Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

> ASIAD 18 - NHÀ NGHÈO HAM VAY NỢ BÀY CỖ LỚN (!?)

                Kinh nghiệm đã bày ra mấy nơi, nước chủ nhà ASIAD thường bị lỗ nặng, vinh quang bao nhiêu chưa biết, nhưng nặng thêm gánh nợ là cái chắc. Busan (Hàn Quốc) năm 2002 đã chi tới hơn 4,2 tỷ USD để đầu tư cho ASIAD 14, trong khi số tiền thu về chỉ 223,2 triệu USD. Thái Lan, Trung Quốc... cũng bị thâm hụt vì Á vận hội.
Báo cáo của thành phố Incheon (Hàn Quốc) về khoản đầu tư cho Á vận hội 17 được tổchức vào năm 2014 cho hay, số tiền này đã tăng 110% so với dự toán ban đầu, mặc dù Hàn Quốc đã có kinh nghiệm tổ chức ASIAD 14 vào năm 2002.
                              Cụ thể, chi phí đầu tư dự tính là gần 1,62 tỷ USD, bao gồm 1,39 tỷ USD đầu tư cho xây dựng sân vận động và cơ sở hạ tầng, gần 11 triệu USD cho việc tu sửa công trình và các khu luyện tập. Chi phí đường xá và vận tải sẽ tiêu tốn khoảng 103 triệu USD. Báo cáo tháng 4/2012 cho thấy, Incheon đang chịu áp lực lớn về tài chính do khoản nợ gia tăng.             
                    Năm 2002, Hàn Quốc cũng đăng cai Á vận hội 14, địa điểm tổ chức là Busan. Chi phíđiều hành cả kỳ hồi đó khoảng 182,5 tỷ won (167,4 triệu USD), trong khi doanh thu đạt 243,4 tỷ won (223,2 triệu USD). Tiền thương mại chiếm 36% tổng doanh thu, trong đó đứng đầu là quảng cáo, rồi đến bán vé và marketing.
                   Một báo cáo không chính thức cho rằng ASIAD tại Quảng Châu tiêu tốn khoảng 420 triệu USD, và doanh thu khoảng 450 triệu USD. Tháng 10/2010, ông Vạn Khánh Lương, Chủ tịch thành phố Quảng Châu thông báo tổng chi phí cho ASIAD và Asian Para Games khoảng 122,6 tỷ nhân dân tệ (17 tỷ USD). Số tiền cụ thể sẽ được công bố trước năm 2013.
                    Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á từng 4 lần đăng cai ASIAD vào các năm 1966, 1970, 1978 và 1998. Theo báo cáo của Ban tổ chức ASIAD 1998, chi phí điều hành ước tính 2,67 tỷ baht tại thời điểm đó (hơn 86,8 triệu USD tính theo tỷ giá mới nhất). Trong khi đó, doanh thu do Á vận hội mang về đạt 2,73 tỷ baht, tươngđương 88,8 triệu USD.
                     Số tiền thu về chủ yếu nhờ các hợp đồng tài trợ (chiếm 40%), tiếp sau là phí bản quyền truyền hình (480 triệu baht), tiền vé, xổ số, tiền do Chính phủ Thái Lanđầu tư,... Nhưng thực tế Thái Lan đã chi tới 19,3 tỷ baht (627,7 triệu USD) đầu tư cho cơ sở hạ tầng liên quan tới ASIAD, gồm 3 khu phức hợp thể thao, các làng vận động viên, nâng cấp hạ tầng giao thông, cơ sở viễn thông.
                  Kết thúc phiên họp toàn thể Hội đồng Olympic châu Á (OCA) tại Macao (Trung Quốc) chiều 8/11, Việt Nam vượt qua thành phố Surabaya (Indonesia) để lần đầu tiên trở thành chủ nhà của một kỳ Á vận hội (ASIAD 18 năm 2019). Đề án tổ chức Asiad 2019 của Việt Namđi kèm với kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất tổng thể của khu vực phía Bắc do Chính phủ phê chuẩn. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống đường giao thông liên tỉnh và tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành.
                 Việt Nam dự tính chi phí tổ chức của ASIAD 2019 vào khoảng 150 triệu USD (3.100 tỷ đồng), trong đó tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải lường trước tiền phát sinh, nhất là khi các kỳ ASIAD trước đây đều có chi phí dự trù thấp nhưng con số cuối cùng lại đội lên gấp nhiều lần.         
 
