Những vấn đề nội tại của chúng ta làm cho nước nhà yếu
kém, chúng ta phải tự tìm cách khắc phục, không thể đổ thừa rằng do "lệ
thuộc Trung Quốc".
Bảo vệ và quản lý biên giới, mốc giới quốc gia, các
hoạt động của cộng đồng dân cư qua lại biên giới là một nhu cầu tất yếu, cần
thiết của bất kỳ một quốc gia nào và đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ với
quốc gia láng giềng theo một quy chế quản lý biên giới hết sức chặt chẽ và chi
tiết.
Phạm vi điều chỉnh của Quy chế quản lý biên giới được
ký kết giữa các quốc gia có chung đường biên giới, sau khi đã hoàn thành giai
đoạn hoạch định, phân giới cắm mốc quốc giới, là Vùng biên giới.
Trong Vùng biên giới có thể có khu vực biên giới, vành
đai biên giới, vùng cấm, cửa khẩu, được thiết lập theo sự cần thiết của mỗi một
quốc gia liên quan. Khái niệm cụ thể chúng tôi nêu phía cuối bài, quý bạn đọc
quan tâm xin mời tìm hiểu thêm.
Khi nào cần thiết lập khu vực biên giới, vành đai biên
giới hay vùng cấm biên giới?
Thực tiễn quốc tế cho thấy không phải quốc gia nào
cũng đều có nhu cầu thiết lập khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.
Tuy nhiên, Khu vực biên giới, Vành đai biên giới, Vùng
cấm trên biên giới đất liền thường xuất hiện vào thời kỳ có sự xung đột hay
tranh chấp căng thẳng giữa các quốc gia có chung đường biên giới, nhưng không
chung lợi ích địa-kinh tế, địa-chính trị, địa- chiến lược…
Các khu vực này thường được thiết lập với những quy
định hết sức chặt chẽ và khắt khe; có thời kỳ, hầu như tạo ra một “vùng trắng”,
không có dân cư, không có sinh hoạt giao lưu kinh tế, văn hóa…. để các lực
lượng vũ trang dễ bề kiểm soát, khống chế đối phương…
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh
Lạnh, xu hướng chung là các quốc gia yếu hơn thường quan tâm đến việc thiết lập
ra các phạm vi không gian này, giống như xây đắp “con đập” ngăn nước tràn từ
cao xuống thấp.
“Nước” càng cao thì “đê” càng phải bền vững. Các quốc
gia hùng mạnh thường ít quan tâm đến việc “đắp đê” mà chủ yếu là tìm cách “phá
đê” của đối phương.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực
bảo vệ, quản lý biên giới đất liền trong một thời gian dài đã phản ánh thực
trạng này.
Tuy nhiên, sự phát triển của quan hệ quốc tế trong kỷ
nguyên hội nhập, hợp tác, phát triển vì lợi ích chung của nhân loại, việc bảo
vệ, quản lý biên giới cũng đã có một số chuyển biến mới về tư duy và phương
thức hành xử trên thực tế.
Nhu cầu hợp tác kinh tế vùng biên và bài toán quản lý
biên giới thời hội nhập khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm…dù vẫn
còn tồn tại, nhưng không có nghĩa là phải tạo nên sự ngăn cách bởi có “vùng
trắng” trên biên giới như trước đây.
Việc bảo vệ quản lý biên giới có hiệu quả và vững bền
hơn chính là phải dựa vào dân, do dân, phát triển kinh tế, ổn định chính trị,
xã hội ở nơi biên cương.
Vì vậy, phải đưa dân ra vùng biên giới, ưu tiên đầu tư
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, văn hóa, xã hội
nơi vùng cao, biên giới.
Đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà hiện
nay, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương biên
giới, hải đảo đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13.
Đây là Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội 5 năm 2016-2020 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.
Điểm 9 của Nghị quyết đã nhấn mạnh:
“Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển.
Tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân nhất là ở khu vực biển đảo; chủ động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền, lợi ích quốc gia và lợi ích người dân trên biển. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của các khu kinh tế quốc phòng”.
