* VIỆT SƠN
Tôi đã đọc hết cuốn sách “Bên thăng cuộc”- Tập I, với nhan đề ‘Giải phóng’ của nhà báo Huy Đức. Thực tình, tôi đã đọc cuốn sách này một cách rất khó nhọc vì nó dài lê thê với một khối lượng đồ sộ tư liệu, nhưng chúng lại không mới.
Phần lớn tư liệu được Huy Đức liệt kê trong sách đã được báo chí trong nước đăng tải, một lượng lớn chuyện kể, dẫn liệu của các nhân vật bên thua cuộc nội dung na ná như thế cũng đã được người ta post lên mạng từ lâu rồi. Vả lại tôi là một người lớn tuổi, do công việc nên các sự kiện được “Bên thắng cuộc” (BTC) trình bày đã được chứng kiến tận mắt, càng không thấy có gì lạ lẫm.Thiết nghĩ những ghi chép và tập hợp lại của Huy Đức không có nhiều ý nghĩa, mang tính chắp vá. Những vấn đề tác giả gom góp nêu ra trong BTC đã trở thành đề tài của văn chương chứ không còn là vấn đề của một tác phẩm báo chí, Coi cuốn sách BTC là cuốn lịch sử thì cũng không ổn vì phần nhiều nội dung cuốn sách là những câu chuyện kể lại theo cái nhìn chủ quan của người kể, những vấn đề người viết nêu ra cũng phiến diện và nhiều hạn chế bởi tính xác thực. Điều duy nhất gây ấn tượng cho tôi từ cuốn sách này là cách nhìn của Huy Đức về cuộc chiến tranh Viêt Nam đã kết thúc cách nay gần 40 năm.
Có thể nói bản chất cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từng lay động lương tri nhân loại trong thế kỷ 20 đã bị Huy Đức đánh tráo, cố tình gom vén cái nhìn chỉ một chiều theo chủ đích mà tác giả muốn mọi người phải nghĩ như mình vậy!
Quân lực VNCH thời Ngô Đình Diệm tàn sát dã man Việt cộng và dân thường trước khi Hà Nội ra Nghị quyết 59 về vũ trang khởi nghĩa ở miền Nam và mở đường Trường Sơn (Ảnh Tư liệu AFP 9-1958) |
Ngay những dòng đầu tiên của BTC, tác giả đã dõng dạc bố cáo: Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam . Ngày mà những người anh em miền nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Thế thì khi mà Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, cho máy chém lê khắp miền Nam chặt đầu cộng sản, chặt đầu cả dân thường với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, những chiến dịch dồn dân lập ấp chiến lược, những trận càn "đốt sạch, phá sạch, giết sạch" thì cái chất huynh đệ tương tàn “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” của Huy Đức do ai gây ra? Lúc ấy, Việt cộng chưa được phép chủ trương vũ trang, gương mẫu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, còn án binh bất động, tay không chịu chết kia mà? Có lẽ lúc ấy tác giả mới lên 9 tuổi, sau này thiếu thông tin, nên mới hô toáng lên như vật chăng? (1)
Nữ tướng Nguyễn Thị Định và các nữ anh hùng, dũng sĩ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam |
Lập luận trên đây của Huy Đức thực ra cũng không mới. Cũng cách nghĩ, cách nói này, đâu đó ở phía bên kia cuộc chiến đã có những người từng nhiều lần gân cổ la lên như vậy, nhưng nó chẳng thuyết phục mấy ai, nên đã bị thời gian vùi lấp. Điều cần bàn thêm ở đây là người “phán” bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam lần này lại là “người của bên thắng cuộc”. Ngày 30/4/1975, Huy Đức mới chỉ là “cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng…”.
20 năm hay 30 năm?
Chiến tranh Việt Nam chỉ kéo dài hơn 20 năm thì rõ ràng là một lỗi có dụng ý của Huy Đức. Rất nhiều bài viết và các cuốn sách lớn đã được viết bởi các tác giả trong nước và nước ngoài đều khẳng định là 30 năm. Tiêu biểu là cuốn “Việt Nam cuộc chiến tranh mười ngàn ngày” của nhà báo người Canada Michael Maclear. Cuốn sách này rất quên thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam . Trong bức thư mới đây của mình, ông khẳng định với phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam là bộ phim được thực hiện với một thái độ hết sức trung lập, cố gắng ghi lại lịch sử một cách chân thực nhất, để những thế hệ sau xem và tự đưa ra những đánh giá của riêng mình. Bởi lịch sử là thế. Không được tô vẽ hay thêm bớt. (4)
"Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, kết thúc khi miền Bắc thắng miền Nam" ?
Từ khi người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ dẹp nhà Nguyễn ở phía Nam tiến quân ra Bắc diệt Chúa Trịnh thống nhất đất nước (cuối thế kỷ 18) đến giữa thế kỷ 20 (1954) nước ta luôn là một khối thống nhất. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, dân tộc ta thoát ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945 tại quang trường Ba Đình Chủ tịch Hồ chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực dân Pháp không chấp nhận nền độc của dân tộc ta vừa giành được. Chúng quay lại quyết xâm lược nước ta một lần nữa. Chiến tranh Pháp – Việt bùng nổ. Nhân dân Nam bộ nổ súng đánh Pháp từ ngày 23/11/1945, Hà Nội nổ sung vào đêm 19/12/1946. Cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc khang chiến lần thứ nhất. Nếu 30/4 là chiến thắng của miền Bắc thì năm 1954 miền Bắc được giải phóng là chiến thắng của ai? Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một quá trình liên tục, trường kỳ, với một ban lãnh đạo, một đội quân, một động lực, sao có thể tráo trở chia tách, gán ghép tùy tiện.
