12-2012 Chính phủ ban hành Nghị định 105/ND-CP, về việc tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức. Tại điều 4 Nghị định này có hai điểm khó  đồng thuận.
                  Một là quy định: “Lễ viếng tổ chức ở nhà tang lễ. Lễ đưa tang và lễ an táng thực hiện trong cùng một ngày (trừ quốc tang)”. Và “ở địa phương thì không được quá 48 tiếng”.
Ai cũng biết, truyền thống dân tộc Việt Nam “Nghĩa tử là nghĩa tận!”. Tình cảm cha con, ông bà, họ mạc, bạn bè đồng chí gắn bó máu mủ ruột rà với nhau suốt một cuộc đời, hoặc cùng chia sẻ vui buồn với nhau trong học tập, công tác, chiến đấu dù ngắn dù dài, dù khi còn sống có lúc, có điều chưa hài lòng với nhau, thì khi chết vẫn muốn nhìn thấy nhau lần cuối, bày tỏ sự thương tiếc và chia sẻ sự mất mát với gia quyến người ra đi.Cái nghĩa tận đó, là người Việt Nam ai cũng nên làm, nếu không muốn nói là cần làm, phải làm. Những người con đi xa, không kịp về nhìn mặt cha, mẹ lần cuối sẽ ân hận suốt quãng đời còn lại.
     Trong khi đó hiện nay hầu như ở nước ta không có gia đình nào mà con cháu, họ hàng  đều ở cùng một huyện, một tỉnh, một thành phố, mà phân tán khắp nơi, cả nước ngoài. Thử hỏi trong vòng 24 tiếng ở nhà tang lễ, 48 tiếng  ở địa phương, theo quy đinh trong Nghị đinh kể trên, con cháu có kịp về phúng viếng ông bà cha mẹ ? Xin lưu ý,  24 tiếng thực chất chỉ còn 12 tiếng, 48 tiếng chỉ còn 24 tiếng, vì  một nửa thời gian đó là ban đêm.
                  Người viết bài này không đồng tình với một số nơi, một số trường hợp cá biệt, tổ chức tang lễ quá rườm rà, tốn kém, quàn thi hài năm, bảy ngày, kèn trống linh đình, thậm chi mời nghệ sỹ đến múa hát, ăn nhậu say sưa. Nhưng  Nghị định 105 gói gọn “nghĩa tử nghĩa tận” một đời người vào khoảng thời gian quá hẹp như trên  là không thỏa đáng?

         Thế mà Nghị định này lại không quy định rõ quốc tang bao nhiêu ngày, chi phí bao nhiêu tiền, mà bỏ ngỏ trong một dấu ngoặc đơn  (trừ quốc tang), thế là nghiễm nhiên cán bộ lãnh đạo được ngoại lệ. Sự phân biệt đối xử cả khi chết, khác gì đặc quyền trong tệ sùng bái cá nhân, ngay cả Trung Quốc bây giờ cũng không làm, mà hình như chỉ hiện diện ở Triều Tiên.  
                  Điểm 3 (Điều 4) của Nghị định quy định: “Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc gia đình không được để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài”. Theo ông Vũ Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ thì làm như thế vì “loại quan tài này mới xuất hiện ở Việt Nam, và có thể đã để mấy ngày, sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe”.
                    Ô hay, ngay tại điểm 1, nghị định nói chỉ cho phép một ngày ông lại nói “có thể để mấy ngày” thì có quá là tréo ngoe thấy rõ!? Người ta nói danh có chính ngôn mới thuận! Cái danh ông có chính không mà ăn nói cà giựt cà chớn như vây?
                   Ai cũng biết, với khoa học công nghệ hiên đại, chỉ cần vài mũi thuốc, vài thao tác đơn giản, người ta có thể giữ thi thể chậm phân hóa một tuần, thâm chí cả tháng không ảnh hưởng  vệ sinh môi trường. Đằng này một thi thể đã được khân liệm rất kỹ, nằm trong quan tài, giữa những lớp hương liệu đã được xủ lý và khử trùng, thì làm sao mà ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Và nếu vi khuẩn chui qua được cái ô kính nhỏ xíu kia, thì nó có chui qua cả cái quan tài bằng gỗ không? Ai cũng biết tính cách âm, cách nhiệt và ngăn khuẩn của kính cao hơn 125 lần gỗ.
                   Cái quan tài có một ô vuông lắp kính các nước trên thế giới người ta làm từ lâu lắm rồi. Người phương Tây quan niệm được “nhìn mặt người đã khuất” nhẹ nhàng hơn, người ta còn làm như vậy, huống chi người phương Đông, như Khổng Tử nói: “Bất kiếm phụ mẫu lâm chung bất hiếu tử tôn giả dã” (Con cháu không nhìn được mặt ông bà cha mẹ lúc chết mang tội bất hiếu).
                     Những kẻ dân ghét muốn đào đất đổ đi thì cứ chiềng mặt ra, trong khi lại cấm dân nhìn mặt người thân  mình lần cuối?  Có những vị vừa xuất hiện trên tivi là người ta bấm chuyển kênh khác ngay! Còn sống sờ sờ đầy chức quyền đấy, thì sao?
                     Việc tiết kiệm và giữ vệ sinh trong ma chay là hết sức cần thiết, nhưng tiến hành cuộc vận động nếp sống mới chắc chắn sẽ tốt hơn một biện pháp hành chính. Hai điểm nói trên của Nghị định 105 chẳng những không được sự đồng thuận, không đạt được kết quả, mà  tạo ra cái cớ  cho những người có chức quyền vin vào xách nhiễu, hành dân. Hiện tình, thực trạng đất nước đang bức xúc, cấp bách thiếu gì việc phải làm thiết thực cho người sống, mà lại đè cả hương hồn người chết để ruồng ép bằng Nghị định 105/ND-CP ? 
                    Nhân đây tôi xin kể câu chuyện về bình tro cốt của ông Hoàng Minh Chính, mà người ta đã lấy lý do “vệ sinh môi trường” để hành người đã chết. Tôi hoàn toàn không bình luận vế quan điểm chính trị, nhân cách của ông trong bài viết này, chỉ nói một khía cạnh hết sức nhân văn về cách ứng xử của con người.
                    Ông Hoàng Minh Chính, một đảng viên cộng sản từ những năm 1930, từng giữ những chúc vụ quan trọng như Viện trưởng Viện lý luận Mac-Lênin, Bí thư Đảng đoàn Ban cán sự, Tổng thư ký Đảng dân chủ Việt Nam, v.v… Ông mất ngày 7-2-2008 tại Hà Nội. Khi ông mất vẫn là một cán bộ nhà nước.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh chạm tay
 vào bình tro cốt của Đơn Dương.

(Ảnh minh họa)
                    Theo thông báo chính thức, sau khi hỏa thiêu, tro cốt của ông an táng tại khu A (khu cán bộ) nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội. Nhưng mới đây tôi được bà Hoàng Phương Thảo, sinh năm 1927, nguyên giảng viên Trường đại học ngân hàng, là em ruột  ông  Hoàng Minh Chính và là phu nhân của  nhà cách mạng lão thành, cố Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trần Dương, hiện sinh sống lại lầu 3- D1  Hưng Thịnh, khu đô thị An Phú Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, kể lại như sau:
                    Trước khi mất, ông Hoàng Minh Chính  dặn con cháu: Sau  khi ông  mất hỏa thiêu,  tro cốt  chia làm hai phần , một phần rắc trên núi Tản,  một phần rắc xuống sông Hồng.
                       Thực hiện di huấn đó, khi  nhận tro cốt ông  ở đài hóa thân Hoàn Vũ, con cháu chia đều vào hai cái bình nhỏ,  thuê hai chiếc xe, mỗi chiếc chở một bình, định lên núi Tản rải  trước,  rồi quay về sông Hồng.
                     Khi xe vừa lăn bánh thì một xe chở cảnh sát  xuất hiện, và từ Hà Nội lên núi Tản hơn 60 cây số,  xe  cảnh sát luôn bám sát hai chiếc xe của gia đình ông Hoàng Minh Chính.
                      Đến chân núi Tản mọi người mang một bình tro cốt vào đền Hạ thắp hương. Vừa  định mang lên núi rải, thì nhóm  cảnh sát ngăn lại. Họ nói không được rải tro cốt người chết lên núi,  ảnh hưởng vệ sinh môi trường !?.
                      Người con gái ông Hoàng Minh Chính ôm  bình tro cốt đi một bước, cảnh sát kè theo một bước. Người con  gái ông Hoàng Minh Chính nói với người chỉ huy nhóm cảnh sát: “ Chỉ có một nhúm tro làm sao ảnh hưởng vệ sinh môi trường rừng núi mênh mông  thế này ? Các chú đừng gây khó khăn  với  một người quá cố,  hãy thông cảm để chúng tôi thực  hiện lời di huấn của cha tôi!”
                       Nói gì thì nói, cảnh sát  vẫn yêu cầu chở bình tro cốt  quay về chôn ở nghĩa trang Thanh Tước .
                        Thấy không lay chuyển được ý chí sắt đá của những người đang thi hành công vụ,  người con gái cụ Hoàng Minh Chính nói với mọi người trong gia đình: “Thôi  đưa cụ về, không rải nữa!”. Hiểu ý bà, người con rể ông Hoàng Minh Chính ôm  bình tro cốt  ra  xe quay về.
                      Nhóm  cảnh sát  liền bám theo chiếc xe đó.
                      Đến giữa cầu Thăng Long, con rể cụ Hoàng Minh Chinh  dừng xe,  mang bình tro cốt cụ Chính rải xuống giữa dòng sông Hồng đang cuộn chảy. Xe  cảnh sát ập tới, nhưng  việc đã rồi .
                     Trong khi đó bình tro cốt còn lại trong chiếc xe kia, con gái và các cháu ông Hoàng Minh Chính  rải quanh những gốc cây cổ thụ trên núi Tản.
                    Vậy là phải vất vả, phải ‘tương kế tựu kế’, các con cháu ông Hoàng Minh Chính  mới  thực hiện được di huấn của ông.  Nhẽ ra những cành sát kia không nên hành xử như thế, vì ai cũng có cha mẹ, mà di huấn cùa cha mẹ là điều vô cùng thiêng liêng. Và cũng vậy, ai cũng một lần chết, chẳng lẽ các vị thuộc diện bất từ à?
                   Kể xong câu chuyện đó bà Hoàng Phương  Thảo lau những giọt nước mắt giàn giụa, nói với tôi: “Sao người ta nỡ đối xử với một người quá cố như  vậy anh nhỉ ? ”.
          Dù cho chuyện gì thì khi người ta chết chỉ là giọt sương làn khói, sao lại ác đến mức riết róng với cả hương hồn người quá cố đến mức như vậy?
    M.D                                                                                 