Để triển khai thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng
và Nhà nước về bảo vệ và phát triển vùng biên giới, chúng ta không thể không đề
cập đến chiến lược “sức mạnh mềm”, “biên giới mềm” mà Trung Quốc đã và đang
triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau trên các vùng biên giới đất liền.
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung của
chiến lược này.
Chiến lược “biên giới mềm” của Trung Quốc
Giáo sư Josheph Nye, học giả chính trị Đại học
Harvard, Mỹ đã đề cập đến khái niệm này trong một cuốn sách viết về sự thay đổi
trong bản chất quyền lực Mỹ năm 1990.
Sau đó, ông Josheph Nye tiếp tục khái quát hóa và
nghiên cứu sâu về “sức mạnh mềm” trong các cuốn sách tiếp theo.
Giáo sư Josheph Nye cho rằng, đối với mỗi quốc gia,
dân tộc, “sức mạnh mềm” được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị
quốc gia và chính sách quốc gia.
Trong bài viết đăng trên Wall Street Journal (Asia)
cách đây hơn 10 năm, số ra ngày 29-12-2005, Giáo sư Josheph Nye từng chỉ ra
rằng, “quyền lực mềm” của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ ở châu Á và Mỹ nên
có động thái trước sự gia tăng này.
Nhiều người nói rằng, sự giàu có về kinh tế đã tạo
điều kiện để Bắc Kinh triển khai mạnh mẽ việc truyền bá văn hóa Trung Quốc ra
bên ngoài.
Và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến
các nước láng giềng lo ngại cho dù Bắc Kinh đưa ra thuyết “phát triển hòa
bình”.
Bên cạnh văn hóa, hàng hóa Trung Quốc cũng tràn ngập
Đông Nam Á. Các nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc như TCL, Haier, Huawei,
Lenovo… ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng, người Trung Quốc
nói chung chưa tạo được ấn tượng tốt đối với thế giới. Bởi mỗi khi nói tới
người Trung Quốc, người ta vẫn nghĩ chủ yếu đến sự thô lỗ, sự vô cảm và sự gian
lận.
Mặc dù thế giới hiện dùng khá nhiều hàng hóa Trung
Quốc, nhưng người ta vừa dùng vừa cảm thấy bất an.
Trung Quốc được đánh giá có một nền văn hóa lâu đời và
đặc sắc, là một trong hai nền văn hóa cổ đại đặc sắc và có ảnh hưởng nhất nhân
loại, bên cạnh nền văn hóa cổ đại Hy Lạp.
Tuy nhiên, hầu như tất cả những tinh hoa và tinh túy
của văn hóa Trung Quốc đều thuộc thời Trung Đại nên khó khiến mọi người ngưỡng
mộ và theo đuổi.
Hơn 2000 năm trước, Trung Quốc tự hào vì tạo ra “Con
đường tơ lụa” kết nối với Myanmar và Ấn Độ.
Theo giới truyền thông, Trung Quốc hy vọng xây dựng hành
lang kinh tế kết nối giữa Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar nhằm phục
hưng “Con đường tơ lụa” có từ hơn 2000 năm trước.
Nếu
tuyến đường này thành công sẽ là cây cầu trên bộ nối liền các quốc gia Nam Á
với vùng huyết mạch và các địa phương duyên hải phía đông Trung Quốc.
“Con đường tơ lụa” này sẽ được mở ra hướng biển với
tên gọi mới là “con đường tơ lụa trên biển”, được Trung Quốc ra sức quảng bá
như là một “sáng kiến vĩ đại” của thế kỷ XXI.
Và, đây được coi là “biên giới mềm” của đại Trung Hoa.
Trung Quốc hy vọng, tỉnh Vân Nam
sẽ trở thành cầu nối giữa Ấn Độ cùng các quốc gia Nam Á với Trung Quốc.
Việt Nam
cần có đối sách ra sao với chiến lược “biên giới mềm” của Trung Quốc?
Cũng như các quốc gia khác trong khu vực Nam Á, Đông
Bắc Á và Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã và đang đứng trước những thách thức to
lớn do chiến lược “biên giới mềm” này gây ra.
Vì vậy, hiện nay trong khi gìn giữ và phát triển bang
giao với Trung Quốc, tâm lý của đa số người dân Việt Nam không ưa Trung Quốc,
cảnh giác với Trung Quốc là một thực tế hiển nhiên.