Quân giải phóng miền Đông hành quân trong chiến dịch Đông Xuân 1966-1967. (Ảnh: T.L) |
Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến giành lại độc lập thống nhất đất nước đã diễn ra hết sức sâu rộng trên khắp các lục địa với lực lượng đông đảo, cường độ ngày càng mạnh mẽ, với nhiều hình thức cảm động và hiệu quả. Những biển người biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam nổ ran ngay trên nước Mỹ đã làm lung lay Tòa Bạch ốc, Lầu Năm Góc, làm chấn động lương tâm người Mỹ không chỉ một thế hệ. Chẳng lẽ nhân dân Mỹ lúc ấy chỉ “ủng hộ miền Bắc Việt Nam ”? Những năm tháng ấy hàng tỷ người trên hành tinh này cứ mỗi buổi sáng thức dậy là nghĩ đến Việt Nam tìm mọi cách để giúp đỡ nhân Việt Nam chiến đấu và bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng họ khi có dịp tiếp xúc, gặp gỡ. Chả lẽ lương tri loài người lại có thể nhầm lẫn đến như vậy khi họ họ đã bỏ ra bao nhiệt huyết, thời gian, tiền bạc, tình cảm yêu thương chỉ để tiếp sức cho “bên gây ra cuộc nội chiến tương tàn”. Vì Cộng sản giỏi tuyên truyền à? Không, vì họ đã đến với nhưng người bị xâm lược đang quật khởi vung lên, đến với cái thiện, ủng hộ chính nghĩa, phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Thế mà: “Anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Họ là ai vậy? (2)
Nụ cười chiến thắng |
Gần đây trong các nỗ lực hàn gắn thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc, lòng yêu nước được coi là không của riêng ai. Mỗi người có thể và có quyền và có cách thể hiện lòng yêu nước của riêng mình. Đúng là như vậy. Nhưng đấy chỉ là khái niệm chung. Trong mỗi giai đoạn lịch sử lòng yêu nước luôn gắn với những tiêu chí nhất định. Ví như trong hoản cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược thì biểu hiện rõ ràng nhất của lòng yêu nước là lòng căm thù giặc, hăng hái góp công sức, sẵn sang hy sinh vì sự nghiệp cứu nước. Ngược lại, người đi theo giặc, làm lính đánh thuê cho chúng thì không thể nói là yêu nước được. Đội ngũ tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn thời Mỹ xâm lược hầu hết đều là sỹ quan do Pháp đào tạo, phục vụ trong quân đội Pháp. Pháp thua Mỹ vào thế chân thì lại theo Mỹ, làm tay sai cho Mỹ. Dù lý giải kiểu gì thì đó cũng là thực tế không thể phủ nhận, đánh tráo khái niệm. Và đây, chân dung bộ sậu chóp bu của chính quyền Sài Gòn: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng quân đội là một hình ảnh điển hình về nhân thân, gốc gác của những “anh em miền Nam…”: Là sỹ quan của quân đội Pháp, từ chiến trường Nam bộ “ năm 1951 ông (Trần thiện Khiêm) được điều đi đồn trú tại tiểu khu Hưng Yên với cấp bậc đại úy. Tại đây ông két thân với 2 sỹ quan người Việt Nam là trung úy Nguyễn Văn Thiệu và trung úy Cao Văn Viên. Bộ 3 này về sau là những người có thế lực nhất trong nền Đệ nhị Công hòa” ( Trần Thiện Khiêm,Wikipedia – tiếng Việt), Trên internet hiện có cơ man bài viết của những người thuộc chính quyền Sài gòn cũ, từ người có cấp bậc chức vụ cao nhất đến anh Thượng sĩ Nhất. Họ nói qua nói lại, nói xuôi nói ngược, vặn vẹo đủ kiểu, cuối cùng vẫn để lòi ra cái đuôi thân phận tay sai, không hơn không kém. Năm 1990, giao lưu với các cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa bên Mỹ, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Chúng ta - tức chính quyền VNCH ở miền Nam – là nô lệ cho nước mạnh, khi nước lớn bỏ ta thì ta đành chịu thua. Tôi đào ngũ để tự vệ. Tôi ở lại, anh em và đồng bào sẽ nói vì ông cố bám ghế Tổng thống nên Cộng sản mới đánh…Cộng sản là chế độ hợp pháp hợp hiến được thế giới công nhận…”. (3)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước con số hy sinh của đồng bào, bà con cô bác, của tuổi trẻ miền Nam là vô cùng to lớn . Hàng chục vạn ngừơi con miền Nam đã ngã xuống cho quê hương được giải phóng. Rất nhiều anh hùng dũng sỹ của miền Nam , Thành đồng Tổ quốc đã được vinh danh. Trong cuốn “30 năm kết thúc chiến tranh”, tướng Trần Văn Trà đã khẳng định điều đó rất rõ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước, non sông về một mối là của cả dân tộc, đâu riêng của miền Bắc? Thế thì, đồng bào Nam bộ và chiến sĩ quân giải phóng miền Nam đã vì ai mà chiến đấu chống Mỹ-ngụy? Danh thơm của họ còn lưu muôn thửa với non song đất nước này như Nguyễn văn Trỗi, Võ Thị Thắng, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, nhac sỹ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhiều nhân sĩ trí thức và nhà báo… những “anh em miền Nam” này đã không dược nói đến trong “Bên thắng cuộc”.
Chiến tranh dã lùi xa, câu chuyện địch ta nhắc lại là vạn bất đắc dĩ. Vết thương cũ đang lành dần trên da thịt Mẹ Việt Nam xé toạc ra làm cho nó bật máu phỏng ích gì? Những người con ra đi năm ấy đã yên ổn cuộc sống nơi đât mới, làm ăn tấn tới. Nhiều người đã về thăm Việt Nam , nhìn quê hương thay đổi, phát triển cũng không giấu được vui mừng. Hơn 40 triệu người ở lai dã sinh sôi nảy nở thành hơn 80 triệu người, cuộc sống cũng khấm khá lên nhiều. Lịch sử đã sang trang, gương mặt đất nước đã có nhiều biến đổi. Các cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ J. Ke-ry, G. Mac-kên, người là sỹ quan hải quân tham gia chiến tranh Việt Nam ở chiến trường Nam bộ, người là phi công bị bắt khi máy bay bị bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch ( Hà Nội ) đã trở thành những người bạn lớn của Việt Nam.
Trong trận chiến mới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh trong thời điểm này nhân dân ta có vô số công việc phải làm: Dồn sức để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông, kiên quyết đấu tranh loại bỏ “một bộ phận không nhỏ… “một bày sâu quan tham đi kèm với “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm theo hướng tiêu cực”, quyết đối đầu với tệ mất đân chủ, xô đổ mọi rào cản trên con đương phát triển của Việt Nam…Không nên vì khó khăn, trì trệ, ách tắc kinh tế đất nước hiện nay, không vì sự tồn tại của “một bộ phận không nhỏ” suy thoái, biến chất mà đi tìm cứ liệu một chiều để phủ nhận cả cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập, tụ do cho dân tộc. Không thể đem những giá trị cao cả vì thống nhất, độc lập, vì chủ quyền đất nước để so với đồng USD và sự phồn thịnh vốn đã thuận chiều phát triển từ rất sớm ở các nước tư bản. Hai mặt của một vấn đề, cái gì là sai lầm của chế độ xã hội Việt Nam hiện nay cũng là quy luật như những cái chưa có, chưa hoàn thiện ở các nước phát triển. Đó mối là những việc cần làm ngay, làm đến cùng, thay vì kỳ công ngồi bới móc đống rác lịch sử, cố tình đánh tráo lịch sử một cách trơ tráo. Lịch sử chỉ xảy ra một lần. Lịch sử là tất yếu.Lịch sử không thể bị đánh tráo. Những lý giải này, chắc rằng khi đang là sĩ quan làm nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia, khi là phóng viên báo Tuổi trẻ đi viết phóng sự “Đường Sơn Quán” nhà báo Huy Đức đã từng suy ngẫm.
V.S
---------------------
+ Bài liên quan:
1- >http://lecuulong99.blogspot.com/2012/08/vai-suy-nghi-ve-phong-trao-au-tranh-o.html
2 - http://huyvespa.wordpress.com/2007/09/28/khong-danh-cho-ai-nh%E1%BA%A1y-c%E1%BA%A3m-v%E1%BB%81-9-tr%E1%BB%8B/
3- Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu...:
>http://tranhung09.blogspot.com/2013/01/co-tong-thong-nguyen-van-thieu-tra-loi.html
4- Cuộc chiến 10.000 ngày...:
>http://hoachinh.wordpress.com/2012/04/13/phim-vi%E1%BB%87t-nam-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-10-000-ngay/
3- Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu...:
>http://tranhung09.blogspot.com/2013/01/co-tong-thong-nguyen-van-thieu-tra-loi.html
4- Cuộc chiến 10.000 ngày...:
>http://hoachinh.wordpress.com/2012/04/13/phim-vi%E1%BB%87t-nam-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-10-000-ngay/
Về một sự kiện, một chặng lịch sử, một cuộc chiến tranh đều có nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng cái chuẩn vẫn là: Bản chất cuộc chiến đó là gì, từ ai gây nên? tác hại của nó, và nó được giải quyết thế nào?
Trả lờiXóaNhà báo Huy Đức có nhiều tư liệu nghề nghiệp, nhưng viết như cuốn này thì phiến diện, một chiều và có cả sự xuyên tac bản thân sự kiện, con người trong cuộc chiến.
Trả lờiXóaCái mà Huy Đức viết là sau năm 1975 chứ không còn trong cuộc chiến với Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, vì vậy không nên đi lạc đề.
XóaĐã có cái nhìn thiên kiến và sai lệch về bản chất cuộc chiến tranh VN thì viết về sau 1975 cũng có cái nhìn lệch lạc như vậy.
XóaViệt Nam nghèo, nhưng rất cần tự do, độc lập dân tộc. Vạn bất đắc dĩ mới phải lăn xả vào cuộc chiến đánh ngoại xâm, cứu Tổ quốc. Nên nhìn toàn diện. Đúng như tác giả viết: Cần có cách nhiều, đánh giá, nhận định thấu đáo, không nên hồ đồ hoặc áp đặt chủ quan.
Trả lờiXóaTôi rất tán thành lập luận:
Trả lờiXóa"Không thể đem những giá trị cao cả vì thống nhất, độc lập, vì chủ quyền đất nước để so với đồng USD và sự phồn thịnh vốn đã thuận chiều phát triển từ rất sớm ở các nước tư bản. Hai mặt của một vấn đề, cái gì là sai lầm của chế độ xã hội Việt Nam hiện nay cũng là quy luật như những cái chưa có, chưa hoàn thiện ở các nước phát triển. Đó mối là những việc cần làm ngay, làm đến cùng,..."- Thế mới đúng thực tế và nhu cầu cuộc sống xã hội.
NLG:
XóaBài báo nầy đưa ra một cách nhìn khác với xu thế ca ngợi tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức hiện nay trong cộng đồng mạng . Theo tôi, viết sử là phải dựa trên sự vận động khách quan của các mặt đối lập, xoay vần và chịu nhiều nhân tố(chủ quan, khách quan, tình hình nội trị, quốc tế, thực trạng kinh tế-xã hội đương thời...) tác động phức tạp tạo ra từng tình huống chính trị-xã hội trong một giai đoạn(thời kỳ) nhất định, cụ thể và còn tuỳ vào góc nhìn, phương pháp nhận thức của sử gia mà có những cách đánh giá vô cùng khác nhau, có khi đối lập nhau một cách gay gắt . Cách mô tả sự việc đã xảy ra nhiều khi bị thiên lệch, méo mó hay chủ quan bởi một định kiến, và dễ bị bóp méo hay rơi vào phiến diện khi chạy theo một chủ thuyết chính trị nhất định để giải thích lịch sử. Sự vận động của xã hội con người không phải chỉ có đúng sai, chạy bon bon như một cái máy vô hồn mà đầy đủ yếu tố hỉ nộ ái ố, mang tính nhân văn, có khi nửa này nửa kia, vừa đúng lại vừa sai-- nếu không định vị sự việc xảy ra đúng với thời gian vị trí và hoàn cảnh (tình huống) tạo nên-- trong nhận thức và đánh giá.
Hiện nay, cuộc chiến tranh ở VN vừa qua đang được một số người đặt lại, xem nó là cuộc chiến chống xâm lược hay nội chiến Nam -Bắc hoặc đan xen giữa cuộc đối đầu ý thức hệ qua chiến tranh "đại lý" và công cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Không loại trừ những người mang ý đồ phủ nhận tất cả những gì mà hàng triệu người VN đã đổ máu hy sinh vì những biến thái tiêu cực của nhà cầm quyền hiện nay trong một số vấn đề nào đó như quan hệ Trung-Việt chẳng hạn. Nói toạc ra là đòi hỏi người CSVN "sám hối" vì những hành động trong quá khứ sau khi đã dành được thắng lợi ? Thực ra là hoàn toàn vô lý hay nguỵ biện, không thể lấy hiện tại để chà đạp hay phủ nhận lịch sử, cả những sai lầm nghiêm trọng của đảng cầm quyền ! Điều này có lẽ chính Huy Đức cũng chưa nhận thức đầy đủ vì không phải là nhà nghiên cứu, tác giả chỉ có thể dừng lại ở tầm mức một nhà báo mô tả sự kiện riêng lẽ qua trải nghiệm cá nhân nhưng khái quát hoá thành cách nhìn, đánh giá của một nhà sử học là điều vượt sức của anh ? Rơi vào trạng thái "thấy cây mà không thấy rừng" một cách vô thức chăng ? Dẫu sao tác phẩm của Huy Đức cũng đánh động được lối áp đặt nhận thức một chiều, bác bỏ cách nói lấy được, xu thế phủ nhận những sự kiện đau lòng, biết vậy nhưng phải đành thờ ơ, khuôn sáo vì cuộc sống ? !
