Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng Khóa I, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (26/5/1946) |
Nguyên văn lời Bác dạy Quân đội là:
"Trung với Nước
Hiếu với Dân
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Lời Bác dạy quân đội chỉ có 24 chữ, ứng với số đầu và số cuối của Ngày thành lập QĐND VIệt Nam (22-12-1944), trong đó, 6 chữ vàng: "Trung với nước, Hiếu với dân" được thêu rất trang trọng lên lá cờ tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Điều tất yếu là có dân thì mới có Đảng; Có dân tộc, có đất nước (quốc gia) thì Đảng mới tồn tại và xây dựng, phát triển, mới "có đất" đứng chân, dụng võ và thể hiện vai trò lãnh đạo, Đảng là "đầy tớ" của Nhân Dân. Cho nên, nên Bác dùng cụm từ "Trung với nước; Hiếu với dân" là đủ nghĩa. Bác còn nói: "Quân đội là con em của nhân dân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vị trí lãnh đạo của mình, mỗi lời nói, mỗi câu văn, từng dòng thư gửi mọi người đều có tầm ảnh hưởng đến nhân dân và dư luận; Vì thế khi nói, khi viết Bác rất coi trọng sự chuẩn mực dùng từ ngữ, diễn đạt rất chặt chẽ, dễ hiểu, tu từ học.
Cũng theo tư tưởng của Người: Đảng là do dân xây dựng nên và dân đã tin tưởng giao cho việc cầm quyền, Dân còn thì Nước còn; Đảng dựa vào dân để lãnh đạo bảo vệ, xây dựng đất nước. Dân và nước không thể thay thế; nhưng đảng này mà không làm tròn bổn phận, thiếu trách nhiệm với dân, với nước thì dân có thể thay một đảng khác tin tưởng hơn, thực thi dân chủ tốt hơn để lo cho dân cho nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật...
"Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta...
"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa".
Như vậy, người đã luôn khẳng định: Dân là chủ, Chính phủ là "đầy tớ" của dân... Không hiểu sao, sau này người ta lại thêm, không còn ngắn gọn, kéo dài Lời dạy của Bác Hồ đối với quân đội tử 24 chữ thành 46 chữ, bộ đội ta khó nhớ:
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Điều tất yếu là có dân thì mới có Đảng; Có dân tộc, có đất nước (quốc gia) thì Đảng mới tồn tại và xây dựng, phát triển, mới "có đất" đứng chân, dụng võ và thể hiện vai trò lãnh đạo, Đảng là "đầy tớ" của Nhân Dân. Cho nên, nên Bác dùng cụm từ "Trung với nước; Hiếu với dân" là đủ nghĩa. Bác còn nói: "Quân đội là con em của nhân dân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vị trí lãnh đạo của mình, mỗi lời nói, mỗi câu văn, từng dòng thư gửi mọi người đều có tầm ảnh hưởng đến nhân dân và dư luận; Vì thế khi nói, khi viết Bác rất coi trọng sự chuẩn mực dùng từ ngữ, diễn đạt rất chặt chẽ, dễ hiểu, tu từ học.
Cũng theo tư tưởng của Người: Đảng là do dân xây dựng nên và dân đã tin tưởng giao cho việc cầm quyền, Dân còn thì Nước còn; Đảng dựa vào dân để lãnh đạo bảo vệ, xây dựng đất nước. Dân và nước không thể thay thế; nhưng đảng này mà không làm tròn bổn phận, thiếu trách nhiệm với dân, với nước thì dân có thể thay một đảng khác tin tưởng hơn, thực thi dân chủ tốt hơn để lo cho dân cho nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật...
"Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta...
"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa".
Như vậy, người đã luôn khẳng định: Dân là chủ, Chính phủ là "đầy tớ" của dân... Không hiểu sao, sau này người ta lại thêm, không còn ngắn gọn, kéo dài Lời dạy của Bác Hồ đối với quân đội tử 24 chữ thành 46 chữ, bộ đội ta khó nhớ:
"Trung với Đảng
Trung với Nước
Hiếu với dân
Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội,
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
Khó khăn nào cũng vượt qua,
Kẻ thù nào cũng đánh thắng".
(những câu t'ram nền xanh là sau này ngừoi ta thêm vào)
(những câu t'ram nền xanh là sau này ngừoi ta thêm vào)
Ngày 26/5/1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa I tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc lễ phục mới tinh. Cán bộ, học viên quân phục chỉnh tề, Bác đến hiệu bộ từ rất sớm, cùng các đồng chí Hoàng Đạo Thúy - Hiệu trưởng và Trần Tử Bình - Chính trị viên, đi thăm nhà bếp, nhà ăn, phòng học, phòng ngủ của học viên trước khi ra dự lễ.