Vấn đề là chúng ta nên ứng xử như thế nào với chính
tâm lý ấy, dư luận ấy trong lòng xã hội Việt Nam để vừa bảo vệ, quản lý vững
chắc biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia vừa tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nhất
là ở vùng biên giới, hải đảo.
Trước hết, với một tinh thần thật sự khiêm tốn cầu
thị, nếu Trung Quốc có những kinh nghiệm hay như chống tham nhũng hay phát
triển kinh tế thì chúng ta có thể học hỏi họ.
Đừng vì tâm lý yêu ghét thường tình mà phủ nhận tất
cả, kể cả sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Trung Quốc cho chúng ta trong hai
cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Thiết nghĩ chúng ta nên sòng phẳng, chuyện nào ra
chuyện đấy. Cái gì hợp tác được, ta cứ hợp tác. Nhưng cái gì phải đấu tranh,
thì quyết đấu tranh đến cùng, đặc biệt là về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia...
Mọi hành xử của chúng ta với Trung Quốc, đặc biệt là
trong quan hệ đối ngoại cần hết sức tỉnh táo và thận trọng, làm sao khôn khéo
trong đấu tranh bảo vệ, quản lý biên giới quốc gia trước sức ép chiến lược
“biên giới mềm” của Trung Quốc.
Làm sao không để Trung Quốc lợi dụng quan hệ chính
trị, ngoại giao, dưới chiêu bài vì “đại cục” để “xóa nhòa” trên thực tế thành
quả đã đạt được của quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt-Trung.
Để xảy ra chiến tranh, xung đột, chưa biết thắng thua
ra sao, nhưng sứt đầu mẻ trán, hao người tốn của, gây thù chuốc oán giữa người
dân hai nước là điều khó tránh, dù không ai mong muốn.
Chúng ta hãy cứ thiện chí hết khả năng có thể, còn khi
cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, là con cháu Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo...chúng ta thà hy sinh tất cả, lịch sử đã chứng minh điều này.
Nhưng đừng để đối phương lấy cớ chúng ta khiêu chiến
với họ. Công cuộc đấu tranh của chúng ta trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ không phải học đâu xa, học chính cha ông chúng ta với lịch sử
hàng ngàn năm dựng và giữ nước.
Sống bên cạnh nước lớn, chúng ta phải rất khôn khéo
mới giữ được độc lập tự chủ, hòa bình phát triển, độc lập tự chủ một cách thực
sự, thực chất, dù “trong xưng Đế, ngoài xưng Vương”.
Chưa bao giờ cha ông chúng ta kiêu ngạo, vỗ ngực trước
nước láng giềng phương Bắc, ngay cả khi đánh thắng họ trong các cuộc chiến
tranh vệ quốc.
Cha ông chúng ta luôn cảnh giác với các nguy cơ, nhưng
chưa bao giờ từ chối thiện chí và mong muốn hợp tác hữu nghị, thậm chí chủ động
mở rộng bang giao, nâng cao trình độ phát triển nước nhà, tiếp thu chọn lọc cái
hay, cái tốt của văn minh nhân loại, trong đó có Trung Hoa.
Nhờ tinh thần hòa hiếu bang giao ấy, dân tộc, đất nước
Việt Nam
mới trường tồn.
Muốn đất nước phát triển hùng cường phải vượt lên
chính mình
Ngày nay, chúng ta đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta trên các hướng biên
giới đất liền và trên biển, chúng ta phải tính đến Thế và Lực của mình, cũng
như cục diện khu vực, thời thế quốc tế để vận dụng, tìm kiếm những nhân tố nào
có lợi nhất cho mình.
Không thể đấu tranh bảo vệ chủ quyền chỉ bằng cách
thỏa mãn cảm giác bức xúc cá nhân hay sĩ diện hão được.
Có nhiều người vì bức xúc với các hành động của Trung
Quốc ở Biển Đông trong những thời điểm nhất định nên đòi hỏi Việt Nam
phải "thoát Trung".