Chúng ta hãy chờ đợi tập 2 của anh...hi vọng sẽ giúp người đọc nhìn ra điều chưa thấy hết qua những gì mà anh đã trải nghiệm .
"Không nên vì khó khăn, trì trệ, ách tắc kinh tế đất nước hiện nay, không vì sự tồn tại của “một bộ phận không nhỏ” suy thoái, biến chất mà đi tìm cứ liệu một chiều để phủ nhận cả cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập, tụ do cho dân tộc".
Trả lờiXóa- Đúng thế, góc nhìn nào thì cũng đừng nói con voi giống ái cột đình hoặc giống cái chổi...Cuộc chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc thì đã rõ, còn gì phải bàn nhiều cho rách việc.
Mỗ đây tuy là "phía bên kia" đã đi cải tạo 3 năm sau G/P, nay nuôi cá bè ở ĐN, thấy bác NLG nói chí phải: "Nói toạc ra là đòi hỏi người CSVN "sám hối" vì những hành động trong quá khứ sau khi đã dành được thắng lợi ? Thực ra là hoàn toàn vô lý hay ngụỵ biện, không thể lấy hiện tại để chà đạp hay phủ nhận lịch sử, cả những sai lầm nghiêm trọng của đảng cầm quyền ! Điều này có lẽ chính Huy Đức cũng chưa nhận thức đầy đủ...". Đúng đấy NB Huy Đức ạ! Chúc tập 2 chuẩn hơn cho. Sự thật vẫn là sự thật, không nên...
Trả lờiXóaGiải phóng ai và giải phóng khỏi cái gì ? Và người "được/bị" giải phóng có cần/muốn "được/bị" giải phónng không ?
Trả lờiXóaGiải phóng bằng đem một hệ tư tưởng tệ hại đặt lên số phận của những người "được/bị" giải phóng có gọi là giải phóng được không ?
Giải phóng khỏi cái gì ? Kềm kẹp ? Phồn vinh giả tạo ? Nô lệ ?
Giải phóng rồi có thay thế những thứ gọi là "kềm kẹp", "phồn vinh giả tạo" và "nô lệ" bằng những thứ tốt đẹp hơn không ? Tại sao bây giờ có người nói về mặt tự do (ngôn luận, báo chí, biểu tình ...) ngay cả dưới thời thực dân Pháp, người VN có tự do hơn ?
Coi như bỏ, không tính số đô la, chỉ xét về mặt tự do -tức là đúng nghĩa giải phóng- các bác đã giải phóng cái gì ? Gông cùm nô lệ của chính người Việt dành cho người Việt bao giờ cũng nhẹ hơn thực dân hay đế quốc ?
Chào bác Bổng, tôi xin copy bài này về Blog của tôi và đã viết mấy dòng dưới đây trong Blog đó:
Trả lờiXóaTôi đọc "Bên thắng cuộc" hồi mới xuất bản, vì có người bạn ở Nhật nhiệt tình giới thiệu và hướng dẫn cách mua trên mạng. Quả thực lúc đầu đọc cũng thấy thú vị vì đã quá lâu rồi, do bận việc chuyên môn nên không có thời gian đọc những sách báo loại này. Dù rằng những thông tin trong sách này phần lớn tôi đều đã biết hoặc nghe kể, nhưng khi được Huy Đức tập hợp lại chung trong 1 cuốn sách thay vì rải rác trong nhiều truyện và bài báo thì cũng có cái hay. Do vậy tôi đã lưu vài thông tin về sách trên Blog này để thỉnh thoảng còn nhớ đến nó như một nguồn tư liệu đa chiều.
Sau đó, khi người bạn hỏi cảm nhận sau khi đọc thế nào, tôi đã viết mấy dòng sau để trả lời: "Mấy hôm nay đọc "Bên thắng cuộc" mình thấy mệt quá, đa phần thông tin mình đã biết, những chuyện xảy ra ở VN hồi đó mình biết chứ, nhưng được cái là Huy Đức đã tập hợp lại và viết tỷ mỷ thêm cho một số vụ việc. Có điều mình quen làm vĩ mô nên thích được đọc thêm các phân tích, lập luận, đánh giá của tác giả, giảm phần kể lể dài dòng; song Huy Đức lại không viết kiểu thế, cứ liên tiếp tung ra các sự kiện, đọc quá dài dòng văn tự nên càng đọc mình càng chán. Vả lại, cách nhìn của ông ấy trong nhiều chuyện rất khác với mình, nhất là khi đọc ông ấy phê phán tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước thì mình thấy khó chịu; hoặc khi ông ấy đề cao các ông Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt quá mức cũng vậy. Đề cao cũng đúng vì chính mình cũng rất khen 2 ông này, nhưng đề cao quá và chỉ nói cái tốt của 2 ông ấy nó không khách quan. Ai cũng biết các ông ấy cũng có lúc gây ra nhiều chuyện tệ hại cho đất nước, nhưng phân tích phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó để thấy việc các ông ấy có sai lầm cũng là điều có thể giải thích được".
