... He...he... Hôm qua, các vị dân biểu đưa "bàn nhậu" có món gà nhập lậu mời mọc, cười hỉ hả tại nghị trường. Nay lại được 'mừng" món mới - chuyện tầm phào tại Nghị trường QH. Hiến pháp ngày càng nặng gánh è cổ vì ôm rơm, gánh xà bần. Từ chức là đạo đức làm người, là văn hóa, lòng tự trọng, tự giác, là do tố chất, lối sống, thể hiện nhân cách, bản lĩnh mỗi người, vậy mà nay giữa nghị trường QH ta: ... "Đề nghị đưa từ chức vào Hiến pháp". Cứ cái đà này, rồi gà nhập lậu, bán con chặt khoai, bán giun, bán đỉa, ốc bưu vàng,...sẽ phải đưa vào Hiến pháp thì mới gọi là "Nhà nước Pháp quyền XHCN!" (?!). Giả như văn sĩ H. Balzac có sống lại cũng không tài nào tải hết "Tấn trò đời". Có xứ nào đổi mới tư duy siêu mạnh, rất chi là "hiện đại hóa" như ở xứ ta? Vậy Hiến pháp đâu phải túi càn khôn? (Bongbvth).
Đề xuất bổ sung quy định từ chức
vào Hiến pháp
- Thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi chiều 15/11, một số ĐBQH cho rằng cần làm rõ vai trò của Chủ tịch nước trong giám sát các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu với QH. Có ĐB lại đề xuất bổ sung quy định về từ chức để phù hợp với chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm đang bàn hiện nay.
Vị trí độc lập của Kiểm toán Nhà nước
Các ĐBQH đều tán thành với việc Hiến pháp bổ sung vấn đề "kiểm soát" giữa các nhánh quyền lực, song cần làm rõ nội hàm. Đặc biệt là xác định vị trí, vai trò của các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Chẳng hạn, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề xuất, Hiến pháp sửa đổi cần xem lại một số quy định về mối quan hệ giữa Thủ tướng và Chính phủ.
Bà Khánh phân tích, cả Hiến pháp hiện hành và dự thảo sửa đổi đều quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng và của Chính phủ với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong quản lý nhà nước. Song quy định này đang bộc lộ nhiều bất cập trong thực tế và cần phải được sửa đổi.
Đó là, mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đang có sự chồng chéo, trùng lặp lẫn nhau. Mỗi khi tổng kết nhiệm kỳ,chỉ thấy Chính phủ báo cáo tổng kết chung chứ không có tổng kết nhiệm kỳ của Thủ tướng.
"Trong khi Hiến pháp một số nước mà chúng tôi tham khảo chỉ quy định quyền hạn trách nhiệm của Chính phủ chứ không quy định quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng. Có như vậy mới khắc phục được sự chồng chéo, mâu thuẫn", bà Khánh nói.
Bà Khánh kiến nghị thêm, hiện nay QH đang bàn đềán bỏ phiếu tín nhiệm. Các chức danh nếu không đạt tín nhiệm thì sẽ phải từchức. "Tôi đề nghị phải bổ sung vào Hiến pháp quy định về vấn đề từ chức", bà Khánh đề xuất.
Một số ĐB khác cho rằng, cần xác lập vị trí độc lập của Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán trong Hiến pháp để đảm bảo cho cơquan này thực thi tốt vai trò "gác cổng" ngân sách quốc gia.
Chủ tịch nước giám sát chức danh do QH phê chuẩn?
Nhiều ý kiến khác phân tích thêm về việc mở rộng quyền của Chủ tịch nước.
Theo ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam), Hiến pháp cần làm rõ vai trò của Chủ tịch nước trong vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang vàđiều hòa phối hợp hoạt động với các cơ quan lập pháp, hành pháp.
Đặc biệt, hiện nay còn chưa rõ vai trò của Chủtịch nước trong giám sát các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu và QH bầu, phê chuẩn. "Dường như vai trò của chủ tịch nươc chỉ là hợp lý hóa các thủ tục hành chính", ông Tiến nói.
ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) góp ý, dự thảo sửađổi đã ghi Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đồng thời là chủtịch Hội đồng quốc phòng an ninh song nội hàm lại chưa được giải thích rõ.
Thực tế, Đảng lãnh đạo quân đội về mọi mặt, trong đó, Tổng bí thư là Bí thư quân ủy trung ương. Còn Chủ tịch nước giữ một vai trò khác.
"Vai trò của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì? Có phải chăng là vấn đề tổ chức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới", ông Trường nói.
Ông Trường cũng đề nghị làm rõ nội hàm của vị trí "Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh". Đó là phải có trách nhiệm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận vũ trang để khi xảy ra chiến tranh sẽ dễ dàng huy động lực lượng.
"Chứ nếu không chỉ có xác định là tổng động viên huy động lực lượng, phương tiện khi có chiến tranh xảy ra mà không chuẩn bị thật chu đáo, đầy đủ ngay từ trong thời bình? Vì vậy mới có câu là lo giữ nước từ khi nước còn thịnh vượng", ông Trường nói.
Nên lập Hội đồng bảo hiến
Nhiều ĐB khác cũng đề xuất quy định rõ vai trò của Hội đồng bảo hiến trong Hiến pháp.
Theo ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa), chế định hộiđồng bảo hiến sẽ giúp QH kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp và phát hiện văn bản vi hiến.
"Thực tế, việc bảo vệ Hiến pháp đang giao cho nhiều cơ quan. Từ cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ủy ban pháp luật. Các cơ quan này đã cố gắng rất nhiều nhưng chưa đạt kết quả, còn hạn chế nên rất cần có một cơ quan độc lập để giúp cho QH trong bảo vệ Hiến pháp", ông Luyến nói.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng cho rằng, hiện nay, cơ chế kiểm soát để tránh tình trạng ban hành văn bản "vi hiến" hiện nay vẫn còn phân tán tản mát. Do đó, việc thành lập Hội đồng bảo hiến có ý nghĩa rất quan trọng.
Tán thành việc đề cao vai trò của chế định bảo hiến, song ĐB Nguyễn Thanh Nam (Cà Mau) lại cho rằng hiện nay các cơ quan chức năng đã làm rất tốt việc kiểm soát văn bản vi hiến. Vì vậy, không nhất thiết lập thêm một cơ quan mới mà nên tập trung tăng cường năng lực cho các cơ quan hiện có.
"Cơ quan bảo vệ Hiến pháp là vấn đề mọi quốc giađều quan tâm. Việc chọn hình thức nào còn phụ thuộc thể chế chính trị, điều kiện từng nước... Việc lập hội đồng bảo hiến là thiết chế mới trong bộ máy. Hàng loạt vấn đề đặt ra mà chưa được tính đến", ông Tiến nói.
Phiên thảo luận sẽ còn tiếp diễn vào ngày mai, truyền hình trực tiếp.
Lê Nhung (VnN)
Ảnh: Minh Thăng
-----------------------------------------
Vị trí độc lập của Kiểm toán Nhà nước
Các ĐBQH đều tán thành với việc Hiến pháp bổ sung vấn đề "kiểm soát" giữa các nhánh quyền lực, song cần làm rõ nội hàm. Đặc biệt là xác định vị trí, vai trò của các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Chẳng hạn, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề xuất, Hiến pháp sửa đổi cần xem lại một số quy định về mối quan hệ giữa Thủ tướng và Chính phủ.
Đó là, mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đang có sự chồng chéo, trùng lặp lẫn nhau. Mỗi khi tổng kết nhiệm kỳ,chỉ thấy Chính phủ báo cáo tổng kết chung chứ không có tổng kết nhiệm kỳ của Thủ tướng.
"Trong khi Hiến pháp một số nước mà chúng tôi tham khảo chỉ quy định quyền hạn trách nhiệm của Chính phủ chứ không quy định quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng. Có như vậy mới khắc phục được sự chồng chéo, mâu thuẫn", bà Khánh nói.
