Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

> Căng thẳng liên quan đến các công trình tại Biển Đông

Hiện Trung Quốc đang có những cách tiếp cận tinh vi, tổng hợp nhằm áp đảo và gây khó khăn cho các quốc gia yêu sách nhỏ hơn tại Biển Đông. Mục đích là hiện thực hóa trên thực địa, tăng cường và củng cố cho các yêu sách chủ quyền của mình.
Trung Quốc đơn phương thành lập 'thành phố Tam Sa' bất chấp luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đơn phương thành lập 'thành phố Tam Sa'
bất chấp luật pháp quốc tế.

                Một động thái cho thấy căng thẳng tại khu vực sẽ tiếp tục gia tăng khi TQ gần đây đẩy mạnh xây dựng các công trình trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông.
                 Cuối tháng 9/2012, TQ đã tuyên bố kế hoạch đẩy nhanh xây dựng thành phố Tam Sa. Quân đội TQ (PLA) cũng thông báo về kế hoạch xây dựng khu cảnh bị tại Tam Sa dù không đưa chi tiết nhưng đây là động thái đe dọa việc quân sự hóa lớn hơn các tuyến đường thương mại huyết mạch tại Biển Đông. Kế hoạch xây dựng của TQ trị giá 3 triệu USD.
                    Cả Philippines (PLP) và Việt Nam đều phản đối việc TQ nâng cấp khu hành chính Tam Sa. Đồng thời, PLP gần đây đã chỉ trích việc TQ tăng cường hoạt động các máy bay do thám không người lái thâm nhập vào vùng lãnh thổ mà PLP tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Về phía TQ, NFN/BQP/TQ Dương Vũ Quân khẳng định kế hoạch sử dụng máy bay không người lái của TQ để giám sát các khu vực tranh chấp tại Biển Đông gồm có đảo Hoàng Nham/Scarborough, Trường Sa và các vùng nước lân cận và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với các khu vực này.
Cách tiếp cận hai hướng
                   Kể từ khi xảy ra đối đầu quân sự, TQ đã có cách tiếp cận tinh vi hơn để củng cố tuyên bố chủ quyền, kết hợp ngoại giao củ cà rốt đa phương và khu vực với cây gậy tăng cường thách thức song phương mạnh mẽ quyết liệt đối với các nước tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn.
                   Các tàu bán quân sự và tàu cá được sự hỗ trợ ngầm của lực lượng quân sự, các công trình quân sự được tăng cường và củng cố bởi các thành phần thuộc hải quân, các dự án hành chính bán dân sự. DOC được ký năm 2002 giữa TQ và ASEAN đã kêu gọi giải pháp ngoại giao hòa bình đối với các tranh chấp lãnh thổ và hiệp định không mang tính ràng buộc này rõ ràng đã cấm tăng cường xây dựng các công trình quân sự tại khu vực nhưng TQ đã liên tục vi phạm.
                 PLP có lẽ là nước duy nhất không thể tăng cường thêm nhiều công trình quan trọng tại 9 đảo và bãi ngầm trong quyền kiểm soát của nước này tại Trường Sa. Hầu hết các công trình của PLP tại khu vực này là từ những năm thập niên 60 - 70 và đang trong tình trạng cũ nát. Malaysia đã xây dựng được khu nghỉ dưỡng ở bãi ngầm Layang-Layang mà nước này kiểm soát. TQ và VN đã xây được nhiều đài quan sát, hải đăng, đường băng và thậm chí các tấm năng lượng mặt trời trong khu vực kiểm soát của họ.
                   Việc xây dựng của TQ sẽ tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền ở cấp độ quốc tế.
                 Theo như một số chuyên gia pháp lý, giả định tuyên bố chủ quyền cuối cùng được đệ trình lên tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), đặc điểm quyền kiểm soát liên tục và hiệu quả về chủ quyền sẽ là một nhân tố quan trọng hơn cả tuyên bố chủ quyền lịch sử. Tới nay, TQ đang bác bỏ tòa án quốc tế với lập luận rằng tuyên bố chủ quyền của họ đối với khu vực là rõ ràng và không thể tranh cãi. Sự diễn giải cơ chế pháp lý quan trọng liên quan tới tranh chấp biển (như UNCLOS) của TQ đã có thể có cách hiểu khác đối với Điều 121 về “quy chế của các đảo”. Các nước tuyên bố chủ quyền tại ĐNÁ như PLP đều nhận thấy phần lớn các đảo tại Biển Đông là không có người ở. Bằng việc tạo ra các công trình quy mô khá lớn và có khả năng tạo chỗ ở cho người dân, TQ dường như quyết tâm biến các đảo này thành đảo có người ở. Hệ lụy của điều này là vô cùng quan trọng đối với PLP và các nước tuyên bố chủ quyền khác.
              Thông qua việc thông dịch tự do hơn Điều 121 trong UNCLOS, TQ có thể tuyên bố khả năng vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm từ mỗi đảo mà TQ chiếm đóng và điều này có thể cho phép TQ mở rộng tuyên bố pháp lý tới các khu vực giàu dầu khí tận phía Nam các đảo Natuna của Indonesia cũng như khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank) mà PLP tuyên bố chủ quyền.
                 Các chuyên gia chiến lược cho rằng việc TQ tăng cường xây dựng các công trình tạo nền tảng cho phép việc triển khai quân đội quy mô lớn của TQ trong tương lai tại khu vực.
                   BQP/TQ đã thông báo hồi tháng 7/2012 rằng thành phố Tam Sa sẽ trở thành trung tâm hoạt động của khu quân bị mới tại Biển Đông mặc dù vẫn chưa công bố kế hoạch chi tiết. Về hoạt động, khu quân bị như vậy sẽ cho phép TQ đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền tới tận khu vực đặc quyền kinh tế mà PLP tuyên bố.
                  PLP đã ứng phó với những nguy cơ này bằng cách tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ và kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài bao gồm cả LHQ, nhằm kiềm chế tốc độ xây dựng nhanh của TQ tại các lãnh thổ đang tranh chấp. Trong khi đó, NT/PLP Albert del Rosario đã kêu gọi LHQ ngày 2/10 can thiệp vào xung đột và kêu gọi LHQ thực hiện sứ mệnh bảo vệ nước yếu chống lại kẻ mạnh. Các thành viên ASEAN cũng đang đưa ra dự thảo mới COC về Biển Đông bên lề cuộc họp BT/ ASEAN tại ĐHĐ/LHQ vào tháng 10/2012. Các nhà chiến lược quân sự PLP cũng đang rất lo lắng trước các ý đồ của TQ, đặc biệt liên quan tới việc xây dựng gần đây của TQ tại các đảo tranh chấp và tại Tam Sa.(Richard Javad Heydarian, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại tại Manila. Bài viết này lần đầu tiên đăng trên Asia Times Online)
Văn Cường (gt)
--------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét