Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

> Cũng là KÝ ỨC CHIẾN TRANH

Đài tưởng niệm Khâm Thiên
1/Hôm trước tôi đọc một bài tản văn của một tay Phó Chủ tịch thị trấn ở tỉnh Ninh Thuận viết về kỷ niệm của tay ấy mùa Đông tháng Chạp năm 1972.Trong ấy có đoạn:
"Ghé thăm nhà bà cô bên phía Mẹ ở Phố Khâm Thiên gần cái ngõ Văn Chương. Một ngôi nhà khá xưa ở phố ả đào. Tôi còn nhớ cái cửa kính không ghép mà có nhiều màu rất đẹp của nhà cô. Cả nhà đi sơ tán từ lâu nhưng hôm ấy gần Noel, vả lại lúc ấy cũng yên ắng tiếng bom nên cô tôi và 2 anh về để chuẩn bị đi lễ nhà thờ. Ở nhà cô 1 ngày theo anh đi vớt giun sông Tô Lịch để nuôi cá vàng....
 Sau 2 ngày xong công việc, tối ngủ nhà cô, sáng 18/12 Ba con tôi lại về nơi sơ tán. Không ngờ đấy là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy cái cửa kính nhiều màu và gặp cô cùng 2 người anh". 
Hôm sau trên đường đi làm về tôi chụp ảnh đường phố Khâm Thiên sau bốn mươi năm.



Tôi cũng thế, không bao giờ tôi quên những ngày tháng gian khổ ấy, quên những đêm chui dưới hầm, ngó mắt lên trên giời nhìn những quả tên lửa nối đuôi nhau bay lên, rồi một lúc nào đó, tôi sẽ viết những kỷ niệm riêng của mình về những ngày tháng này.
       2/ Qua đọc báo tôi biết thông tin về nhà báo Huy Đức sinh năm 1962, đã từng là phóng viên của báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn tiếp thị. Huy Đức có thời kỳ là thượng úy quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.
Mới rồi, nhân ngày Hà Nội kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (thời điểm đó Huy Đức mới 10 tuổi), nhà báo Huy Đức có viết một dòng trên Facebook thế này:
- Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B 52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.
Tôi hơn tuổi Huy Đức và trong ký ức của tôi những ngày tháng Chạp năm 1972 tôi còn nhớ rất rõ, nhưng thông tin này, đúng là lần đầu tiên tôi nghe.
- Liệu nhà báo Huy Đức có đủ chứng cớ không?
Tôi hy vọng bốn mươi năm rồi, những đau thương đã qua, liệu có gì mà chúng ta chưa biết tường tận, ai đó sẽ cho chúng tôi biết sự thật, một điều là những cán bộ chiến sĩ hồi ấy mới 30 tuổi thì chắc nay cũng chả còn mấy nữa.
Nếu không nói ra thì họ sẽ mang sự thật về thế giới bên kia.

Nguyên cựu sĩ quan chiến trường Campuchia Huy Đức
3/ Tôi biết về nhà báo Thanh Hằng là phóng viên báo công an nhân dân qua mạng internet. Có một hôm mở mạng Internet tìm đọc về thông tin ta kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, tôi đọc bài viết có nhan đề "Ký ức chiến tranh" của Thanh Hằng. Bạn ấy viết sau khi đọc những lời của Huy Đức mà tôi đã kể ở trên.
Để tiện khi đọc lại mỗi khi nhớ về cuộc chiến chống máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc, cũng như để những người sinh sau cuộc chiến năm 1975 biết thêm về thời khắc mà nước Mỹ dọa đưa chúng ta về thời kỳ đồ đá , tôi (một CCB) chép lại nguyên xi bài viết để các ban cùng xem:

Ký ức chiến tranh
(bởi Thanh Hằng vào 28 tháng 12 2012 lúc 23:54 )
> Bác Osin Huy Đức mới tung ra một stt về việc Phạm Tuân bắn B52, lập tức là một rừng comment với nhiều ý kiến phản đối chủ nhà tơi tả.
Thế mới biết, ai đó cứ lo lắng về chuyện giờ đây con người ta thờ ơ với cái chung của xã hội, để áp đặt đủ mọi điều theo ý chủ quan họ, là thiếu căn cứ. Chẳng qua, khi chưa có cơ hội thể hiện, thì người ta chưa lên tiếng mà thôi.
Cuộc chiến tranh đi qua. Nhiều bạn khi đó chưa sinh, nên không thể biết được sự khốc liệt của cuộc chiến. Nhà mình khi đó ở Thái Nguyên, ở một huyện miền núi, nhưng cũng vẫn phải đi sơ tán. Nơm nớp lo âu bom dội xuống, chả nhà nào làm ăn được vì nhà nào cũng đi sơ tán. Nhà mình cũng thế, k làm gì được, nên chỉ bà ngoại và mẹ mình vất vả, nuôi cả nhà. Bố đi công tác xa. Trực chiến triền miên. Chợ thì họp buổi tối, trên một đồi cây và mỗi người bán hàng một ngọn đèn dầu, để có máy bay là tắt luôn.
Bọn mình còn nhỏ, nhưng đã phải mỗi đứa bắt buộc có một túi cứu thương, trong đó có một lọ thuốc giảm đau và gói bông băng, thuốc đỏ để sát trùng phòng khi bị thương.
Mỗi nhà có một hầm trú ẩn. Ở trường học thì hầm dài và to hơn, nối từ trong lòng phòng học ra ngoài. Xung quanh trường ngoằn nghèo là hầm trú ẩn.
Hồi bé, chả biết gì, cũng chả có gì chơi, nên báy bay Mỹ bay qua, hết báo động, là hào hứng chạy ra nhặt những chùm giấy bạc về chơi, mà đâu biết, đó chính là thứ làm nhiễu sóng rada của mình.
Cho đến giờ, mình vẫn không quên được cảm giác sợ hãi của ngày ấy. Đêm nào cũng báo động. Chả đêm nào được ngủ yên. Có đêm, báo động, bà ngoại cõng mình xuống hầm, nhìn chả rõ đã đâm sầm vào bức tường nhà... 40 năm đã qua, mà giờ vẫn còn thương bà vì thế.
Vào thời điểm ấy, lại mới ra xảy ra vụ biệt kích Mỹ tập kích ở Sơn Tây và bắn chết mấy mẹ con một bác GĐ hay PGĐ Sở Công an Hà Tây khi đó. Lúc ấy, làm gì có thông tin để biết rằng, biệt kích Mỹ xuống Sơn Tây là vì định "đánh tháo" cho phi công Mỹ. Nên không chỉ lo bom đạn, thiểu ăn, nhà mình còn thêm một nỗi lo nữa là lính Mỹ có thể hạ cánh để bắt cóc, mà bao giờ chả chọn sân vận động rộng để đáp máy bay, trong khi nhà mình nằm ở đầu phố, sát một sân vận động lớn. Bố và chị làm CA. Mẹ mình suốt ngày thở vắn than dài vì lo. Đến giờ, mình vẫn ám ảnh nỗi lo của mẹ ngày ấy!
Nhà báo Thanh Hằng
Ôi trời, trăm nỗi lo thời chiến.
Hình như đúng chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, có một chiếc máy bay bị bắn rơi ở xã Văn Khúc (huyện Đại Từ, Thái Nguyên), cách nhà mình chừng vài cây. Ruột của phi công vắt trên ngọn tre. Nhưng rất đau đớn, khi đó k phải là phi công Mỹ, mà là phi công ta, do pháo ta bắn nhầm.
Thời đó, liên lạc chưa như bây giờ, nên khi máy bay cất cánh, k kịp báo cho các trận địa pháo.