Với suy nghĩ đó, sau khi đọc "Bên thắng cuộc", tôi cũng ít quan tâm đến các bài viết liên quan đến cuốn sách này, nhất là khi lướt qua các bài đều thấy có cách nhìn rất khác với mình. Tuy nhiên, tự nhiên hôm nay đọc bài dưới đây của Việt Sơn trên Blog của bác Bùi Văn Bổng thấy cách nhìn nhận rất phù hợp với suy nghĩ của tôi nên tôi lưu lại trong Blog này.
http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/01/oc-ben-thang-cuoc-can-thau-ao-ban-chat.html#more
Nói gì thì nói.Những gì Huy Đức viết đều là những sự thật mà những người "bên thua cuộc" thấy rất đúng và rất thật nhất.VNCH có bán tấc đất nào cho đế quốc không?Những nguời ở miền Nam trước kia đâu có ai cấn các người anh em miền Bắc vào giải phóng.Thật ra chúng tôi bị giải phóng thì đúng hơn.Những gì bên thắng cuộc đã làm đối với người anh em miền Nam lúc trước bây giờ nhìn lại thấy tất cả là giả tạo.Những chiến dịch bài trừ văn hóa Mỹ Ngụy,đánh tư sản mại bản,bắt dân đi kinh tế mới..thực chất là gì.Nếu nhìn lại vá so sánh xã hôi bây giờ với sau 1975 thì có phải những lời nói trước kia là giả tạo không.
Trả lờiXóaÔng PhuocLe ơi, ông nhầm rồi, sai lầm này hay khuyết điểm kia là của người nắm quyền, người vạch ra và triển khai chính sách cụ thể, nhưng đánh đuổi xâm lược, thống nhất đất nước là nguyện vọng, ý chí của toàn dân. Không phải "ai mượn" miền Bắc GP mà chính miền Nam cần được GP, cả dân tộc VN cần được GP. Ông đừng bực tức này kia mà cạn suy!
XóaGiải phóng để làm cái gì hả bác?
XóaToàn dân nào ? Tôi có phải là dân không, mọi người chung quanh tôi thời gian đó có phải là dân không ? Nếu có rất nhiều người không muốn "được/bị" thống nhất vậy "nguyện vọng, ý chí của toàn dân" là cái gì ? Miền Nam nào cần được giải phóng ? Có thể cả dân tộc cần được giải phóng, nhưng không phải giải phóng cái kiểu đó, mà giải phóng khỏi chế độ độc tài . Tới bây giờ vẫn còn cần, và càng cần hơn bao giờ hết .
Xóa“Giải phóng dân tộc” nhưng giải phóng cho ai? Cho dân miền Nam hay là đuổi Mỹ giúp TQ để bây giờ chính CSVN bị Trung Quốc khống chế, TQ vào cướp phá biển, đảo của ta, làm mưa làm gió trên lãnh hãi của ta mà cũng không dám gọi tên? Nhờ bà con kiểm tra dùm xem ông Thiệu có nói câu này mà Việt Sơn đã nêu: “Cộng sản là chế độ hợp pháp hợp hiến được thế giới công nhận”. Bài của Việt Sơn cũng tương tự như bài của Đức Hiển
Trả lờiXóaTôi đã xem bài phỏng vấn của TT Thiệu rồi. Ý của ông không phải thế, ông nói câu này khi nói về vụ 16 tấn vàng, ông cho là Việt Nam có quyền đòi lại, giả sử trong trường hợp bị ông mang đi "vì họ được thế giới công nhận." Thế thôi!
XóaỞ đây, tác giả Việt Sơn lại cố ý đánh tráo khái niệm, làm cho người đọc nhầm lẫn bằng cách trích ở đây một ít, chỗ khác một ít rồi ráp lại, chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ của tác giả. Đây là một thái độ hết sức vô trách nhiệm, trân tráo, đáng xấu hổ.
Còn nhớ, báo Việt Nam hay cho là Ông Diệm tuyên bố "Biên giới Mỹ kéo dài đến vĩ tuyế 17". Thật ra ông chỉ nói là "Thế giới Tự do kéo dài đến vĩ tuyến 17". Chúng ta cần tỉnh táo khi nghe các "dư luận viên" phát biểu.
Bài này là một tác phẩm tuyên truyền theo quan điểm và cách lý luận cũ rích. Các dẫn chứng minh họa cũng bê nguyên dữ liệu " chính sử - đảng ta" ra để dẫn giải.
Trả lờiXóaNão trạng của người viết như thế này thì đương nhiên và dễ hiểu là sẽ cảm nhận cuốn sách của Huy Đức theo kiểu ấy. Không có gì lạ.
Sau một thời gian dài tòan trị theo kiểu "Phong kiến tập thể" ( khái niệm cực kỳ tiến bộ của Nguyên CTQH Nguyễn Văn An trong loạt bài đăng trên Vietnamnet ) theo nguyên tắc " Đảng lãnh đạo xã hội tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp" đảng ta làm biến dạng xã hội, thui chột con người tự do mà dễ thấy nhất là sản sinh ra một dạng phổ biến rất đông, rất đông những con người có cái nghĩ na ná nhau, rẩt một chiều và đậm chất chung chung chủ nghĩa.
Khi cần nói về cái sai, họ lại ný nuận : hãy nhìn vào nhiều cái đúng dể quên cái sai ấy đi. Khi cần nói về cái đúng họ lại xoáy vào những cái sai để đấu tố cái đúng. Họ dùng cái ta để xóa nhòa cái tôi chính đáng. Họ dùng cái tôi xảo quyệt ngụy biện để đập tan cái ta phổ biến đương nhiên...
Bài này của tác giả Việt Sơn là minh chứng rõ ràng cho kiểu bồi bút của nhiều kiểu người như vậy.
Cảm ơn anh Bồng đã đăng những bài đa chiều thế này. Rất có ích cho chùng ta đối chiếu và tham khảo !
Dân miền Nam đang sống trong chế độ dân chủ , có ai muốn bị giải phóng và thống nhất đâu? Bọn Cộng sản xâm lược vaq2 cướp nước của ngưới ta thì có.
Trả lờiXóaVăn hóa Mỹ ngụy tồn tại dai dẳng thật! Ngay sau 1975, vì mê nhảy đầm bị bộ đội Quân quản bắt đeo bảng diễu phố, nhờ vậy tui mới nên người:
Trả lờiXóahttp://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2010/09/dancer.jpg?w=468
Huy Đức viết: ''Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975… Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc...''
