Chị Phạm Thị Lành |
Chị Phạm Thị Lành, 29 tuổi, quê ở Hồng Ngự (Đồng Tháp), nghèo đến nỗi không có cục đất chọi chim. Vợ chồng chị đã lang thang nhiều nơi, rồi tìm chỗ trọ ở Bến Lức, Long An để bán vé số dạo đã 5 năm qua.
Chị đã chủ động gọi điện thoại cho anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, 25 năm hành nghề xe ba gác mướn tại Long An để trao 20 tờ vé số ngày 15-11-2011 (XSKT Bến Tre). Trong 20 tờ vé số đó có 10 tờ trúng 6 tỉ 6 (4 tờ độc đắc, 6 tờ an ủi) anh Tuấn dặn mua buổi sáng cùng ngày, chưa trả tiền, chưa biết mặt số.
Chị đã chủ động gọi điện thoại cho anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, 25 năm hành nghề xe ba gác mướn tại Long An để trao 20 tờ vé số ngày 15-11-2011 (XSKT Bến Tre). Trong 20 tờ vé số đó có 10 tờ trúng 6 tỉ 6 (4 tờ độc đắc, 6 tờ an ủi) anh Tuấn dặn mua buổi sáng cùng ngày, chưa trả tiền, chưa biết mặt số.
Câu chuyện đã được phổ biến nhiều trên các phương tiên thông tin đại chúng và được bàn tán sôi nổi ở nhiều nơi trong mấy tháng qua. Người khen cũng lắm, người chê cũng nhiều. Người khen thì thán phục, tấm tắc ca ngợi chị Lành là người nghèo, ít học có lương tâm ngay thẳng, có chữ tín thật đáng trân trọng. Người chê thì cho là chị Lành hâm, khờ dại, kém tính toán, cứ ém số trúng rồi tráo vé thì anh Tuấn cũng đâu biết. Đúng như anh Tuấn đã nói: “Cô Lành không nói thì vợ chồng tôi cũng không biết”.
Người chê còn cho rằng chị Lành có quyền hưởng 6 tỉ 6, vì giao dịch giữa chị và anh Tuấn là giao dịch chưa hoàn thành, khi anh Tuấn chưa trả tiền cho chị, giữa chị và anh Tuấn không có giấy trắng mực đen nào cả. Vậy giả như anh Tuấn có thưa gởi, chị vẫn không hề gì trước pháp luật. Lại nữa, xã hội hôm nay người ta khá coi trọng tiền bạc. Chả thế mà đã có câu nói: “Tiền là Tiên là Phật là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân…”. Xã hội đang có những cụm từ thật mỉa mai chua cay: “Thưa quí vị chưa bị lộ…”. Tức là họ chỉ sợ pháp luật trừng trị mà thôi, còn “lương tâm, ôi ! Chuyện tầm phào”. Vậy chị Lành có quyền hưởng 6 tỉ 6, coi như pháp không động tới được. Có lẽ cũng vì thế nhiều báo đã đật tên tít là: Chị bán số dạo “chê” 6 tỉ 6.
Người khen thì không những chỉ tôn trọng luật pháp, mà còn coi trong lương tâm ngay lành của con người. Tưởng cũng nên điểm qua một số định nghĩa về lương tâm. Theo Hán Việt tự điển của tác giả Nguyễn Văn Khôn thì lương tâm là: “Lòng thiện mà con người sẵn có”. Còn tự điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn Ngữ Học do nhà xuất bản Phương Đông năm 2008 thì lương tâm là: “Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mội hành vi của mình”. Sách giáo lý Công giáo dạy: “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là Cung Thánh của con người. Nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong tâm hồn họ” (GS 16).
Như thế lương tâm là điều có thật nơi con người, và chỉ con người mới có lương tâm. Con người có giá trị vượt lên mọi loài động vật là vì con người có lương tâm. Giáo hội Công giáo còn dạy mỗi tín hữu phải luôn huấn luyện lương tâm để tránh sai lạc: “Huấn luyện lương tâm không chỉ là giảng dạy cho nhau những mệnh lệnh của hệ thống luật luân lý, nhưng còn là tập cho nhau hồn nhiên lắng nghe lòng mình phán đoán thiện ác. Bởi vì lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người, nên lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân càng tránh được độc đoán mù quáng, và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con người hơn” (39 thư chung 2007 về giáo dục Kitô giáo HĐGMVN).