Theo tôi chúng ta không nên đặt vấn đề "thoát
Trung", bởi chưa bao giờ Dân tộc Việt Nam này, Đất nước Việt Nam này biết
"thần phục" Trung Quốc.
Dù ngàn năm Bắc thuộc dài dằng dặc, nhưng khát vọng
độc lập tự chủ trong dòng máu Việt chưa khi nào nguôi ngoai.
Những chính sách đối ngoại mềm dẻo, biểu hiện thiện
chí của chúng ta không thể xem đó là thái độ "thần phục" như ai đó
vẫn nói.
Tất nhiên, những vấn đề nội tại của chúng ta làm cho
nước nhà yếu kém, chúng ta phải tự tìm cách khắc phục, không thể đổ thừa rằng
do "lệ thuộc Trung Quốc" để mà phải tìm cách "thoát Trung".
Công nghệ nào lạc hậu của Trung Quốc, hàng hóa nào độc
hại của Trung Quốc chúng ta có quyền và có khả năng từ chối. Nguồn nguyên liệu
hay thị trường của chúng ta thì chính chúng ta phải chủ động mở rộng.
Đó là những yếu tố mang thuần túy tính chất kinh tế -
thương mại - đầu tư chứ không phải "lệ thuộc" hay "thần
phục" như hàm nghĩa về mặt chính trị, tư tưởng.
Đó là bài toán bất cứ quốc gia nào cũng phải đưa lên
cân nhắc, đặc biệt là Việt Nam tiếp giáp một thị trường lớn, nguồn cung nguyên
liệu lớn và cũng là đại công xưởng hàng giá rẻ, chất lượng thấp của thế giới là
Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể ép được chúng ta dùng
hàng giá rẻ độc hại, trừ khi chính chúng ta "tặc lưỡi" dễ dãi với
chính mình.
Có chăng, chúng ta phải tìm cách thoát khỏi chính
những tư duy lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm sao xây dựng nước
nhà cường thịnh, phát triển trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Vì vậy, sau khi ký Hiệp định về quy chế quản lý biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 2009 và để triển khai thực thi Hiệp
định, Việt Nam đã ban hành Nghị định của Chính phủ, quy định chi tiết về Khu
vực biên giới, Vành đai biên giới, Vùng cấm.
Đó là Nghị định số 34/2014/NĐ-CP, ngày 29 thang 04 năm
2014. Nghị định này gồm có 4 Chương và 24 Điều, với những quy định rất cụ
thể về:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hành vi bị
nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền, quản lý hoạt động của người,
phương tiện trong khu vực biên giới đất liền, trách nhiệm xây dựng, quản lý,
bảo vệ khu vực biên giới đất liền…
Có thể nói với việc ban hành Nghị định này, Chính phủ
Việt Nam không những đã tích cực thực thi trách nhiệm với tư cách là một bên ký
kết, mà còn cho thấy sự quan tâm đối với sự nghiệp bảo vệ, quản lý và phát
triển vùng biên giới quốc gia trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.
Tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa hai nước đã diễn ra
với quá nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và có nhiều bài học đã được viết
nên bằng máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, qua
rất nhiều nỗ lực mới có được tuyến biên giới công bằng, hòa bình, hữu nghị như
hiện nay, đó là một tài sản vô giá cần gìn giữ, bảo vệ và phát huy nó trong
thời kỳ mới./.
----------------------/
(*)
- Các khái niệm cơ bản
-
Khu vực biên giới:
Khu
vực biên giới là bộ phận nhất định của lãnh thổ quốc gia, tiếp giáp biên giới
quốc gia, có quy chế riêng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định để bảo vệ
biên giới quốc gia.
Tuỳ
theo mối quan hệ với nước tiếp giáp, tuỳ theo đặc điểm địa lý và tình hình cụ
thể khác mà khu vực biên giới được quy định cụ thể khác nhau về phạm vi và quy
chế.
-
Vành đai biên giới:
Vành
đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào, được thiết
lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện trong vành đai
biên giới; duy trì an ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp
luật;
Thông
thường vành đai biên giới nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m,
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
-
Vùng cấm:
Vùng
cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới đất liền được thiết lập để
quản lý, bảo vệ, duy trì an ninh, trật tự; phòng, chống, ngăn chặn các hành vi
xâm nhập, phá hoại, khai thác, thu thập bí mật nhà nước.
