Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

> VAI TRÒ, TRỌNG TRÁCH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

* BÙI VĂN BỒNG
Vai trò cá nhân trong lịch sử là đúc kết cả lý luận và thực tiễn trong mọi xã hội, mọi thời đại không thể phủ nhận được! Thiết nghĩ có những lúc, chỉ cần bộ óc và những hành động của một con người, nhưng lại đóng vai trò quyết định cho toàn xã hội. Đúng câu ngạn ngữ Việt nam: “Một người lo bằng cả kho người làm”.

Đúc kết lịch sử thế giới càng chứng minh điều đó rất đúng, cho nên, dù cho lực lượng xã hội đông và mạnh cỡ nào thì vai trò người đứng đàu rất quan trọng. Nó làm xoay chuyển chế độ, làm thay đổi cục diện xã hội, làm một cuộc cách mạng long trời chuyển đất. Khi người ta đã có quyền thì được hành, và quyền bính càng cao thì quyền hành càng lớn, kể cả sự độc tài, bản chất của  trị vì quân chủ chuyên chế
Không nhắc nhiều đến các vĩ nhân đã đem lại tự do, bình đẳng, no ấm cho con người, được lịch sử ghi nhận truyền đời. Chỉ tạm nêu hai nhân vật ở hai nước “cùng phe ta – XHCN” gần đây là dễ nhận ra: 
Ở Trung Quốc: Trung Quốc: Ông Đặng Tiểu Bình, khi lên nắm quyền, lập tức tuyên bố diệt bè lũ 4 tên, khôi phục danh dự, nhân phẩm cho Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị Mao Trạch Đông vùi dập. Sau đó, ông hạ bệ luôn Hoa Quốc Phong, lúc đó đương kim Chủ tịch nước. Sau khi bước đầu giải quyết nhân sự như vậy, Đặng liền ráo riết thực hành mở cửa, kêu gọi nhân tài về dựng nước; khôi phục lại các trường đại học; thực hiện 4 hiện đại hoá, theo phương châm: không phân biệt “mèo trắng, mèo đen, miễn là bắt được chuột”; duy trì một quốc gia hai chế độ…Chúng ta, không ai có thể phủ nhận được những sự thật hiển nhiên này! Ông Đặng Tiểu Bình đã làm cho đất nước Trung Quốc mở mày, mở mặt rạng rỡ cả 4 biển, 5 châu sau cả gân fnửa thế kỷ lụn bại, điêu đứng! Ông Đặng Tiểu Bình có công đưa một nước Trung Hoa từ đói nghèo, đông dân và rộng lớn, Mao ít và cực tả, cực đoan, lạc hậu, trở thành một nước phát triển với tốc độ nhanh.
Còn ở Liên Xô: ông Borit Ensin, Cựu tổng thống Nga, khi sang thăm nước Mỹ, ông ta ngồi trên trực thăng lượn hai vòng quanh tượng Nữ thần tự do, ông ấy reo lên: “A! Tự do đây rồi”. Quay trở về Nga, ông Ensin trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân toàn thế giới: “Giải tán Đảng cộng sản, phong toả toàn bộ tài sản của Đảng cộng sản”. Ông ta nói, và đã làm cho một thành trì đang được tiếng vững như bàn thạch của CNXH vèo một phát tan thành mây khói, như tiếng nổ làm rung chuyển Sévastopol ngày xưa. Chiến công như huyền sử không tốn một viên đạn của người đứng đầu B. Ensin thời đó là kết liễu CNXH ở Liên Xô và cả toàn khối Đông Au, làm cả thế giới phải bật ngửa.
Cho nên, vai trò người đứng đầu rất quan trọng. Nhìn lại, thấy ở nước ta trong nhiều thập kỷ qua thể hiện chọn người đứng đầu từ Trung ương đến Bộ, ngành, tỉnh, thành và các địa phương chưa được quan tâm đưng mức, chưa nói đến những sai lầm chí tử. Nhất là khi mà nạ “chạy chức chạy quyền đã thành dịch loang rộng, thì chọn người đứng đầu không xuất phát từ quá trình cống hiến, không chọn người có tâm-đủ tầm, mà chọn theo giá trị “tiền đặt cọc”. Đó là nguyên nhân có mọi nguy cơ.
           Theo Điều 7, Nghị định 157/2007/NĐ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dung xký ngày 27/10/2007 “Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ, nhiệm vụ”: Người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Trong Điều 6 của Nghị định này cũng quy định rõ ràng là: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu không những, trước hết, phải chịu kỷ luật Đảng, sau đó là trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền và nhân dân.
             Cho nên, người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Trong bât skỳ hoàn cánh, tình huống nào, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; tự mình phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
            Theo quyền hạn, chức trách quy định, người đứng đầu còn phải ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý). Thủ trưởng cơ quan, đơn vị còn căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
           Khi công tác quản lý, sử dụng tài sản công được giao bị kém hiệu quả; sử dụng sai các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai các quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thiếu thường xuyên, để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, không thể nghiễm nhiên được “bình thân” ngoài vòng pháp luật hoặc tránh được các hình thức kỷ luật trong Đảng, chính quyền.
            Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Bên cạnh đó, người đứng đầu phải đứng ra tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nặng hơn thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản ủy quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan chủ quản cấp trên Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức cấu thành cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
Cái gọi là chủ nghĩa tập thể sinh ra nhiều tai biến xã hội: 'cha chung không ai khóc, nhiều sãi không ai đóng của chùa, lắm thầy thối ma'...Và cũng vậy, cái nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" lợi bất cập hại. Thực chất nó phát sinh và tự thân nó tạo ra lực cản, trì kéo, gia tăng ma lực sức ì cho sự phát triển xã hội, nhưng lại mở đường cho thói cá nhân chủ nghĩa có nhiều cơ hội rất 'hợp pháp' để tồn tại, trụ vững và nhóm lợi ích cố kết chặt chẽ ,tai hại hơn. Nguyên tắc đó nhiều khi như mìn nổ chậm, phá sập cầu, chặn đường đi tới và làm mất đà phát triển của toàn xã hội. Đảng ta cần nhìn nhận, phân định rõ về nguyên tắc "con dao hai lưỡi" này. Nguyên tắc, thử chẻ chữ ra: Không chịu đổi mới, ném bỏ sáng tạo, đã thấy lỗi thời, lạc hậu, tác hại rồi mà cứ khư khư giữ nguyên tất sẽ bị tắc, - tắc hoài, bế tắc dài dài.
Cho nên, cái sướng của người đứng đầu, bậc lãnh đạo là được 'ngồi mắt ăn bát vàng', mọi sư có cồng kênh bộ máy và cả tập thể gánh trọn gói và người đứng đầu cũng được quyền hưởng trọn gói: "Cái đầu văn phòng / Cái chân xe công / Cái mông trợ lý / Chữ ký lắm tiền / Gặp phiền có tập thể lo". Nghĩa là có Đảng, Nhà nước lo tất tần tật.
Nguyên tắc, cơ chế ràng buộc dẫn đến hiện trạng chế độ tập thể lãnh đạo cứ trùm lên hết, có được người tài rồi mà không mạnh dạn giao quyền chỉ  đem lại hậu họa là kìm hãm, chặt hết tay chân, lái suy nghĩ theo ý lãnh đạo, không đem lại tích sự gì. Cho nên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách về mặt lý thuyết là đúng với việc này, chuyện kia, nhưng không nên trở thành chỉ đạo tất cả, khô cứng, rập khuôn, máy móc, làm hỏng hết việc lớn. 
Ở các cương vị trọng trách đứng đầu, chọn ra được người có tâm có tài đã khó nhưng vấn đề là có được trọng dụng và tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực hay không, có cho họ “đất dụng võ’ để lập công hay không, điều đó không hề đơn giản. 
Vì thế, gánh trọng trách và chịu trách nhiệm của người đứng đầu là việc không thể xem nhẹ. Khi người đứng đầu vì quyền và lợi của cá nhân, gia đình, phe nhóm mà tìm mọi cách đỏ vấy lỗi lầm cho người khác, đổ tại khách quan này-kia chi phối và 'an toàn'  nhất là dồn tội cho “ông cơ chế” để bình chân như vại. Khi đó, từ các nguyên tắc, điều lệ Đảng đến những văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước coi như mớ phế liệu chẳng có tác dụng gì, nghiêm minh và minh bạch hóa chỉ như cỏ rác mà thôi!
BVB 