Tôi thực sự bị cuốn hút, cảm phục và trân trọng hành động cao đẹp phi thường của chị Phạm Thị Lành. Nó cao đẹp và phi thường ở chỗ, chị là người nghèo, ít học mà coi 6 tỉ 6 nhẹ như lông hồng. Nó còn cao đẹp và phi thường ở chỗ chị quyết định mau lẹ, dứt khoát, không do dự: “Mấy tờ vé số này là của anh Tuấn, đã mua rồi dù chưa trả tiền, trúng hay trật là của anh ấy. tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi là gì”.
Tôi trân trọng nhất ở câu nói giản dị mà sáng chói hơn cả những bài diễn văn dài dòng: “trúng hay trật là của anh ấy!”. Lương tâm ngay lành đã thôi thúc chị xác định “của ai thuộc về người đó”. Khi quyết định như thế chị đã run run tay, nhưng đầy sáng suốt. Chị đã điện thoại cho chồng chị đến quán cà phê Cây Mai để phụ tiếp chị trong việc trao 6 tỉ 6 số trúng cho anh Tuấn để đề phòng bất trắc xẩy ra. Tôi đã hỏi chính mình, con cái, những người thân quen, bạn bè rằng: Nếu ở vào trường hợp chị Lành, chúng ta sẽ quyết định ra sao? Tôi và hầu hết mọi người đều trả lời: sẽ trả cho anh Tuấn, nhưng không mau chóng và dứt khoát như chị Lành. Chắc chắn phải suy nghĩ đắn đo, đấu tranh với chính bản thân mình nhiều lắm mới đưa ra đựơc quyết định.
Tôi nhớ đến một người bạn Phật Giáo trong một lần về Đà Lạt đã nói với tôi: Đạo Phật đã dạy là: nghĩ làm việc đúng, việc thiện thì làm ngay đừng chần chừ, sau này sẽ bỏ qua mất. Ý tưởng đó cũng đúng như Tin Mừng Thánh Matthêu nói về người gieo hạt: “Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt” (Mt, 13,7). Ông cha ta thì dạy: “Việc có thể làm hôm nay, đừng để đến ngày mai”.
Tôi trân trọng chị Lành, vì chị là một người nghèo, học hành không được bao nhiêu như "giáo sư, tiến sĩ" dịch vụ này-kia, nhưng chị rất giàu lòng tự trọng, trung thực, không tham lam coi đồng tiền to hơn cả danh dự của một con người. Khi so sánh hành động của chị với những gì đang hàng ngày xảy ra ở quanh ta tôi càng trân trong chị Lành hơn.
Báo chí đã và đang điểm tên chỉ mặt nhiều kẻ có học thức, có địa vị, giàu mà hèn, sống cái kiểu đổi trắng thay đen, tìm mọi thủ đoạn gian trá để kiếm lợi bất chính cho mình, gia đình mình, phe nhóm mình; kiếm tiền ngay trên đau khổ hoạn nạn, đói ăn, rét mướt trong những cơn bão lụt của bao người, như các vụ mà kiểu loại như "đồng chí X", thao túng hệ thống ngân hàng, lũng đoạn nền tài chính quốc gia như đồng chí Y, đồng chí Z, ngài W... Rồi đầy rẫy các vụ tham nhũng gọi là "nho nhỏ" như: Lấy tiền cứu trợ thiên tai bão lụt, có ít khai nhiều như ở 8 tỉnh: Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Hư hỏng 18.718 căn nhà lại khai man hư hỏng 185.916 căn. Thiệt hại 951 triệu lại khai tăng lên 5 tỉ 481 triệu… (Báo Thanh Niên ngày 2-3-2012). Báo chí chỉ mới đề cập được phần nổi của tảng băng trôi, còn phần chìm sẽ khủng khiếp biết bao! Trường hợp phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng thua cờ 22 tỉ (Báo Thanh Niên 25-12-2011). Tiền ở đâu để ông phó giám đốc ăn chơi đến thế? Sự thật đã trở thành của hiếm trong mọi lãnh vực, ngay cả ở lãnh vực Giáo dục, một lãnh vực vô cùng quan trọng đối với tương lai đất nước cũng không tránh khỏi. Chương trình hai không: Không bệnh thành tích; không tiêu cực trong thi cử của bộ Giáo dục và Đào tạo đã bị phá sản (Báo tuổi trẻ ngày 22-06-2011)...