                                     *          *          *
                   ASIAD 17 năm 2014 sẽ được tổ chức tại thành phố Incheon  (Hàn Quốc).
                   Sau khi Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysiavà ấn Độ xin rút lui, chạy đua vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 năm 2019, Việt Namdược "vinh dự đăng cai". Nhà nghèo, đi vay nợ tranh phần làm cỗ lớn, cũng oai. Nhưng nhân dân thì nghe vậy mà thấy oải!
                    Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á, kiêm Phó Chủ tịch, Tổng thư ký ủy ban Olympic Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang mấy tháng qua nỗ lực hết cỡ, xoay trần đủ kiểu để đạt được Đề án đăng cai Đại hội mà ông và Ban soạn thảo đã tính toán.
                   Thủ đô Hà Nội được chọn là nơi diễn ra một số môn thi đấu chính, lễ khai mạc và bế mạc. Các địa điểm vệ tinh bao gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, Hạ Long (Quảng NInh). Đây đều là những địa phương có khoảng cách khá gần với Hà Nội và đã được trang bị hệ thống nhà thi đấu khang trang. Phương án giải quyết vấn đề di chuyển cũng được tính đến dựa trên đề án quy hoạch đường sá mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2019, những tuyến đường cao tốc liên tỉnh sẽ được hoàn thành, nối liền Hà Nội với các địa phương.
                    Người ta thuyết trình rất hay về mục đích, yêu cầu, và...những "cái lợi": Nếu đăng cai và tổ chức tốt, chúng ta sẽ nâng tầm vị thế đất nước và quảng bá hình ảnh Việt Namvới bạn bè thế giới. Ngành du lịch cũng sẽ có nguồn thu dồi dào, bên cạnh đó có thể dẫn ra những cú hích bất ngờ khác về kinh tế, trở thành thị trường đầu tư nhiều hứa hẹn của các tập đoàn kinh tế lớn - đây là cái lợi không đo đếm được...
                   Chiều 8-11, tại phiên họp toàn thể Hội đồng Olympic châu Á (OCA) diễn ra tại Macao (TQ), Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Fahad Al-Sabah đã công bố kết quả cuộc đua giành quyền đăng cai Asiad 18. Có tất cả 45 lá phiếu được phát cho 45 quốc gia thành viên của OCA và Hà Nội đã vượt qua Surabaya của Indonesia để trở thành địa điểm đăng cai Asiad 2019. Trước đó thành phố còn lại là Dubai của UAE đã rút lui do không nhận được sự ủng hộ của chính phủ.
                       Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, một quốc gia tại khu vực Đông Nam Á được vinh dự tổ chức ngày hội thể thao lớn nhất châu lục. Gần đây nhất, Asiad 1998 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
                     Phát biểu tại buổi họp báo về việc trao quyền đăng cai Asiad 2019 cho Việt Nam, Chủ tịch OCA Al-Sabah cho biết: "Mọi người đều nhớ đến kỳ Asian Indoor Games năm 2009 tại Hà Nội, tất cả những người tham gia đều rất hài lòng và muốn quay lại Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tổ chức Asian Beach Games năm 2016 tại Nha Trang và qua kinh nghiệm này, tôi tin rằng các bạn sẽ tổ chức một kỳ Asian Games thành công vào năm 2019. Chúng tôi có niềm tin vào các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, thành phố Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam cùng sự hợp tác của OCA. Việt Nam có tất cả những điều kiện thuận lợi, một đất nước có tiềm năng, nền kinh tế hứa hẹn sẽ...bùng nổ".
                       Cũng tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi rất hạnh phúc, điều này rất tốt cho Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công SEA Games, Indoor Games năm 2009. Dựa trên kinh nghiệm này, chúng tôi biết có nhiều việc cần phải làm để tổ chức một kỳ ASIAD thành công".
                   Còn trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Namcho rằng, được đăng cai Asiad là một thắng lợi lớn của Việt Nam. Trước tiên, qua Asiad, Việt Namsẽ quảng bá được hình ảnh của mình, được giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia. Asiad cũng sẽ kích thích các ngành dịch vụ, du lịch phát triển. Đi cùng với đó là sự nâng cấp các công trình đặc biệt là về giao thông, khách sạn… từ đó tất cả người dân sẽ được hưởng lợi.
                  Chính vì vậy, để xứng tầm nước chủ nhà của một kỳ ASIAD, Thể thao VN cần phải có chiến lược đầu tư về con người. Hiện tại chúng ta chưa có một chương trình đào tạo VĐV cụ thể nào cho ASIAD. Thời gian tổ chức còn đúng 7 năm nữa và nó là vừa đủ để tạo ra một lứa VĐV mới đủ tầm cạnh tranh huy chương tại đấu trường châu lục. Tuy nhiên, việc đào tạo các VĐV phải có một chương trình và chiến lược cụ thể để thông qua Asiad có một mô hình đào tạo VĐV lâu dài, phục vụ cho tương lai chứ không thể “ăn xổi” theo kiểu nuôi gà chọi như hiện nay.
                  Không chỉ vậy, theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao thì việc vạch ra kế hoạch đăng cai ASIAD 18 (2019) là một bài toán đầy thách thức, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta còn nhiều công trình chưa đủ chất lượng để phục vụ đại hội, chính vì vậy phải phân chia từng giai đoạn xây dựng, sửa sang cơ sở vật chất.
                                        - BVB và Anh Quân -
 
QUAN HÍ HỬNG MỪNG - DÂN LO SỐT VÓ!