4 nhận xét:

  1. Cưu chiên binh datvietlúc 09:12 12 tháng 1, 2013

    Xin gưi Bac Bông may cau phan cong trach nhiem giưa cap trương va cap pho trong co quan tôi như sau
    Hoi hop la viec cua tao
    nhưng vu viec kho tao giao cho may
    Cong viec thoa sưc may cay
    Con an vơi nhau viec nay cua tao

    Trả lờiXóa
  2. Bài này đọc thấy rất đã, tâm đắc. Đại tá BVB vừa phân tích lý luận, vừa dẫn liệu thực tế rất chuẩn và rõ nét. Ôi, từ đâu đẻ ra cái chủ nghĩa tập thể, lãnh đạo tập thể để rồi có lợi cho nạn dịch đủ loại sâu chùm rấy đen, nhện đỏ...phát sinh, hoành hành phá hoại kinh khủng, tai hại khôn lường?

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta có rất nhiều thằng chỉ thiếu mỗi một thằng, đó là thằng Trách Nhiệm. Thương thay !

    Trả lờiXóa
  4. Cứ gào dẩng lãnh đạo, đảng lo, các quan cộng sản
    lại cứ noí văng mạng về những khó khăn, sai trái...
    cứ như bản chân mình chẳng liên quan gì,
    Ông thủ tuớng hoỉ đất nuớc xuất khẩu gaọ hàng đầu thế giới mà học
    trò vùng cao cứ góp bắp, củ mì, khoa thay cơm, dôí chất đạm phai bẫy chuột
    để cải thiện... cứ như đó là trách nhiệm của các địa phuơng, các qaun bộ giáo dục...
    Thử hoỉ ông là thủ tuớng đến giờ mới biết học trò các dân tộc thiểu số đoí ăn, đoi thịt
    là sao, biết rôi với quyền thủ tuớng sao ông không lệnh điều gạo, thịt cá tuơng trợ các em.
    Ít nhất ông nguyên phó tổng giám đốc truyên hình Trần Văn Tuấn bao lâu nayy
    vận động
    đóng góp cho các cháu học trò vùng xa có chút thịt ăn với cơm,
    Câu hoỉ đo là hoỉ thủ tuớng, thủ tuớng phải giải quyểt.
    Một nữ diễn viên điện ảnh đã lên tiếng không thể xin cái bằng khen mang chữ kí của kẻ làm nghèo đaat nuớc.
    Không biết nhục vân cứ ba hoa đủ điều .

    Trả lờiXóa