... Đạo đức ...ối ...a... đạo đức...Cái gì nó lùng bùng tai...
Làm ta cứ phải nghe hoài...Cái gì nó lùng bùng tai...(!)Báo chí đã và đang điểm tên chỉ mặt nhiều kẻ có học thức, có địa vị, giàu mà hèn, sống cái kiểu đổi trắng thay đen, tìm mọi thủ đoạn gian trá để kiếm lợi bất chính cho mình, gia đình mình, phe nhóm mình; kiếm tiền ngay trên đau khổ hoạn nạn, đói ăn, rét mướt trong những cơn bão lụt của bao người, như các vụ mà kiểu loại như "đồng chí X", thao túng hệ thống ngân hàng, lũng đoạn nền tài chính quốc gia như đồng chí Y, đồng chí Z, ngài W... Rồi đầy rẫy các vụ tham nhũng gọi là "nho nhỏ" như: Lấy tiền cứu trợ thiên tai bão lụt, có ít khai nhiều như ở 8 tỉnh: Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Hư hỏng 18.718 căn nhà lại khai man hư hỏng 185.916 căn. Thiệt hại 951 triệu lại khai tăng lên 5 tỉ 481 triệu… (Báo Thanh Niên ngày 2-3-2012). Báo chí chỉ mới đề cập được phần nổi của tảng băng trôi, còn phần chìm sẽ khủng khiếp biết bao! Trường hợp phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng thua cờ 22 tỉ (Báo Thanh Niên 25-12-2011). Tiền ở đâu để ông phó giám đốc ăn chơi đến thế? Sự thật đã trở thành của hiếm trong mọi lãnh vực, ngay cả ở lãnh vực Giáo dục, một lãnh vực vô cùng quan trọng đối với tương lai đất nước cũng không tránh khỏi. Chương trình hai không: Không bệnh thành tích; không tiêu cực trong thi cử của bộ Giáo dục và Đào tạo đã bị phá sản (Báo tuổi trẻ ngày 22-06-2011)...
Xem như thế, quả thật chị Phạm Thị Lành đúng là một bông sen ngát thơm giữa đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hôm nay “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Học tập những tấm gương sáng của tiền nhân, của cha ông chúng ta là một điều cần, hợp đạo lý, nhưng chưa đủ. Chúng ta cần học tập những tấm gương sáng ngay trong cuộc sống đời thường này, rất chân thật và sống động đang có mặt từng ngày trên quê hương Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
Chị Phạm Thị Lành là một điển hình tiêu biểu về tính trung thực, thật thà, coi trọng uy tín danh dự hơn tiền bạc. Chị có lương tâm thẳng thắn, ngay lành. Đây quả là bài học lớn cho chính bản thân tôi, gia đình tôi, và tất cả những ai còn yêu mến sự thật, biết nghe theo tiếng lương tâm lương thiên đang vang lên tận đáy lòng ta.
Ông cha ta đã dạy: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm là như thế”. Nhưng "thơm" và "sạch" thì lại là sự chúa ghét đối những kẻ quan quyền mà đầu óc chứa đầy lòng tham, ích kỷ, ngày đêm chỉ lo đủ trò dối trá, lừa lọc thiên hạ! Than ôi! Đời! Cảm phục và thương thay, chị Lành!
Cần Thơ ngày 08- 03-2012
Đ.P.M
Hoặc quan tham sẽ nói "tôi chưa đọc báo, chưa biết chị Lành", hoặc làm lơ... hoặc "xì, đồ khùng"
Trả lờiXóaQuan tham ở thế giới khác, kho6ngo73 thế giới người nghèo... Bạn ơi.
Tôi cảm phục, kính nể tính trung thực, trọng tín của chị Lành. Trọng thế giới hỗn loạn đảo điên, lừa lọc của xả hội ta hiện nay, chi là bậc thánh thiện rồi
Trả lờiXóaChị Lành có qua lớp học tập đạo đức nào không, mà chị thánh thiện vậy !
Trả lờiXóaMay là chị Lành chưa học qua trường chính trị cao cấp.
Trả lờiXóa