Trả lờiXóa> Về cuộc chiến và ý nghĩa của nó, đã rõ, ít ai bàn nữa. Nhưng từ khi ông Hồ già yếu cho đến khi mất, nhất là sau 1975, ông Duẩn, ông Thọ biến Đảng CSVN đi theo hướng Tàu Cộng và quan liêu, màu mè kiểu Nga Xô, cố tình đi theo sự lệnh hướng mà họ muốn, rồi từ đó theo đà tha hóa dần. Ông Giáp và nhiều vị khai quốc công thần, lão thành CM đã phản đối những sai lầm này. Phản đối thì họ hại, họ bài, họ vu tội, hạ bệ, bịa ra tội cố tình bắt bỏ tù...Họ phản bội chủ nghĩa Mác bằng cách trọng giáo điều, khuyến huấn thị, xa rời thực tế. Đưa vào bộ máy những kẻ ngu dốt, xu nịnh, tham lam, vô cảm chỉ biết cá nhân chủ nghĩa như ông Hồ đã báo động cái Chủ nghĩa cá nhân tại hại nguy hiểm này từ tháng 1-2/1969. Nay, càng ngày càng tệ hơn. Tệ nhất là từ Đại hội IX đến nay! Tác giả Việt Sơn đi lạc chủ đề của cuốn BTC rồi. Ai chả biết, chính họ phá Đảng chân chính, chính họ đi ngược lại dân chủ, coi như họ tự phủ nhận, cả phá ngang cái lịch sử vinh quang mà nhân dân hai miền N-B đã đã đổ biết bao xương máu làm nên...Nguy quá, nguy cho tương lai Việt quá!
Các vị "bộ phận không nhỏ" cứ dấn lên, bất cần là tự đào mồ chôn mình. Không có thế lự thù địch nào phá nhanh bằng chính những kẻ mũ áo CS mà tự phản bội nguyên tắc quan điểm CN Mac_Le, tự phá mình, "tự diễn biến"! Lòng tham phá nước nguy hơn giặc cướp và ngoại xâm.
Trả lờiXóaĐỀ NGHỊ BẮN BỎ HUY ĐỨC.
Trả lờiXóatôi xin hỏi tac giả Việt Sơn- Ông có nhìn nhận những sai lầm của cộng sản Việt Nam sau chiến tranh hay không? có thể Huy Đức đã nhìn cuộc chiến tranh không đúng như ông nói, nhưng những gì sảy ra sau chiến tranh thì sao? Bắt bớ từ đày Nguỵ quân, cải tạo tư sản, đề raa những chính sách sai lần khiến hàng triệu người phải chấp nhận đánh đổi cuộc sống để bỏ nước ra đi thì sao?
Trả lờiXóaKể từ khi Quyển 1 Bên thắng cuộc của Huy Đức ra đời có khá nhiều bài viết đánh giá khen chê trái chiều. Tuy là một người sinh sau đẻ muộn và không tham gia vào cuộc chiến tranh này, kể cả cha mẹ cũng chẳng theo bên nào nhưng với những tư liệu lịch sử đã đọc và cách nhìn nhận của một người công dân trẻ thì Tôi thấy rằng đối với người dân chúng tôi chuyện bên nào thắng thua không quan trọng. Cái mà chúng tôi cần là một chế độ có thể đem lại độc lập cho đất nước, đem lại tự do, dân chủ cho nhân dân đảm bảo sự công bằng xã hội, làm cho nhân dân có được đời sống khá giả, được hưởng thụ về vật chất và tinh thần. Chế độ nào làm được điều đó thì dân mới tôn trọng và xem là chính nghĩa. Vì thế, để xem một cuộc chiến/một cuộc giải phóng hoặc bên nào có chính nghĩa hay không thì mình phải xét đến mục đích của nó. Nếu mục đích ban đầu cho cuộc chiến là chính nghĩa nhưng khi chiến thắng rồi lại không thực hiện như đã hứa hoặc làm cho điều kiện sống của dân còn tệ hơn chế độ trước thì suy ra đó là mục đích giả tạo, nhằm để lôi kéo, lừa dối nhân dân và lừa dối cả những người lính theo mình vì lý tưởng cao đẹp. Mặt khác, đặt trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới thời điểm đó là cuộc chiến tranh lạnh với hai phe tư bản và CNXH mà đứng đầu là Mỹ và Liên xô thì việc một số nước như Đức, Triều Tiên, Việt Nam, .. bị chia tách để phục vụ cho lợi ích riêng của các nước lớn cũng là điều dễ hiểu. Theo đó, nếu như Miền nam Việt Nam có Mỹ yểm trợ thì Miền Bắc cũng có Liên xô và Trung Quốc hỗ trợ. Tuy nhiên, hình thức, phương thức hỗ trợ của các bên không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, theo Tôi nhận định về cuộc chiến tranh này là: “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” của Chú Huy Đức cũng không hẳn là không có cơ sở. Âu đó cũng là nỗi đau thương của người Việt Nam khi chỉ là "con tốt" trong ván cờ của Thế giới.
Trả lờiXóaĐừng lợi dụng những việc làm không tốt của lãnh đạo hôm nay mà phủ định công cuộc kháng chiến vĩ đại đã qua của dân tộc VN. Người chân chính mở miệng hay hạ bút phải rạch ròi, đừng hồ đồ "mầy lưu manh thì cha ông mầy cũng lưu manh". Cái bất hạnh của nhân dân VN là nhóm lãnh đạo nào lên cầm quyền cũng " độc tài,mưu danh đoạt lợi, ức hiếp nhân dân". Tôi tán thành quan điểm của tác giả bài viết nầy.
Trả lờiXóaBạn Thế Vinh có muốn làm suôi gia với một gia đình lưu manh không?
XóaTôi chỉ hỏi ông Việt Sơn mấy câu:
Trả lờiXóa- Sách này giới hạn từ thời điểm nào ?
- Các sự kiện trong sách đúng, sai bao nhiêu phần trăm ?
- Những ấu trĩ đó có được sửa sai không ?
- Đất nước ta hiện này thế nào ?
Đất nước thì từa lưa, văn hóa thì suy đồi, kinh tế thì nát bét do ai ? Vì cái gì mà nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch, chuyện gì cũng đổ cho phản động. Trong khi "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất" ? Cầm quyền kiểu gì vậy ? lãnh đạo toàn diện tuyệt đối kiểu gì vậy ?
Thấy sai mà không chịu nhìn nhận để mà sửa lại còn ngụy biện, thì chỉ có đám cộng sản đểu.
Đại Lộc rất chí lý, "thế lực thù địch" của toàn xã hội nước Việt hiện nay là ở trong cái tổ rối sâu đục thân "Bộ phận không nhỏ", không ở đâu xa. Họ vẫn đang cố tình giấu mặt, xưng là đạo đức, mượn danh Đảng để chống phá sự nghiệp đổi mới đất nước, bắt tay với Tàu Cộng - Cộng giả hiệu - tung tin hỏa mù, rõ là "vừa ăn cướp vừa la làng".. Thương cho nước cho dân xứ ta quá, giặc ngoại xâm rình rập, giặc nội xâm tung hoành ngang dọc, hu...hu,...Mếu đây! Giả lau nước mắt đây! Khóc tiếng Miên đây!!