              Đây là một Đại hội thể thao tầm cỡ Châu Lục và có thể xem không thua kém là bao so với Olempíc . Theo dự kiến ASIAD 18 (2019) dự kiến sẽ thu hút 12000 VĐV, 1000 quan khách quốc tế, 1000 trọng tài, 8000 hướng dẫn viên , xấp xỉ 3000 phóng viên ... đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sẽ có 35 môn thể thao dự kiến sẽ thi đấu trong ASIAD 18. Ngoài Thủ đô Hà Nội là địa điểm tổ chức chính thì còn 14 địa điểm vệ tinh khác tại các tỉnh như TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương …
              Nếu Đại Hội này được tổ chức thành công thì vị thế Việt nam chắc chắc sẽ nâng lên một tầm mới. Nhưng điều đáng nói ở đây là mới chỉ nghe qua qui mô của ASIAD 18 đã thấy sự kiện này quả là choáng ngợp và nếu các nhà tổ chức nước ta không tiên lượng trước thì hậu quả xẩy ra thật khó lường. Theo kinh nghiệm của các nứơc có nền kinh tế phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để đủ sức đăng cai một giải thi đầu thể thao tầm cỡ Châu lục người ta phải có kế hoạch chuẩn bị một cách toàn diện từ 20- 30 năm. Sự chuẩn bị này bắt đầu từ kế hoạch đào tạo diện rộng vận động viên từ trong trường học, qua sàng lọc dần dần thành vận động viên thi đấu đỉnh cao. Bài học về huy chương vàng tại Olempíc Luân Đôn vừa qua dành cho bắn cung Hàn Quốc, bóng bàn Trung Quốc, cầu lông Malaixia, bóng đá nữ Nhật bản …là những ví dụ cụ thể .

       Còn ở ta thể thao trong học đường quá yếu đã làm mất đi cái nền cơ bản để chọn lựa vận động viên nhà nòi dành cho nâng cao. Ngay vận động viên chuyên nghiệp của ta trong mọi bộ môn cũng thiếu hẳn công tác đào tạo lớp kế cận nên thể thao nước ta luôn luôn rơi vào hẫng hụt khi các tài năng thể thao hiếm hoi của ta đã hết thời kì thi đấu đỉnh cao.
             Bài học của Nguyễn Tiến Minh trong cầu lông, Ngân Thương trong thể dục dụng cụ. Bích Hường trong chạy…là những ví dụ tiêu biểu. Chính vì thế nên vào mùa thi đấu nào ở các giải trong nước cũng như khu vực, thế giới làng thể thao Việt Nam cũng chạy đôn chạy đáo để chữa cháy lực lương theo kiểu ăn xổi…Thời gian chuẩn bị tới ngày khai mạc ASIAD 18 chỉ còn 7 năm nữa, liệu thể thao việt nam có đủ VĐV để thi đấu ở kì đại hội đỉnh cao như thế này không ?
                Còn cơ sở vật chất trong ASIAD 19 này sẽ diễn ra nhiều môn thể thao không chỉ còn xa lạ với dân ta mà còn đòi hỏi cơ sở thi đấu hiện đại như rowing, thuyền buồm, kabaddi, bóng chày, khúc côn cầu, xe đạp địa hình, xe đạp lòng chảo, hockey trên cỏ, bóng bầu dục ... Rồi làng vận động viên với sức chứa 11000 VĐV ...vv và vv. Bài học về các công trình dành cho Đại lễ 1000 năm khi đổ ra hàng đống tiền của để mang lại những công trình kém chất lượng liệu có được các nhà hoạch định của ASIAD 18 rút kinh nghiệm, hay ASIAD lại chỉ là cái cớ để là cái cớ lễ lạt lớn, sinh ra các dự án kiếm lời "kếch sù"..
                Nền kinh tế của nứơc ta vẫn đang khó khăn. Trình độ xã hội của nứoc ta trong vài năm nay không những không được cải thiện mà lại có dấu hiệu xuống cấp từ trong khâu phục vụ ở các ngành hàng không, du lịch đến môi trường ngày càng bị huỷ hoại. Tệ chặt chém nâng giá mỗi khi có hội hè đến việc ngưòi ăn xin, hàng rong truy bám khách nứơc ngoài …

                 Tất cả những điều lớn đến nhỏ liên quan đến ASIAD 18 đó chính là điều băn khoăn mà nếu các nhà quản lý, hoạch định cho ASIAD 18 không lường trứơc và không đề ra những biện pháp giải quyết triệt để thì ASIAD 18 sẽ trở thành lợi bất cập hại hạ thấp uy tin của Việt nam ta trong châu lục và thế giới .
Nguyễn Híếu

-----------------------

2 nhận xét:

  1. Tôi yêu Việt nam, yêu thể thao. Nhưng tôi kịch liệt phản đối VN đăng cai ASIAD 18.
    Mọi người hãy đọc "Hội chứng nghìn năm Thăng Long"
    của Võ Thị Hảo sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  2. Tối nay tôi vừa xem Bộ Trưởng HTA trả lời VTV1, thấy chẳng an tâm tí nào, 150 triệu USD, chỉ là ru ngủ mọi người. Rồi khi trên vai mỗi người cõng 1 mớ nợ thêm cho ASIAD thì cái cớ (như tác giả nói) để kiếm dự án đã xong, tiền vào tay ai đã rõ, ai trả nợ cũng đã an bài

    Trả lờiXóa