-
Cửa khẩu:
Là
cửa ngõ của một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh,
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người,
phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.
Cửa
khẩu có thể thiết lập ở đường bộ, ga hàng không, đường thuỷ, đường sắt liên
thông với các nước trong khu vực và trên thế giới.
--------------
(**)
- Tài liệu tham khảo:
1. Đông Ngàn - Từ Sơn, Trung Quốc và
chiến lược “biên giới mềm, quyền lực mềm”, Năng lượng Mới, số 315.
2. Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hợp tác xuyên biên giới từ góc nhìn vùng Tây Nam Bộ,
Tạp chí Công sản, thứ Hai, 27/3/2017.
3. Minh Thúy, Chiếm lĩnh thị trường nội
địa: Từ “biên giới mềm” đến “thưởng thức cuộc sống”, VnEconomy, thứ Tư,
11/3/2009.
4. Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy chế khu
vực biên giới đất liền nước Việt Nam, thuvienphapluat.vn.
5. Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới,
chinhphu.vn
6. Vu Duong Ninh (ed.), Bien gioi tren
dat lien Viet Nam-Trung Quoc [China‐Vietnam Land
boundary], Hanoi
(Cong An Nhan Dan ed. 2011).
7. Tôn Sinh Thành, Quan hệ biện chứng
giữa công tác biên giới và phát triển kinh tế - xã hội: Một số vấn đề lý luận,
Nghiên cứu Biển Đông,17/03/2011)
8. AFP, Tokyo ngày 21/4/1995:
Ngày 20/4/1995, Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Đỗ Mười đã phát biểu chính thức tại Tokyo rằng: "Quan điểm
của Việt Nam là giữ gìn hiện trạng để duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực và
tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp thay vì là sử dụng hay đe dọa sử
dụng vũ lực."
9. Vùng biên giới By Helgard Haug /
Daniel Wetzel - Rimini Protokoll
10. Hiệp định về quy chế quản lý biên
giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Biên phong
Việt Nam, thứ Hai,19/2/2013.
11. Luật số 06/2003/QH11 của Quốc
hội: LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA, Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.vn).
TS Trần Công Trục/(Giáo Dục)
------------
Chuyện hàng độc hại, kém chất lượng TQ vào VN là do chính TA hại TA vì đồng tiền.
Trả lờiXóaCách đây 3 năm tôi mua cai tủ lạnh Electrolux 260 Lít ở siêu thị HC số...đường Giải phóng. Họ quảng cáo là hàng chính hãng/hoặc hàng Thái Lan, cho đến bây giờ mới phát hiện chính hãng hàng nhập từ Tàu.
Ông Truc cũng kiếm được nhiều tiền trong vụ bán Biên giới -hải đảo giai đoạn 1990-2010 cho Tàu + đây .Hơn 15000km2 đã bị cắt bán cho TQ giai đoạn này . Nhân dân không bao giờ quên tội ác của chúng mày đâu -Sẽ có ngày bắt lũ bán nước chúng mày trả cả gốc lẫn lãi đấy /
Trả lờiXóakhông thể tin dduwiowcj tay này! nkm
Trả lờiXóaẨn chứa huyền cơ nhưng mà cũng như mọi loại văn bản phát biểu hay diễn văn trên tivi.
Trả lờiXóaDân đen tôi nói nè, các trường học, trung cấp hay đại học, nên đáng lẽ đã phải đi mòn gót những vùng nguyên liệu, đi mòn gót những vùng lãnh thổ của quốc gia, và đáng lẽ phải có một ý tưởng, thành phẩm nào đủ để thuyết phục người dân không một chút suy nghĩ ủng hộ. Sáng ngủ dậy ăn gì? Uống gì? Người Nhật, người Hàn thậm chí hình thành sẵn cả một nền công nghiệp cung cấp thực phẩm đóng mác Nhật, phong cách Nhật, chế biến kiểu Nhật và hiểu là tốt. Tốt như đã kiểm định hàng trăm năm.
Bây giờ nỗi sợ lớn nhất là ăn uống. Sáng tự nấu cơm nhà, luộc trứng, hôm nào bận quá cũng mì gói, luộc trứng. XIn lỗi cho hỏi, có cái chỗ nào nhìn ra đó là bữa ăn của dân tộc nào?
Nói thẳng ra, dân Việt như dân đen tôi thấy khi đụng tới mấy chữ truyền thống ngàn năm, giả dối hết sức.
Bài viết dài loằng ngoằng quá.
Trả lờiXóa"Những chính sách đối ngoại mềm dẻo, biểu hiện thiện chí của chúng ta không thể xem đó là thái độ "thần phục" như ai đó vẫn nói"
Trả lờiXóaRất chính xác . Biểu hiện thiện chí của Việt Nam đ/v Trung Quốc không phải là thái độ "thần phục". Bây giờ khác ngày xưa, ngày xưa "xuất giá tòng phu", bây giờ là quan hệ bình đẳng . Thiện chí của VN là "anh sai đường (xã hội chủ nghĩa) thì em đây không chịu nổi, nhưng anh ơi xin anh đừng giận vội, mà trước hết hãy tự trách mình . Giận thì giận mà thương thì càng thương".
"Theo tôi chúng ta không nên đặt vấn đề "thoát Trung", bởi chưa bao giờ Dân tộc Việt Nam này, Đất nước Việt Nam này biết "thần phục" Trung Quốc"
Rất đúng . Vấn đề "thoát Trung" không cần đặt ra, và càng cần phải thể hiện thiện chí của Việt Nam đ/v Trung Quốc . Một cách là VN cần kiên định hơn nữa con đường chủ nghĩa xã hội hơn nữa . Biết đâu 1 lúc nào đó, Trung Quốc chợt nhận ra sự chung thủy & đôn hậu của Việt Nam mà hồi tâm, trở về với mái ấm xã hội chủ nghĩa . Thuận Việt thuận Trung làm chủ cả biển Đông mấy hồi .
Cậu này có thể sắp được cậu Trọng tiến cử làm phó ban tuyên giáo đảng lừa dân csVN được đấy? đến giờ này còn nói đến thứ "xã hội chủ nghĩa" mà người dân Việt ngày nay muốn ỉa vào- thử hỏi Việt Nam hiện nay, có còn cái gì được coi là đặc trưng của "xã hội chủ nghĩa không" hay cứ hô khẩu hiệu, tuyên truyền như vậy để lừa dân?
XóaCùng phường giá áo túi cơm, cùng phường lừa đảo lưu manh cả thì dựa vào nhau để tồn tại chứ "thoát" là "thoát" thế nào được?
XóaHinh nhu ban dang tren may, moi lan chung talam gi cung phai bao cao, moi ln chuyen noi bo trong dang co gi, the la tau no lai, dem tau vao bien vn de hu nua, cho den khi hung ten han tac o trong dang nam thuong phong thi chung moi chiu ve, qua suy nghi cua ban toi thay ban thich lam vo le hon vo chinh, chi biet ngoi trong phong thap nhang cho toi luc ong chong da chan het moi nguoi thi moi tim den phong cua ban, toi noi that cai dau cua ban con thua nguoi dep NGOC TRINH nua, co ta chi nhin thay canh bo minh quy xin nguoi ta tha no, ma trong dau co ta da bung no tim moi cach thoat ngheo, chung to gia dinh co ta co tai, chu khong phai la thang ngheo, ban co bang co ta khong, ngay ca tong Trong chua chac bang co ta nua, chi vi cac ong da dut day than kinh NHUC trong nguoi roi, vai dong cho ong suy nghi, that toi khong biet ong lay cai mat na nao che de len day viet may cai dong nay.
XóaNặc danh 02:37 3 tháng 4, 2017 ."Thuận Việt thuận Trung làm chủ cả biển Đông mấy hồi" .Sắp tới rồi. "Thành Đô" sắp có hiệu lực rồi
XóaĐọc đến cuối tôi mới hiểu tác giả của đoạn văn: "tuyến biên giới công bằng, hòa bình, hữu nghị như hiện nay, đó là một tài sản vô giá cần gìn giữ, bảo vệ và phát huy nó trong thời kỳ mới." là ai.
Trả lờiXóa