XóaMấy lời với các con ta.
Trả lờiXóađừng có bao giờ dơ súng bắn vào Cha Ông mình.
đừng có bao giờ nhổ lên máu xương của họ.
tội đó ta gọi là phản phúc.
Sai là sai - đúng là đúng.
XóaKhông thể vì tình cảm riêng tư mà nói khác đi. Không có cái phúc nào xây dựng trên sự dối trá cả.
Vâng, chúng em không bao giờ dám phán xét Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc cả, vì làm thế là phản phúc ạ .
Xóa"Phần lớn tư liệu được Huy Đức liệt kê trong sách đã được báo chí trong nước đăng tải, một lượng lớn chuyện kể, dẫn liệu của các nhân vật bên thua cuộc nội dung na ná như thế cũng đã được người ta post lên mạng từ lâu rồi. Vả lại tôi là một người lớn tuổi, do công việc nên các sự kiện được “Bên thắng cuộc” (BTC) trình bày đã được chứng kiến tận mắt, càng không thấy có gì lạ lẫm."
Trả lờiXóa- Ông nói "Một người lớn tuổi" để làm gì? Ông cho rằng ông lớn tuổi là ông có tư cách, đạo đức, hiểu biết hơn người nhỏ tuổi sao?
- Có thật là ông "chứng kiến tận mắt" "các sự kiện"?
@ Mafiovi,
Trả lờiXóaLịch sử không bao giờ làm lại được, nhưng phải có cái nhìn chính xác về nó thì mới tránh được những sai lầm tương tự. Rồi đây "ta" sẽ trở thành "cha ông" của con cháu ta, nếu "ta" không có cái nhìn lịch sủ khách quan thì sau này con cháu chúng ta sẽ là những người gánh họa. Đó chính là cái logic của BTC mà Huy Đức muốn gửi đến chúng ta.
Những cách nhìn như tác giả Việt Sơn, Mafiovi và một số người khác đầy thành kiến thù hận, bảo sao dân tộc của chúng ta mãi không lớn lên được.
Tôi đã tròn 60 tuổi, đi qua chiến tranh với tư cách người lính QĐNDVN ở "cối xay thịt" Quảng Trị. Cha mẹ tôi là Việt Minh, tập kết ra Bắc năm 1955. Tôi đã tốt nghiệp 2 trường đại học danh tiếng của VN, nhiều năm nghiền ngẫm về số phận của nhân dân, đất nước.
Trả lờiXóaTôi xin gửi đến các bạn trẻ hôm nay một tâm tư của kẻ cuối đời: hãy cảnh giác với luận điệu của chóp bu các bên về khái niệm độc lập. Độc lập có ý nghĩa gì, khi nhân dân vẫn chỉ là nô lệ đói nghèo, khốn khổ? Độc lập có ý nghĩa gì, khi qua khỏi cuộc chiến gần 40 năm, hàng chục vạn phụ nữ Nam bộ vẫn đành dứt áo ly hương, xa người thân đi làm vợ xứ người, chẳng chút tình cảm yêu thương? Có khác gì làm điếm chung thân? Độc lập có nghĩa gì khi nông dân cứ mất đất bởi các sân golf, kiện tụng thì vào nhà đá? Độc lập có ý nghĩa gì khi nói, viết, thậm chí suy nghĩ phản biện cũng bị khủng bố, tù đày, hãm hại?
Hãy xem, qua khỏi chiến tranh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức Quốc, Ý... người ta vùng dậy từ đống tro tàn nhanh như thế nào. Các bạn hãy thử hình dung, ở các nước ấy, nếu vô phúc do đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo như ở VN, sẽ ra sao? Cứ nhìn Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Trung Quốc hiện nay khắc biết.
Nhìn sang New Caledoni (Tân Đảo) ấy. Dù là thuộc Pháp (chưa độc lập), cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân không khác gì ở Pháp. Vì vậy, dân ở đây không muốn độc lập. Dân ở quần đảo Manvinat muốn thuộc về Anh quốc, chẳng muốn về Achentina. Hàng loạt nước ở Phi châu, độc lập khỏi nước Pháp từ thập niên 1960, hiện nay ra sao?
Tôi dám chắc, nếu VN vẫn thuộc Pháp, đời sống người dân chẳng thua kém Tân Đảo. Chắc hắn chúng ta tránh được 2 cuộc chiến tranh lớn (chưa kể 2 cuộc với TQ và Campuchia), với 3-4 triệu người mất mạng, cũng chừng ấy thương tật.
Vấn đề cốt lõi là tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nếu không có dân chủ, độc lập dưới chế độ độc tài toàn trị thì thất bại luôn thuộc về nhân dân.
Ở các quốc gia nghèo đói lạc hậu như châu Phi, bọn chóp bu lộng hành, vương giả hơn 100 lần các nguyên thủ các thể chế dân chủ như Hoa Kỳ. Hãy nghiền ngẫm kỹ điều này.
Tôi rất thích thú bài viết vủa Việt Sơn, cảm ơn anh đã nói hộ cho tôi về việc tên chiêu hồi Huy Đức đã nịnh bọn lưu vong.
Trả lờiXóaHuy Đức cũng khổ, hắn muốn định cư ở Mỹ tự ghép vào hàng ngũ Lưu Vong bẩn thỉu (tôi chỉ gọi bọn người Việt phản quốc ở nước ngoài là Lưu Vong, không gọi những người Việt ở xa Tổ quốc là Lưu Vong).
Tôi không biết làm sao để dạy tên này, như Mác nói, :"vũ khí phê phán không thể thay thế cho việc phê phán bằng vũ khí".
Tôi cầu mong Đảng và Chính phủ hãy trừng trị bọn chúng theo phương án phê phán thứ 2.
Thân mến !
Lại một tên luôn sống trong sự thù hận chính những người anh em của mình, mày chẳng khác bọn Kh'mer đỏ tí nào.
XóaCám ơn bài viết của Việt Sơn.
Trả lờiXóaNhiều kẻ lên giọng yêu nước, nhưng thực ra là yêu đô la MỸ thôi.