11 nhận xét:

  1. Bác Diện ơi! Thời buổi này rất, rất nhiều thằng ngu, thằng quan liêu, thằng thất đức, thậm chí thằng vô học lại có quyền tham mưu (hoặc ban hành) các quy định bắt buộc người dân phải thực hiện. Này nhé, quy định số chỗ đứng trên 1m2 sàn xe buýt đến 8 người, CMND phải ghi tên cha mẹ, thịt lợn làm thịt xong phải bán hết trong vòng 8 tiến đồng hồ... và rồi bây giờ là quan tài không được lắp ô kính nhỏ trên đó.
    Nói thật, những thằng này chắc chắn nó chưa đi xe buýt, chưa mổ lợn bán ngoài chợ và chưa lo tang cho cha mẹ nó bao giờ. Éo biết gì về thực tế đời sống của dân thì về vườn đi, đừng làm khổ dân nữa mấy ông quan...vô học ơi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cái VBQPPL này gọi là"chính sách phòng lạnh" bác Nặc danh ạ!
      Trước khi ban hành họ không thèm tổ chức lấy một Hội thảo cho đúng nghĩa, mà trong đó thành phần tham dự phải có các Nhà văn hoá đóng góp ý kiến(phản biện, nếu cần)chứ chưa nói đến sự tham dự của các tầng lớp nhân dân(mảnh đất hình dải lụa này có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống, tương ứng là các tập quán đã gắn bó lâu đời, xin không nói đến các hủ tục, nhưng đừng thờ ơ, vô cảm với tập quán mà các ông ấy hay gọi là "mang bản sắc văn hoá dân tộc").
      - Về chuyện tro cốt mà nhà báo Minh Diện kể, không biết mấy "chú" cảnh sát có biết ở nhiệt độ(gần 1000 độ)như thế có loại vi khuẩn, vi trùng, vi rút... nào còn sống? để "ảnh hưởng vệ sinh môi trường" hay "cát bụi" lại về với cát bụi.
      Lại nhớ khi mắng các cụ hay nói: lũ vô tích sự!
      (Xin Chủ nhà thứ lỗi cho cháu!)

      Xóa
  2. chính quyền đã xúc phạm lên những người quá cố, để rồi xem quả báo

    Trả lờiXóa
  3. nói trắng ra là họ muốn kích động nhân dân lật thuyền đấy mà, loạn ly thì dễ dàng tẩu tán, này nhé: suốt năm 2012 này dân có ăn, ngon ngủ yên với mấy thằng ngu, thằng điên đó không?

    Trả lờiXóa
  4. NHất trí với hmt!

    Trả lờiXóa
  5. Chính quyền học bài của giặc Tàu đó , muốn tiếp tayc cho Cao Biền phá long mjch quốc gia. Xác hồ chí minh để mấy chục năm sao không mang đi chôn đi, ước xác Hồ chí Minh của là thủ đoạnn của Cao Biền. Linh hồn HCM cứ quanh quẩn cái xác vì luyến tiên nên chẳng siêu thoát, thế mà hàng ngày bị người đời dòm ngó chặc lưỡi: chà chà ghê quá chết lâu mà không được chôn, đúng là quả báo....

    Trả lờiXóa
  6. Tai sao lại ngu thế nhỉ? Lúc nào, ở dâu cũng Comple Cravate ra vẻ lắm mà sao cái đầu ngu như lợn thế.Một cái ô vuông con con mà mất vệ sinh môi trường? Ngu đéo chịu được!

    Trả lờiXóa
  7. Ơ...hay là họ muốn vứt bỏ cái mất vệ sinh trong quan tài kính?
    Thế thì mừng quá các bác nhẩy?

    Trả lờiXóa
  8. Đọc đến đoạn cuối, tôi cũng chảy nước mắt.

    Trả lờiXóa
  9. Vay linh cuu ong Ho do, co la ngoai le?Toan la kinh day co o nhiem khong.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi lại nghĩ khác .Những công an ấy họ phải làm vậy vì đó là nhiệm vụ phải chấp hành. nếu không tiền đâu mua sữa cho con?

    Trả lờiXóa