Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

> KIỀNG MẶT !

Thái độ dứt khoát!
(Xung quanh việc NSUT Kim Chi từ chối bằng khen của Thủ tướng)
BVB – Khi thấy sự xuất hiện của một vài đồng chí X,Y,Z trên màn hình là mấy bà hàng xóm quanh tôi có thói quen lập tức bấm chuyển kênh, không muốn nhìn mặt những vị mà họ hết tín nhiệm, không muốn nghe. Ấy vậy mà vừa rồi Thủ tướng lại ký một “Nghị (bất) định”, được Bộ VH-TT-DL diễn ra quy định không cho người thân nhìn mặt người chết (trừ quốc tang - ông nhớn). GS. Trần Hữu Dũng: "Trong lúc người dân không muốn nhìn mặt nhiều người còn sống thì Bộ VH-TT-DL lại cấm nhìn mặt người đã chết! Thật là đi ngược trào lưu của "nhân loại tiến bộ".
Không chờ đến đầu năm 2012,  mà từ nhiều năm trước, sụ nhạy cảm, óc thường trực phản biện, ý thức cảnh giác trong lòng nhân dân đã rất dị ứng với những vị ở một số cương vị lãnh đạo không NVL (- nói và làm - Nguyễn Văn Linh), nói hay nói giỏi, hứa ngon dụ ngọt mà không làm hoặc làm ngược lại. Nam bộ qọi là “ba xạo, cà chớn cà nhum, ăn nói tùm lum”. Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi từ chối không nhận bằng khen của Thủ tướng là sự tỏ rõ thái độ thực lòng và kiên quyết với những giá trị ảo, không đích thực. Một phản ứng quay lưng rất “quyết liệt”, một cú bất ngờ đánh đầu đẩy bóng ra…Có những chính khách, những nghệ sĩ được người đời ngưỡng mộ, họ đem sổ tay đến và trân trọng xin chữ ký. Nhưng có những chữ ký người ta không muốn nhìn, mà nếu để trong nhà thì ...xui xẻo lắm!

*     *     *

Theo sửa lại trên quechoa, copy & post lúc 14h40' ngày 14/1/2013):
  * Nguyễn Văn Thiện: Nói thật, xưa nay, trong mắt của nhiều người, vẫn coi văn nghệ sĩ là đám háo danh, nhiều khi chỉ vì cái danh hão mà khom lưng quỳ gối trước mọi thứ, đặc biệt là trước quyền lực. Người ta vẫn kể cho nhau nghe nghệ sĩ nọ chạy vạy để được giải thưởng, nhà thơ kia luồn lách bằng đầu gối để được kết nạp vào hội kia. Trong bối cảnh như vậy, việc NSUT Nguyễn Thị Kim Chi từ chối bằng khen của thủ tướng quả là một chuyện “xưa nay hiếm”.
Không những từ chối, chị còn tuyên bố rõ ràng: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Xin lỗi chị, tôi và những người thuộc lớp hậu sinh, không rõ lắm những cống hiến trước đây của chị, thậm chí không từng nhớ là chị đã từng đóng những vai nào trong những phim nào. Nhưng với hành động hôm nay, chị đã dạy cho chúng tôi một bài học về lòng tự trọng của người nghệ sĩ chân chính. Người có lòng tự trọng thời nào cũng hiếm, đặc biệt thời này lại càng hiếm.
Trong bối cảnh giả dối tràn lan, cái ác tràn lan, sự vô liêm sỉ tràn lan như một căn bệnh trong xã hội thì hành động của chị chẳng khác nào một lời tuyên chiến. Trả lời BBC, chị cho rằng mình có thể bị phiền hà, bị gây khó dễ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng vì hành động của mình, nhưng chị không sợ.
Đến đây, tự dưng tôi nhớ đến “Thất trảm sớ” của thầy giáo Chu Văn An ngày trước. Hai hành động khác nhau nhưng cùng thể hiện cốt cách của kẻ sĩ, của người trí thức trước cuộc đời. Quả thật, cuộc đời vẫn còn có người tốt và vẫn còn những điều tốt đẹp đang chờ chúng ta phía trước, miễn là chúng ta dám đứng thẳng trước cường quyền.
* Gs. Nguyễn Huệ Chi: Những cái chết như của BS Thùy Trâm và nhiều người khác có vô ích hay không? Có lẽ đến thập niên đầu của thế kỷ XXI này, các câu hỏi đại loại như trên dần dần tích tụ lại, đang trở thành một băn khoăn quặn lòng lúc nào cũng mơ hồ đặt ra trong tâm trí những người đã từng sống hết mình cho một quá khứ mà họ tin là tốt đẹp. Hành động mới đây của nghệ sĩ điện ảnh ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi là câu trả lời sáng rõ nhất: nếu ta đã sống, đã hành động với tất cả niềm tin trong sáng và giữ được đến cuối đời phẩm chất lương thiện của mình, thì sự đổ vỡ của cái hiện thực mà mình từng dâng trọn niềm tin chỉ có ý nghĩa của một bi kịch chứ không bao giờ là hài kịch. Mà đối với bi kịch, phẩm giá con người chỉ càng được tôn lên chứ không bao giờ bị hạ thấp xuống. “Không nghi ngờ gì nữa, bi kịch là một điều gì đó của CÁI ĐẸP, khi chính nó bị đụng chạm ghê gớm” (La tragédie, sans doute, est quelque chose de beau quand elle est bien touchée – Molière).