Tác giả Việt Sơn phản bác HĐ và đưa ra 1 vài sự kiện lịch sử như .."lê máy chém sát hại người CS và dân thường..dưới thời Ngô Đình Diệm để lên án chế độ miền nam thời đó ác...". Vấn đề là cho đến nay theo tài liệu mới chỉ thấy có 1 trường hợp đó là Ba Cụt bị sử chém đầu..Dẫn chứng 1 sự kiện lịch sử không đúng hay không có...Vậy liệu phản bác có giá trị?
Trả lờiXóaTôi không nói chế độ miền nam có ác hay không. Đó là vấn đề của sử học và sử phải cần trung thực...Vấn đề là sử hiện này quá "bát nháo"...
Cứ nhìn về Hoàng sa để dễ biết
Trả lờiXóaNếu những sự kiện lịch sử sau năm 1975 mà Huy Đức dẫn chứng là đúng thì quả thật ĐCSVN đã phạm quá nhiều sai lầm. Có những sai lầm về kinh tế thì còn có thể sửa chữa được, nhưng những sai lầm về đối xử với tư sản, hoa kiều và cựu ngụy quân như vậy thì thật rùng mình. Tôi là lớp người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, tôi chỉ còn nhớ thời bao cấp đời sống của dân HN vô cùng cơ cực. Tôi không cho rằng nhìn nhận lại lịch sử là "đánh tráo khái niệm". Nếu chúng ta không đánh giá đúng sai thì trong tương lai sẽ lại tiếp tục mắc sai lầm. Chúng ta đang cố gắng xây dựng đất nước đi lên CNXH nhưng xem ra cái đích đến ngày càng xa vời. Có lẽ chúng ta đang bị "lỗi hệ thống" vô phương sửa chữa như ông Nguyễn Văn An nguyên CT Quốc hội đã nói? Nếu vậy thì sao không thay đổi các hệ thống này đi. Không thể bắt 90 triệu dân làm vật thí nghiệm cho cái mô hình XHCN không tưởng được. Nếu so với những gì Mác Lê nin đã miêu tả về CNXH và CNCS thì mấy nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy,.) là gần giống nhất. Hãy học theo đường lối phát triển đất nước như họ đang làm: Tự do ngôn luận, tam quyền phân lập, đa nguyên chính trị. Đó chính là chìa khóa của mọi thành công. Đừng sa lầy vào các chính sách sai lầm, cũ mèm nữa. Vũ khí phê và tự phê sẽ chỉ nuôi dưỡng sâu con thành sâu chúa mà thôi. Tôi mong ông Việt Sơn trả lời giúp cái con đường xây dựng phát triển đất nước mà đảng đang áp dụng khi nào sẽ thành công? Khi nào VN sẽ đuổi kịp Thái Lan về kinh tế và Myanmar về nhân quyền???
Trả lờiXóaĐọc bài ông Việt Sơn, tôi chợt nhận ra cách nghĩ, cách lập luận rất giống với Đại tá, nhà báo VIẾT SƠN- nguyên cán bộ phòng biên tập báo Quân đội nhân dân. Là đàn em của anh Viết Sơn, những lần bên bàn trà phê phán kẻ cố tình suy diễn, bóp méo lịch sử dân tộc, anh thường thể hiện quan điểm tương tự như vậy. Không hiểu cảm nhận của tôi có đúng không? Nếu sai, mong anh Viết Sơn và ông Việt Sơn bỏ quá cho. Biết đâu hai tác giả là hai người khác biệt nhau.
Trả lờiXóaCách đây khoảng hai chục năm, đôi lần gặp Huy Đức, tôi biết anh là phóng viên hăng hái. Thế thôi. Nay đọc Bên thắng cuộc, tôi quá bất ngờ. Nếu anh ít học, ít quan hệ xã hội, bị bưng bít thông tin, chỉ nghe một chiều từ kẻ tiêu cực, hoặc là kẻ phạm tội, oán ghét, thù hận chế độ - cả giận mất khôn - đã đành... Đau quá, nhục quá!
Những điều tôi muốn nói thì ông V. Sơn đã nói rồi – nói đứng đắn, lịch sự và sòng phẳng. Chỉ xin nhấn mạnh rằng: Lịch sử là cụ thể. Vấn đề lịch sử đấu tranh giành và giữ nước của dân tộc - thiết nghĩ ai cũng hiểu, lẽ ra không nên bàn nhưng đang bị hiểu sai. Lẽ nào Huy Đức không hiểu (hay cố tình không hiểu) các nước đế quốc vào Việt Nam, đổ người, đổ của vào là vì lợi ích riêng, mục tiêu chiến lược riêng của họ...chứ đâu phải họ nhân nghĩa, thấy “huynh đệ tương tàn” mới vào!? Chúng ta làm cuộc kháng chiến để chống xâm lăng, chống âm mưu cướp nước của bọn đế quốc là quá rõ. Còn gì nói nữa ? Rõ nhất là sau tháng 4-1975 chúng ta đối xử với những người trong chế độ cũ rất tình người, chứ đâu coi họ là tù binh ? Đâu có “chính sách” trả thù ? Ta chỉ coi họ “lầm đường lạc lối”, giúp họ xây dựng cuộc đời mới. Nếu nói như Huy Đức thì oan hồn của những người đang ở thế giới bên kia - chẳng may chết trong chiến tranh và nhất là các liệt sĩ - sẽ oán hận lắm!
Từ cái gốc ấy, mong sao mỗi người Việt Nam ta hãy nhìn đúng, hiểu đúng sự thật lịch sử, kẻo mắc tội với cha ông !
Tôi tán thành quan điểm của tác giả Việt sơn về cuộc kháng chiến chông xâm lược của dân tộc, nhưng cũng ghi nhận những nhận xét dưới bài viết này ( trừ một vài người có thái độ quá cực đoan). Hiện trạng đất nước hiện có quá nhiều vấn đề bức xúc, nhức nhối. Ỏ cuối bài viết chính tác giả Việt Sơn cũng đã liệt kê : chủ quyền quốc gia ở biển Đông bị xâm phạm, nạn tham nhũng hoành hành, "chủ nghĩa tư bản thân hữu", nhóm lợi ích theo hương tiêu cực phát triển.
Trả lờiXóaCám ơn Blog Bùi Văn Bồng đã tạo dịp để lòng dân được bày tỏ thoải mái.