Đến giờ, mình vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác thời chiến. Nhà nào cũng có người đi bộ đội. Đau đớn lắm khi hầu như nhà nào cũng có người là liệt sĩ. Mỗi khi có giấy báo tử của ai đó từ chiến trường về, mọi người đều thở dài, chờ đợi căng thẳng, vì hiểu rằng, điều đó có thể đến với gia đình mình bất cứ lúc nào, dù k ai muốn.
Hàng xóm nhà mình có một anh đi bộ đội. Anh ý tử tế. Bọn mình đều rất quí anh. Anh ấy và chị gái mình thân thiết, hình như còn yêu nhau. Nhưng chuyện còn chưa đâu vào đâu thì anh ấy hy sinh. Nỗi đau, mất mát bởi chiến tranh vì thế mà không hề xa lạ với từng gia đình, từng con người, từ trẻ con đến người lớn.
Vì thế, mình cũng như bao người dân VN khi đó, căm thù chiến tranh, căm thù giặc Mỹ từ thẳm sâu ý thức, từ nỗi đau hiện hữu trước mặt, trong tim. Chứ hoàn toàn không vì tuyên truyền, vì giáo huấn.
Thời đó, mọi người căm thù Mỹ đến nỗi, hầu hết các nhà nuôi chó đều đặt tên là Jon, hay Jonxon, Nichxon, hay Nich... túm lại là cứ tên Tổng thống, Phó Tổng thống Mỹ mà đặt. Học sinh thì thể hiện lòng căm thù Mỹ bằng cách, k viết hoa chữ Mỹ. Người dân k gọi là Hoa Kỳ, mà chỉ gọi là Mỹ.
Có thể giờ nghĩ lại thì thấy buồn cười, nhưng khi đó, chính tinh thần trăm người như một ấy mới làm nên sức mạnh, để người dân k so đo, tính toán từ con người đến kinh tế, dồn lực huy động cho cuộc chiến.
Dù năm tháng có trôi đi, thì cảm giác từng trải qua thời chiến vẫn rất khủng khiếp với mình.
Chiến tranh, người chết ở chiến trường, chết ở cả hậu phương.
Chiến tranh, người đói vì k thể lao động, sản xuất được, lại còn phải ưu tiên cho tiền tuyến.
Chiến tranh, là chia ly, là mất mát và tiếc là, nhiều người từ tể lại chết vì chiến tranh.
Vì thế, thôi đừng có chiến tranh. Đừng có đớn đau, chia ly và mất mát.
Những gì người Mỹ đã làm với người VN, mà mình đã trải, thì cũng k được phép quên.
(Cho dù mình rất ngưỡng mộ Obama!).
T.H

-------------------------
( Nguồnhttp://yume.vn/cuusiquan/article/bon-muoi-nam-chien-thang-dien-bien-phu-tren-khong.35DB1CF9.html )


3 nhận xét:

  1. Những gì người Mỹ đã làm với người VN, mà mình đã trải, thì cũng k được phép quên.
    Đồng ý !
    Nhưng, Nhưng gì mà Trung Quốc làm thì ... sao ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhung gi Trung Quoc da lam voi Viet Nam thi phai quen di theo su lanh dao sang suot cua dang ta.Muoi sau chu vang khoac len co tong bi thu da qua nang,dung bat dang lo them nua.

      Xóa
  2. Nếu cứ như vậy em cũng không quên năm Mậu thân của quê em đâu Á. Rồi người Bắc cũng không quên cải cách ruộng đất. Người Nam không quên địa đoạn đánh tư sản và kinh tế mới. Tội ác thì nhiều vô kể. Cứ nhớ Hoài làm sao Hoà hợp? Kẻ thù bây giờ của dân tộc mình là ai? Là Tàu và bọn Việt gian bán nước. Cứ nhập nhằng giữa địch và ta thì chỉ có chết và chết mà thôi.

    Trả lờiXóa