Lá cờ đỏ sao vàng mới tinh được kéo lên trong tiếng nhạc Quốc ca. Bác từ lễ đài bước xuống, trao lá cờ mang 6 chữ vàng “Trung với nước, hiếu với dân” cho đồng chí học viên vừa từ chiến trường Nam bộ được cử ra học. Hơn 300 học viên bồng súng chào theo khẩu lệnh của Tổng trực ban Vương Thừa Vũ. Bác đứng nghiêm trước lá cờ, rồi trở về lễ đài, đến trước micrô huấn thị cho cán bộ, học viên. Người nói:
- “Trung với nước, hiếu với dân” là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia của nước ta. “Trung với nước, hiếu với dân” là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết"...
Người nói tiếp: “Làm cán bộ phải siêng năng. Trời sinh ra con người, ai cũng có ngũ quan. Nhưng người cán bộ có chỗ khác là biết tận dụng ngũ quan để làm việc cho cách mạng, cho nước, cho dân. Mắt phải siêng nhìn sát thực tế, quan sát kỹ lưỡng tình hình. Mũi phải siêng ngửi thấy những vấn đề mới mẻ. Tai phải siêng nghe ý kiến của anh em, bạn bè, đồng chí, cấp trên, còn phải nghe cả địch nữa để dễ bề đối phó. Tay phải siêng lao động. Chân phải đi sát bộ đội, đi sát quần chúng. Người ta có hai mắt, hai tai, hai chân nhưng chỉ có một mồm nên cần ít nói, nói những điều cần thiết, mà đã cần thiết thì nói đi nói lại trăm nghìn lần cũng vẫn phải siêng, càng có lợi cho cách mạng”...
Những lời dạy và 6 chữ vàng “Trung với nước, hiếu với dân” của Bác đối với lớp học viên khóa I năm ấy không chỉ thấm sâu trong suốt cuộc đời của mỗi người mà nó trở thành bản chất tốt đẹp và truyền thống chiến đấu vẻ vang, đem máu xương xây nên truyên thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam .
Cảm ơn đại tá có công lục tìm tàng thư lưu trữ, giúp nhân dân chúng em mở mắt, tường tận lời vàng ngọc của lãnh tụ.
Trả lờiXóaNhưng, như vậy, hiện giờ lại thường truyền khẩu "Trung với đảng, hiếu với dân"... là sao? Chưa hết còn "trung thành tuyết đối" nữa kìa
Vậy ai, kẻ nào to gan dám "ngoéo" thay cái hẹp, cái cụ thể nhỏ bé... trong cái rộng lớn mênh mông ĐẤT NƯỚC? Mục đích gì?
Cái này cần làm rõ !
Có lẽ nào vì thế mà sáng nay TTg đã khiến hôn 400 đại biểu QH và hàng triệu người theo dõi QH qua truyền hình phải XỬNG SỐT khi ông ta nói "không thối thác nhiệm vụ được giao" ???
Tại sao như vậy, mời mọi người tham khảo thêm nguồn gốc:
Trả lờiXóahttp://tranhung09.blogspot.com/2011/10/trung-voi-nuoc-hieu-voi-dan-hay-trung.html
bây giờ vẫn làm theo lời Bác dạy đấy chư. Mắt thì nhìn lúc nào cũng co thế lực thù địch, Tay thì lúc nào cũng cầm tiền tham nhũng, Tai thì nghe lời những kẻ xu nịnh chứ không nghe thấy tiếng kêu gọi của Dân Oan, Chân thì đi đây đó Du hí, Miệng thì lên tiếng dậy đời khi chưa chắc bản thân đã là gương mẫu chứ. nói chung Ngũ chi đều có hoạt động thường xuyên, nhưng khác nội hàm thôi
Trả lờiXóaGiờ thì chúng (bọn được gọi là công bộc) cần éo gì.
Trả lờiXóaChúng chỉ: Trung với Vàng, Hiếu với Tiền mà thôi.
Nguoi ta them vao de phuc vu cho muc dich cua minh,dang tiec dang tiec
Trả lờiXóaBài viết của tác giả rất chính xác và có tính thuyết phục cao. Quân đội ta khi mới thành lập là quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- một nhà nước dân chủ như mọi quốc gia dân chủ văn minh khác. Do đó, Bác Hồ nhấn mạnh quân đội quốc gia phải trung với Nước, hiếu với Dân. Nhưng từ năm 1950,VNDCCH trở thành một thành viên của phe XHCN. Mà đã là nước XHCN thì phải đặt đất nước dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản.Từ đó, quân đội quốc gia đã biến thành quân đội Nhân dân, tức là quân đội của Đảng.Vì sự thay đổi tính chất này,người ta buộc quân đội phải trung với Đảng, nên buộc phải "bổ sung" lời dạy của Bác (và có lẽ chính Bác cũng phải chấp nhận).
Trả lờiXóa