Người bạn nghịch ngợm thời niên thiếu của mình hôm qua bảo: Mày về tra Google xem Dinh-lắc Xin-vắt cho ra những kết quả nào nhé.
Mình về gõ y chang như thế vào cái cửa sổ của trang Google, enter một cái thật to, thì rất bất ngờ: những kết quả đều chỉ ra rằng đây là tên gọi của những tờ báo “nhớn” của nước ta, gọi tên đương kim Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Ôi, tên gọi của vị nữ Thủ tướng xinh đẹp kiều diễm của Thái Lan, người mà mình rất ngưỡng mộ cả về tài năng và nhan sắc, lại bị biến thành những âm thanh ngô nghê và khô khốc như thế sao?
Ô-bà-má _ D-lắc Xin-vắt |
Có lẽ mấy tay nhà báo xứ ta tinh nghịch thế nào đó, chứ làm sao lại gọi là Xin-vắt? Xin vắt là xin vắt cái gì, vắt cam, vắt chanh hay là vắt … sữa?
Nhưng cũng không loại trừ, đây là cách phiên âm tiếng nước ngoài của một số tờ báo nhớn, vì mình thấy một số tờ chuyên phiên âm theo kiểu như thế.
Nhiều tờ báo đã gọi tên vị Chủ tịch Quốc hội Thái Lan một cách rất oai phong ngạo nghễ là Ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn nữa kia. Mới hôm qua, có báo đăng tin Đoàn Bộ Ngoại giao, Thương mại và Hội nhập nước Cộng hòa Ê-cu-a-đodo Thứ trưởng M.An-bu-ha dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Chẳng hiều sao không gọi luôn là Ăn-bú-hả cho nó nên thơ, mà lại để An-bu-ha ngang phè phè như thế?
Rõ ràng, cách phiên âm như thế là chỉ có ở Việt Nam , vừa hiện đại lại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Nó hết sức đặc biệt, và cũng cực kỳ ấn tượng. Duy chỉ có điều khi đọc theo cách phiên âm này, cần phải cẩn thận vì nếu không may gặp phải làn gió độc, lơ mơ là bị méo miệng suốt đời.
Kể lại kết quả tra Google cho anh bạn, hắn cười khè khè rồi bảo: Ấy là ông còn chưa biết, bên Ru-ma-ni toàn cu không à, có một đồng chí tên là Xê-ra-tau-xét-cu nữa.
Nghe mà kinh! Nhưng mình vẫn mơ được sang thăm cái xứ sở Ru-ma-ni này, để được diện kiến đồng chí Xê-ra-tau-xét-cu một lần xem sao
TSYG
Tôi được biết là khách bên Lào có ông Vay-vay hẳn Xin-xin-hẳn, lại có bà Để-lộ-nó-ra bên Ấn Độ, thêm ông Cu-phô-to-ra bên Tây Ban Nha,...
Trả lờiXóaĐất nước như cái nhà đang làm lại, lại mở cửa hội nhập nên bề bộn quá, chả ai có bụng dạ nào để tâm đến những cái nền tảng của văn hóa như ngôn ngữ, chữ viết.
Trả lờiXóaCác bác nói chơi chơi về phiên âm thế cũng làm bà con giải tỏa chút ít trước những vấn đề nóng rẫy khi Quốc hội chất vấn mà chưa được CP cho lời đáp nghe cho lọt.
Nói chơi nhưng lại thấy dật mình về cái ăn, cái mặc, hành xử, nói năng - những cái tối thiểu cho một nền văn hóa có cả ngàn năm lịch sử. Nghĩ mà buồn.
Ăn thì cơ bản là no; nhưng "ăn bẩn", cả nghĩa đen nghĩa bóng, không kiểm soát được. Mặc thì Quốc phục chả có, may thử chưa xong thì đã tranh công; nói gì đến việc chấn chỉnh ăn mặc hở hang. Hành xử thì ai cũng biết người ngay sợ kẻ gian; an sinh có lẽ kém nhất so với thời chống Pháp, chống Mỹ. Còn nói thì ...khỏi nói, các "đầy tớ của dân" văng bậy vô tội vạ, quên hết lễ độ như đã được dạy ít nhất là 70 năm qua.
