Mô hình đảo nổi của Trung Quốc - Ảnh: Popular Science |
Việc Trung
Quốc tuyên bố làm đảo nổi, về nguyên lý không có gì mới mà cũng chỉ là module
nổi áp dụng trong đóng tàu.
KS Đỗ Thái Bình, chuyên gia về đóng tàu và hàng hải,
Phó Chủ tịch Hội KHKT công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã cho Đất Việt biết như
vậy khi đánh giá về khả năng triển khai xây dựng đảo nổi khổng lồ trên biển mà
Trung Quốc vừa thông tin.
Giống như
lắp ghép Lego
Theo đó thông tin từ tạp chí chuyên đề tình báo hải
quân Navy Recognition Online (London, Anh) cho hay tập đoàn công nghiệp Ký Đông
(Jidong) của Trung Quốc đã trình bày mô hình thiết kế cấu trúc đảo nổi nhân tạo
khổng lồ mà rất có thể sẽ được đưa tới Biển Đông trong tương lai.
'Đảo nổi' lớn nhất theo thiết kế của Hãng Jidong dài
khoảng 900m, rộng 120m. Cấu trúc của loại đảo này là do nhiều "đảo nổi độc
lập" nhỏ hơn có thể ghép lại trên một vùng biển nào đó để tạo thành một
hòn đảo lớn có khả năng đón tiếp du khách, nhưng cũng có thể biến thành căn cứ
hay sân bay quân sự.
Các kỹ sư Trung Quốc cho rằng loại đảo nổi này rất khó
bị đánh chìm vì phải phá hủy từng "khoang" một.
Theo KS Đỗ Thái Bình, về nguyên lý việc thiết kế
đảo nổi này không có gì mới mà cũng chỉ là module nổi áp dụng trong đóng tàu.
"JDG từng công bố chiếc đảo nổi có nhiều mục
đích, phục vụ cho du lịch, hàng hải, trung tâm phát điện, khai thác dầu mỏ và
là trung tâm tiếp trợ logistics trên biển, nhất là trên Nam Hải. Đây không phải
là công trình nổi trên biển đầu tiên bởi trước có nhiều công trình nổi
khổng lồ", KS Bình cho biết.
Cụ thể, hiện nay công trình được xem là lớn nhất thế
giới là chiếc Prelude, dùng để khai thác khí thiên nhiên, hóa lỏng.
Prelude được chế tạo bởi Samsung Heavy Industries Hàn
Quốc và Technip Pháp với chiều dài 488 mét, rộng 74 mét và lượng chiếm nước đầy
tải là 600.000 tấn. Prelude là một kiểu tàu hai thân, catamaran, vỏ hai lớp,
hiện neo tại Tây Bắc Úc.
Còn dự án đảo nổi của JDG thuộc loại kết cấu module,
lắp ráp từ nhiều phân đoạn thân tàu, là một kiểu rất quen thuộc với mọi người
làm việc trong ngành đóng tàu hiện nay.
Mỗi phân đoạn, tạm gọi là đảo con - là một phân đoạn
nửa nổi nửa chìm (submersible ). Giống như lắp ráp đồ chơi Lego, tùy theo ghép
nhiều ít các đảo nhỏ mà có ba phương án:
Đảo nhỏ nhất dài 300 mét rộng 90 mét; đảo trung bình
rộng 120 mét và dài 600 mét trong khi đảo lớn nhất dài 900 mét và dài 120 mét.
Với mớn nước khoảng 16 mét, lượng chiếm nước của các đảo khoảng 400.000 tới 1,5
triệu tấn.
Để xây dựng đảo nổi, người ta dự định dùng các tàu cửu
vạn cỡ lớn kiểu nửa chìm đưa các đảo nhỏ từ các căn cứ đất liền ra ngoài khơi.
Có cả một phương án lớn hơn phương án 900 mét dài, có
thể kéo dài tới 2 cây số, và JDG tuyên bố là có thể kéo đảo này đi với
tốc độ 18 ki lô mét một giờ.
"Căn cứ không lồ này có thể đồn trú cả một sư
đoàn lính thủy đánh bộ cùng với máy bay chiến đấu và khác với đảo cố định, đảo
nổi có thể di chuyển tránh xa tầm hỏa lực của đối phương. Tổng giám đốc của JDG
Wang Yandong tuyên bố các đảo nổi này sẽ là "căn cứ hỗ trợ hoạt động vùng
nước sâu ", KS Đỗ Thái Bình cho biết.
Không có gì
mới
Theo KS Bình, ý định sử dụng đảo nổi của Trung
Quốc thực ra không có gì mới. Hải quân Anh đã từng mơ ước xây dựng một mẫu hạm
2 triệu tấn trong Thế Chiến II nhằm đánh bại các tàu ngầm Đức U-Boats, một
phương tiện thường gieo nỗi kinh hoàng cho Đồng Minh cũng như các tàu khác của
Đức Quốc xã khác.
Dự án có tên là Habbukak dự định làm bằng pyrite
là một hỗn hợp giữa mạt cưa với nước ,được làm đông lạnh và nhẹ hơn nước.
Trong khi đó Mỹ từng đề ra phương án JMOB (Joint Base
Mobile Offshore Base Căn cứ Di động Kết nối ) được đề xuất vào những năm 2000.
Tức là dùng các module cỡ 300 mét hoặc 150 mét bằng thép hay bê tông để tạo các
căn cứ khổng lồ.
JMOB
dự định thay thế cho các căn cứ đã có của Mỹ tại Saudi Arabia hay tại Nhật.
Với Trung Quốc, căn cứ đảo nổi ngoài việc triển khai
quân tại những vùng đang tranh chấp như tại Trường Sa - cùng với việc san lấp,
xây dựng căn cứ trên các bãi san hô- ta còn thấy đó là một công cụ nhằm triển
khai chiến lược quân sự toàn cầu.
Như ta đều biết, Trung Quốc có một điểm yếu chiến lược
so với Mỹ, đó là không có những căn cứ quân sự tại nước ngoài . Cuộc hành
quân xa chống cướp biển Somali của đội tàu TQ được coi là một chiến tích của
hải quân nước này trong cố gắng từ hải quân "nước nâu " sang
"nước xanh".
Sau cuộc hành quân này, họ đã có cuộc ghé thăm chớp
nhoáng vào cảng Sài Gòn. Bởi vậy, đảo nổi hy vọng là những căn cứ của họ trong
các cuộc hành quân xa, mở rộng phạm vi toàn cầu trong khi mẫu hạm vẫn còn là
một khó khăn với hải quân Trung Quốc", KS Bình nói.
Chuyên gia Phan Vĩnh Trị thì cho rằng đây là một bước
tiến mới của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thiết kế và triển khai một đảo nổi lớn
như vậy thì sẽ thuận lợi trong nhiều việc với nhiều mục đích khác nhau. Nhất là
trong giai đoạn các nước mới đang tranh chấp "bằng miệng" với nhau
như hiện nay.
Theo ông Trị, nếu xét về mặt quân sự thì đảo này rất
hữu dụng vì rất cơ động và lại lớn nên có thể bố trí được nhiều thứ. Đây là một
dạng tàu to và di chuyển chậm (giống như việc di chuyển của giàn khoan mà Trung
Quốc đã làm).
"Dù áp dụng nguyên lý của đóng tàu nhưng về hình
thức không bắt buộc phải như một con tàu mà chỉ đơn giản là nó có thể nổi, còn
việc tính năng ra sao sẽ tùy vào mục đích mà họ có thể thiết kế", ông Trị
cho biết.
Bích Ngọc/ĐVO
-------------
Mới năm ngoái TQ phải mua một chiếc tàu cũ của Liên Xô sử sang thành một Hàng không mẫu hạm đầu tiên lấy tên là Liêu Ninh.
Trả lờiXóaNay TQ tính làm Đảo nổi trên Biển, thực chất cũng là Hàng không mẫu hạm có thể to hơn? Cứ để TQ làm, ta lo việc ta
Mệt mỏi quá, cứ luôn miệng "4 + 16" với gã hàng xóm đểu này thì chỉ có chờ đến ngày nó cho mình đi theo hà bá.
Trả lờiXóaNói dối quen miệng, rồi cứ nghĩ mình ...nói thật!