 * Ba Sàm: Nó vạch trần, bằng hình ảnh tương phản bi hài giữa tư cách của kẻ ban ơn, khen tặng người xứng đáng được khen, về sự nguy hại của cả một hệ thống khổng lồ được gọi là “thi đua khen thưởng” đã bị lạm dụng, biến thái cao độ, dùng chính tiền của người dân để tạo ra môi trường sống cho bầy sâu mọt, cho thói đạo đức giả, thói háo danh, làm băng hoại đạo đức toàn xã hội với quy mô chưa từng thấy trong lịch sử đất nước. Nó giáng xuống đúng lúc người ta vừa cố diễn màn tấu hài, vội vã gắn huy hiệu 65 tuổi đảng cho Nhạc sĩ Hoàng Hiệptại giường bệnh trước khi ông lìa đời đúng một ngày.
Cuối cùng, nó góp phần thức tỉnh giới văn nghệ sĩ đang “sống trong sợ hãi” và danh lợi, các đấng nam nhi, hãy bằng tri thức và tiếng tăm của mình, nói thay, dẫn dắt dân chúng cùng lên tiếng, thức tỉnh những người cầm quyền, rằng thời cơ đã đến rồi, hãy biết sám hối bằng quyết tâm tự gột rửa, hành động vì dân, vì nước, trước khi quá muộn.
* Sao Hồng: Một tập thể lãnh đạo đầy quyền lực của một đất nước có thể không kỷ luật nỗi một cá nhân “làm nghèo đất nước và làm khổ nhân dân”.
Nhưng một “Nghệ sỹ cộng sản chính hiệu” với “trái tim của một người cộng sản” có thể đã khơi nguồn cảm hứng cho một trào lưu trong mọi tầng lớp nhằm tẩy chay (và bất tín nhiệm) những lãnh đạo đã, đang và sẽ làm giàu cho “nhóm lợi ích”, dòng họ gia đình của mình mà “làm nghèo đất nước và làm khổ nhân dân” !

  * Họa sĩ Đỗ Đức: Tôi đã xem Kim Chi trong những phim chị sắm vai, nhớ nhất phim Cánh đồng hoang đóng cùng Lâm Tới. Thành thực từ lâu đã yêu quí chị với những gì chị đã thể hiện. Hôm nay tôi kính trọng chị hơn, con người nhỏ bé yếu đuối về thể lực nhưng là một nhân cách đàng hoàng. Rồi lâu rầy mọi người sẽ hiểu. Còn bây giờ tôi chắc theo thói quen lâu nay, sẽ nhiều người coi chị là xấc xược điên khùng vì dám thóa mạ người đứng đầu chính phủ. Ừ, dân là con sâu cái kiến thật, nhưng vẫn có những con kiến lửa, kiến bọ giọt biết giữ mình, chứ không phải toàn kiến gió!


Nhà thơ Đỗ Trung Quân: 
Chị Kim Chi. Chị đáng kính trọng hơn biết bao thằng đàn ông vừa hèn vừa nịnh, chúng có tất cả trừ nhân cách.


(Nguồn LINK: http://quechoa.vn/2013/01/11/nghe-si-nguyen-thi-kim-chi-toi-kinh-phuc-chi/ ).

-----------------------------------
+ Bài liên quan:
Khen người sống không nhận, thì chúc người chết cái xem có phản đối được không nào?
Hi hi, hô hô! Trong khi dân tình đang xôn xao, chuyện bác nữ nghệ sĩ Kim Chi từ chối làm hồ sơ để thủ tướng ban khen, chỉ vì bác ấy không muốn sự diện diện chỉ mỗi cái chữ ký của thủ tướng trong nhà bác ấy, vì cho rằng ông này đang làm nghèo đất nước, làm khổ dân thì trên blog của Chú Tễu có người bảo:                                  
"Được Thủ tướng khen mà thấy bị xúc phạm là còn may, còn được Thủ tướng chúc mừng năm mới thì hãi lắm. Chuyện như thế này: Văn phòng khoa Văn học nhận được thiệp chúc mừng năm mới của Thủ tướng gửi GS Phan Cự Đệ. Tất cả cuống lên vì cụ Đệ chết đã hơn 5 tháng rồi, mới làm bách nhật tháng trước. Thống nhất mở ra xem sao thì thấy trong thiệp ghi rõ là chúc GS mạnh khỏe,công tác tốt, đóng góp nhiều cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước. Anh em đành thắp nén hương rồi hóa vàng cái thiệp í gửi xuống âm ti vậy"
Dân tình cười bật ngữa giãy đành đạch, có thơ rằng:
Khá khen thủ tướng anh minh
Luôn luôn theo sát dân tình chăm nom
Ông Phan Cự Đệ vào hòm
Đã hơn năm tháng mà còn động viên!
Người khác lại bảo: “Một cú gỡ lại thể diện cao tay ấn, khen người sống không nhận thì chúc người chết xem có phản đối được không nào? Hahaha”. 
Hô hô, ha ha! Thử phản đối xem?
Nói đến đây có người bảo, không phải, cụ Đệ mất vài năm trước rồi. Chắc đây là tin cũ.
Ờ thì là tin cũ. Mà cũng có thể thủ tướng bị hố quả chúc người chết rồi, nay sửa lại khen người sống cái thì sao? Ai mà ngờ được lại bị từ chối.

+ Bài khác:
>http://webwarper.net/ww/~av/dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2013/01/tu-choi-loi-khen-cua-thu-tuong-dung_10.html
NLG
------------------------------/

Bài trên trang BVN:
 http://proxyweb.com.es/browse.php/8PWwgt7l_2BILdSM0wE_2Bju8MS47WFE5lgsL4kSuw_3D_3D/b5/fnorefer/

Điều ẩn ngôn sau thái độ của nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi

Những cái chết như của BS Thùy Trâm và nhiều người khác có vô ích hay không? Có lẽ đến thập niên đầu của thế kỷ XXI này, các câu hỏi đại loại như trên dần dần tích tụ lại, đang trở thành một băn khoăn quặn lòng lúc nào cũng mơ hồ đặt ra trong tâm trí những người đã từng sống hết mình cho một quá khứ mà họ tin là tốt đẹp. Hành động mới đây của nghệ sĩ điện ảnh ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi là câu trả lời sáng rõ nhất: nếu ta đã sống, đã hành động với tất cả niềm tin trong sáng và giữ được đến cuối đời phẩm chất lương thiện của mình, thì sự đổ vỡ của cái hiện thực mà mình từng dâng trọn niềm tin chỉ có ý nghĩa của một bi kịch chứ không bao giờ là hài kịch. Mà đối với bi kịch, phẩm giá con người chỉ càng được tôn lên  chứ không bao giờ bị hạ thấp. “Không nghi ngờ gì nữa, bi kịch, là một cái gì đó thuộc về CÁI ĐẸP khi nó được/bị chạm đến tận nơi sâu thẳm” (La tragédie, sans doute, est quelque chose de beau quand elle est bien touchée – Molière).
Nguyễn Huệ Chi
‘Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng’
Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
Bà nói với BBC Tiếng Việt, “để được Thủ tướng khen thì tôi không muốn điều đó”.
Trước đó, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh ViệtNamgợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư cảm ơn tới Hội, đồng thời ghi rõ lý do từ chối.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“… Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự”, bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.
‘Làm khổ dân là có tội’
Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói Thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì “có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận”.
Bà Kim Chi cho rằng một số việc Thủ tướng điều hành đang bị 'thế giới phản đối'
Bà Kim Chi cho rằng một số việc Thủ tướng điều hành đang bị ‘thế giới phản đối’
Giải thích về những điều Thủ tướng làm khiến bà không hài lòng, bà nói, “thế giới và mọi nơi đều phản đối một số việc và cách Thủ tướng điều hành”.
“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng”.
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư này, nghệ sỹ nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà “chết” đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.
“Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ”.
“Tôi có thể không tin cá nhân ông Thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp”.
Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sỹ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện.
“Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội”.
Nghệ sỹ ‘cộng sản’
Diễn viên của Biệt động Sài Gòn nói từng đi chiến trường 10 năm, “không sợ chết với bom đạn” thì bây giờ coi mọi cái “nhẹ như lông hồng”.
Sau khi học xong lớp điện ảnh khóa đầu tiên ở miền Bắc, bà Kim Chi làm đơn xin vào chiến trường ngay vì lúc đó cuộc chiến đấu đang tới lúc căng thẳng, lúc đó bà nghĩ rằng những nơi rừng núi Trường Sơn cần tiếng hát, cần văn nghệ “để tin cách mạng còn sống”.
“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa”.
Bày tỏ tư tưởng về sự nổi tiếng trong nghiệp diễn xuất, bà Kim Chi cho rằng, sự nổi tiếng cũng là “phù du hết”, “tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội tôi có người còn đi mãi không về”.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”.
Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi
“… Có người mà cho tới giờ hài cốt còn chẳng được đưa về, điều này làm tôi khắc khoải đau buồn lắm. Người ta cũng như mình, tuổi trẻ tất cả người ta đã hiến dâng mà không được gì”.
“Tuổi trẻ của chúng tôi thì mang cả xương máu của mình ra để mà giành lại đất nước, cho tới giờ tôi vẫn tự hào là tôi sống đẹp”.
“Còn lớp trẻ bây giờ, một số em làm những việc mà không còn kể tới cả lòng tự trọng nữa, thì tôi thấy rất là dại, dại lắm”.
“Nhưng truyền thông cũng phải có trách nhiệm”, diễn viên điện ảnh Kim Chi cho rằng, một phần là vì truyền thông thấy những chuyện không hay mà cũng đưa lên, nên “họ lầm tưởng đó là cách để nổi tiếng”.
Về lá thư gửi tới Hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của Thủ tướng, nghệ sỹ Kim Chi nói không hề muốn đưa lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook, và bà cũng không ái ngại chuyện đó.
Nghệ sỹ Kim Chi gần đây tham gia bộ phim nhiều tập Những đứa con của Biệt động Sài Gòn và còn được biết đến là vợ của đạo diễn Hồng Sến, nổi tiếng với những bộ phim như Nước về Bắc Hưng HảiMùa gió chướngCánh đồng hoang.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130109_nghe_sy_kim_chi_noi_ve_thu_tuong.shtml

7 nhận xét:

  1. Chị Kim Chi dám bộc lộ chính kiến của mình, thật dũng cảm! Nhưng tôi rất lo lắng cho chị về ngày mai sẻ ra sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Kim Chi đâu có lo lắng, sợ sệt gì đâu.

      Xóa
    2. Yên tâm đi. Tuấn Vũ khoác áo lính Cộng hòa còn về VN đi nghênh ngang có sao đâu. Hì hì...

      Xóa
  2. Đừng tưởng chức cao đầy quyền thế
    Là chắc ai ai cũng phục mình .

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài nầy, lại nhớ đến chuyện tượng ngựa có quả tim! Cũng là một chỉ đạo "thần sầu" của TT.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn ích Tránglúc 11:08 12 tháng 1, 2013

    Cám ơn NS Kim Chi về quyết định của mình, đó là sự khước từ với thói dối trá, đó mới thực là nhân cách và lòng tự trọng, chứ không phải như kẽ vừa tham nhũng vừa lên tiếng dạy dỗ lòng tự trọng cho SV

    Trả lờiXóa
  5. EM LÀ AI? DÂN BIẾT!lúc 16:04 12 tháng 1, 2013

    Ối dào có sao đâu
    Mặt em dày rồi mà
    Lại được đảng uy tín
    Ô kê! Em chẳng sao.

    "Đời! Em yêu sự thật
    Ghét cay sự dối lừa
    Tham nhũng không trừ được
    Là em từ nhiệm ngay"

    Thế nên bác Trung Quốc
    Hỏi xoáy! Vỗ mặt em.
    Em lì mặt ra nói
    Đảng cần! Chứ báu gì!
    Hội trường vỗ tay suốt
    Em nhắc, thì mới thôi.

    Cho nên! Có vậy nữa?
    Thì cũng thế mà thôi
    Với em chẳng ích gì
    Liêm sỉ và tự trọng?
    Trong em có còn đâu.?

    Trả lờiXóa