Phiên âm là phần nhỏ trong tiếng ta; nhưng lại là hạt sạn to đùng. Cũng là cái nước Triều Tiên, thành phố phía Bắc thì gọi Bình Nhưỡng, phía Nam gọi Xơ Un; cũng là một nước khi thì gọi Ý khi thì Italia; cũng ông Degault nam phát thanh viên đọc "Đờ Gôn", lát sau nữ phát thanh viên đọc "Đi Gau". Nhớ buổi truyền hình trực tiếp tiếp quản Hongkong, phiên dịch đuổi của ta bỏ chết lặng 5 - 7 phút vì tắc tị khi họ nói tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Quan Hỏa trộn lẫn tiếng Anh "Tầu hóa" !.
Cứ bảo tiếng Việt phong phú, đúng một phần; nhưng chả có chuẩn mực gì; muốn nói đúng cũng chẳng biết đâu mà lần. Cứ viết, nói theo thói quen, chẳng khác gì điều hành đất nước theo luật tục thì đến bao giờ có một nền pháp chế đàng hoàng và hiệu lực.
Tôi cứ nghĩ, để phát triển đất nước, không thể nói chung chung như khẩu hiệu, mà phải từ lời nói cụ thể, giải quyết rốt ráo những yêu cầu bức bách của thường dân, ít nhất là những điểm các đại biểu QH nêu ra.
Nghĩ vậy, nên tôi thích nói về những tồn tại để sửa, hơn là nghe thành tích, biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Nói mãi sinh nhàm, chẳng muốn nghe nữa. Không biết các các ông làm thông tin có để ý đến cái hiệu ứng ngược này không ?.
Cái lày thường được gọi nà: "Tùm num Việt Lam" đó các bác ờ.
Trả lờiXóa"Cái lước mình ló thế", các bác có bàn, bình thì cũng chả xi-nhê gì đâu !
Chúc mọi người đầu tuần dzui dzẻ mà lo sinh kế.
Xin lỗi, tôi xin viết lại tên của ông tướng: De Gaulle
Trả lờiXóaKhổ nỗi nếu không phiên âm, các đỉnh cao ní nuận họp bàn chuyện thế giới chả biết đường nào mà lần. Cũng như cái sự hiểu biết Mác-Lê của các ngài cũng chỉ từ sách dịch, thế mà cũng ní nuận và cãi nhau um sùm. Xét ra cả một đường lối quốc gia này chắc cũng từ ý tưởng của những "dịch giả".
Trả lờiXóaHội nghị phụ nữ Quốc tế:
Trả lờiXóaTôi xin giới thiệu:
- Đại diện Phụ nữ Pháp có bà Mông-to-ra-ri
- Đại diện Phụ nữ Thái Lan có bà Sờ-cho-nát Su-chiêng
- Đại diện Phụ nữ Lào có bà Lông-cu-chi-chít
- Đại diện Phụ nữ Campuchia có bà Cho-chơi-xin-banh-ra
- Đại diện Phụ nữ Trung Quốc có bà Bành Tử Cung
- Đại diện Phụ nữ Nhật Bản có bà Tắc-kinh-xa-con-cu
- Đại diện Phụ nữ Hàn Quốc có bà To-ghê Chim-đang-xung...
Dân Hà Hội cũng phiên âm tên người nước ngoài hay đáo để:
Trả lờiXóaNga - Bóc-Ku-Ra-Đớp
Lào - Ăn-Xong-Nằm-Lăn-Ra-Phản. Chua-Chua-Hẳn Cay-Cay-Hẳn
Hàn Quốc - In-Chang-Heo
Mỹ - Bú-Sờ
Và Trung Quốc: BÀNH TRƯƠNG (BÀNH TRƯỚNG) !!!