Bà Khánh kiến nghị thêm, hiện nay QH đang bàn đềán bỏ phiếu tín nhiệm. Các chức danh nếu không đạt tín nhiệm thì sẽ phải từchức. "Tôi đề nghị phải bổ sung vào Hiến pháp quy định về vấn đề từ chức", bà Khánh đề xuất.
Một số ĐB khác cho rằng, cần xác lập vị trí độc lập của Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán trong Hiến pháp để đảm bảo cho cơquan này thực thi tốt vai trò "gác cổng" ngân sách quốc gia.
Chủ tịch nước giám sát chức danh do QH phê chuẩn?
Nhiều ý kiến khác phân tích thêm về việc mở rộng quyền của Chủ tịch nước.
Theo ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam), Hiến pháp cần làm rõ vai trò của Chủ tịch nước trong vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang vàđiều hòa phối hợp hoạt động với các cơ quan lập pháp, hành pháp.
Đặc biệt, hiện nay còn chưa rõ vai trò của Chủtịch nước trong giám sát các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu và QH bầu, phê chuẩn. "Dường như vai trò của chủ tịch nươc chỉ là hợp lý hóa các thủ tục hành chính", ông Tiến nói.
ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) góp ý, dự thảo sửađổi đã ghi Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đồng thời là chủtịch Hội đồng quốc phòng an ninh song nội hàm lại chưa được giải thích rõ.
Thực tế, Đảng lãnh đạo quân đội về mọi mặt, trong đó, Tổng bí thư là Bí thư quân ủy trung ương. Còn Chủ tịch nước giữ một vai trò khác.
"Vai trò của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì? Có phải chăng là vấn đề tổ chức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới", ông Trường nói.
Ông Trường cũng đề nghị làm rõ nội hàm của vị trí "Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh". Đó là phải có trách nhiệm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận vũ trang để khi xảy ra chiến tranh sẽ dễ dàng huy động lực lượng.
"Chứ nếu không chỉ có xác định là tổng động viên huy động lực lượng, phương tiện khi có chiến tranh xảy ra mà không chuẩn bị thật chu đáo, đầy đủ ngay từ trong thời bình? Vì vậy mới có câu là lo giữ nước từ khi nước còn thịnh vượng", ông Trường nói.
Nên lập Hội đồng bảo hiến
Nhiều ĐB khác cũng đề xuất quy định rõ vai trò của Hội đồng bảo hiến trong Hiến pháp.
Theo ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa), chế định hộiđồng bảo hiến sẽ giúp QH kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp và phát hiện văn bản vi hiến.
"Thực tế, việc bảo vệ Hiến pháp đang giao cho nhiều cơ quan. Từ cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ủy ban pháp luật. Các cơ quan này đã cố gắng rất nhiều nhưng chưa đạt kết quả, còn hạn chế nên rất cần có một cơ quan độc lập để giúp cho QH trong bảo vệ Hiến pháp", ông Luyến nói.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam): - Việc lập Hội đồng bảo hiến rất quan trọng |
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng cho rằng, hiện nay, cơ chế kiểm soát để tránh tình trạng ban hành văn bản "vi hiến" hiện nay vẫn còn phân tán tản mát. Do đó, việc thành lập Hội đồng bảo hiến có ý nghĩa rất quan trọng.
Tán thành việc đề cao vai trò của chế định bảo hiến, song ĐB Nguyễn Thanh Nam (Cà Mau) lại cho rằng hiện nay các cơ quan chức năng đã làm rất tốt việc kiểm soát văn bản vi hiến. Vì vậy, không nhất thiết lập thêm một cơ quan mới mà nên tập trung tăng cường năng lực cho các cơ quan hiện có.
"Cơ quan bảo vệ Hiến pháp là vấn đề mọi quốc giađều quan tâm. Việc chọn hình thức nào còn phụ thuộc thể chế chính trị, điều kiện từng nước... Việc lập hội đồng bảo hiến là thiết chế mới trong bộ máy. Hàng loạt vấn đề đặt ra mà chưa được tính đến", ông Tiến nói.
Phiên thảo luận sẽ còn tiếp diễn vào ngày mai, truyền hình trực tiếp.
Lê Nhung (VnN)
Ảnh: Minh Thăng
-----------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét