Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Chiến thắng của 'nữ tù nhân'

Bà Aung San  Suu Kyi xứng đáng là nữ anh hùng củ nhân dân Miến Điện
Năm 1988, do kết quả của các cuộc đấu tranh dân chủ với hàng nghìn người bị bắt, tù đày, Miến Điện đã quyết định từ bỏ tên nước "Cộng hòa XHCN Miến Điện" sau 14 năm kéo trì trệ đất nước (1974-1988), trở lại với tên gọi truyền thống: Cộng hòa Liên bang Miến Điện… Năm 1996-2006, trong nhiều năm sau, Suu Kyi bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh Quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà.
          Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ.
                             >> Cuộc đời của người phụ nữ nổi tiếng nhất   
Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây dựng Quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước…
Cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo tại Burma bắt đầu ngày 19 tháng 8 năm 2007, khởi nguồn từ sự tăng giá quá cao của xăng dầu. Mặc dầu bị quân đội chính quyền Junta đàn áp tàn bạo nhưng các vị sư sãi vẫn tiếp tục xuống đường lên án nhà nước.
Ngày thứ bảy, 22 tháng 9, mặc dầu đang bị giam lỏng tại tư gia, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước công chúng tại cổng nhà mình, đón tiếp các vị tăng ni phật giáo trên đường họ kéo về tham gia biểu tình đòinhân quyền.
Sau đó có tin là Suu Kyi bị bắt đem về nhà tù Insein nơi bà từng bị giam cầm năm 2003, nhưng qua cuộc đàm thoại ngày 30 tháng 9 và 2 tháng 10 với phái đoàn Liên Hiệp Quốc do ông Ibrahim Gambari dẫn đầu thì bà chỉ tiếp tục bị giam lỏng tại tư gia.
Ngày 3 tháng 5, 2009, một người Mỹ tên John Yettaw không hiểu vì lý do gì lại lội ngang hồ Inya. Ông tìm đến nhà bà Suu Kyi xin trú ngụ vì ông ta mệt quá và khi ông ta dự định lội trở về vài hôm sau thì bị bắt. Ngày13 tháng  khi chính quyền Myanma nghe tin này liền kết tội bà Suu Kyi là vi phạm bản án tù tại gia. Bà bị bắt giam tại trại giam Insein, với nghi án có thể lên đến 5 năm tù ở. Phiên tòa xử bà Suu Kyi và hai người hầu của bà bắt đầu ngày 18 tháng 5. Các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí bị cấm theo dõi, nhưng sau đó một số nhân viên ngoại giao của Nga, Thái Lan và Singapore được vào gặp bà Suu Kyi.
Phiên tòa lúc đầu dự định cho kêu mời 22 nhân chứng  đồng thời kết ông Yettaw vào tội làm nhục quốc thể Miến Điện. Bà Suu Kyi tuyên bố là bà vô tội. Bên bị cáo chỉ được gọi 1 nhân chứng (trong 4 người) trong khi bên chính quyền lại kêu 14 nhân chứng. Hai nhân chứng bên bị cáo là Tin Oo và Win Tin (thành viên đảng NLD) bị từ chối. Có tin cho rằng chính quyền Burma dự định tống giam bà Suu Kyi vào một trại lính bên ngoài thủ đô. Tại một phiên tòa khác ông Yettaw nói rằng ông lội đến nhà bà Suu Kyi đề cảnh giác bà là bà ta sắp gặp nạn lớn. Cảnh sát trưởng quốc gia sau đó xác định rằng Yettaw là "thủ phạm chính" trong vụ án của bà Suu Kyi. Theo lời của người tùy tùng thì bà Suu Kyi nằm tù trong thời gian quanh ngày sinh nhật thứ 64 của bà.
Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 
tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6. 
Bà từng được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" 
cho người dân Myanmar trên con đường hướng tới nền dân chủ.
Ngày 16/6/2012, Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có. Thành quả tranh đấu của Aung San Suu mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ…
Mới nhất là cuộc bầu cử dân chủ vừa quan, Đảng đối lập chính ở Miến Điện đã giành được những ghế đại biểu đầu tiên trong cuộc bầu cử được nhiều người xem là sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đảng này. Các giới chức bầu cử cho biết đảng Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc đã giành được 12 ghế tại thành phố chính Yangon. Sau đó, đảng này nói rằng họ giành được 44 trong số 45 ghế dân biểu ở Yangon. Trước đó, lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Aung San  Suu Kyi rõ ràng là đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội có tính chất lịch sử. Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại. Đây là chiến thắng của 'nữ tù nhân' kiên trì đấu tranh vì nền dân chủ, tự do, tiến bộ ở Miến Điện. Bà xứng đáng là nữ anh hùng củ nhân dân Miến Điện.
Mạnh Hưng (Tổng hợp)
 
---------------

20 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 04:01 11 tháng 11, 2015

    Bà Aung San Suu Kyi là một người hùng của nhân dân Miến Điện.
    Bà là một phụ nữ đẹp,bản lĩnh, không cần nói nhiều cũng có sức thu hút lòng người
    Cách đây ít lâu, Tập Cận Bình đã mời bà đến TQ để tranh thủ lôi kéo và còn có thể đe dọa bà nữa.
    Thắng lợi của bà Suu Kyi cũng là thất bại của họ Tập. .
    Chiến thắng hôm nay của bà cũng là thất bại của họ Tập và của ĐCS TQ khi cố gắng gán XHCN vào đất nước Thuần Phật cách đây trên 50 năm

    Trả lờiXóa
  2. "Ngả theo Trung Quốc để giữ chính quyền là điều cực kỳ nguy hiểm!"
    Đó là ý kiến của cựu Đại sứ cs Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là ông Chu Công Phùng là một trong số người
      yêu nước sáng suốt.trong đám quan chức CS.

      Xóa
    2. Nay hoặc mai ĐCS -VN sẽ thay ông Chu công Phung .

      Xóa
  3. Mọi chế dộ độc tài phản tiến bộ của loài người phải bị diệt vong đó là quy luật phát triển ...

    Trả lờiXóa
  4. Cố lên VN ơi ! thế kỷ 21 hoàn toàn không có chỗ đứng cho chế độ độc tài đảng trị,ngu dốt và tàn bạo ! hãy theo gương Myanmar !

    Trả lờiXóa
  5. Nhân dân VN hãy nhất tề đứng dậy theo gương Myanmar,- để đất nước tồn sinh và lớn mạnh !

    Trả lờiXóa
  6. Hoan hô người dân Myanmar sáng suốt ! chúc bạn mình thành công trên con đường xây dựng đát nước ! cám ơn ngài tổng thống Thein Sein !

    Trả lờiXóa

  7. Đây là giấc mơ Việt Nam .
    không biết bao giờ mới đạt được , hay sẽ là giấc mơ …mãi mộng mơ vì khi sáp nhập rồi thì còn VN đâu nữa mà mơ .
    Đây không phải là con đường nằm trong quỹ đạo của Đảng .

    Trả lờiXóa
  8. VN hãy theo gương Myanmar nếu muốn sống còn !

    Trả lờiXóa
  9. Lãnh đạo đất nước phải là người có học, tri rèn, bản lĩnh biết đặt quyền lợi đất nước dân tộc lên trên hết. Lãnh đạo mình thì sao ai cũng biết . Có bà được coi khuôn mặt sáng giá thì chỉ biểu lộ IQ có câu "thành lập Bộ phụ nữ"! botay.kom

    Trả lờiXóa
  10. Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanmar tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".
    Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.
    Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau:
    - Liên bang Myanma: 1948-1974
    - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma: 1974-1988
    - Liên bang Myanma: 1988-2010 (từ năm 1989 thì quốc hiệu tiếng Anh dùng Myanmar thay cho Burma)
    - Cộng hòa Liên bang Myanma: 2010-nay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanmar vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanmar đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma. Những can thiệp, chi phối của Trung Quốc muốn Myanma phải là nước XHCN, muốn Myanmar phải lệ thuộc TQ đã làm rối loạn nền chính trị-kinh té Myanmar.

      Xóa
  11. phật hoàng Trần nhân Tông dạy rằng " hãy yêu thương và hoà giải" cho khi kết thúc cuộc đời

    Trả lờiXóa
  12. Nước của người ta : Vừa nói vừa làm.... Nước VN ta chỉ biết nói chứ không chịu làm, xem anh Ba X ấy... khuyên Tổng thống Miến Điện chứ anh Ba có chịu thực hiện ở VN đâu ?

    Trả lờiXóa
  13. chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ…

    Trả lờiXóa
  14. Tôi kính phục bà ! ước gì ở VN của tôi cũng có được một người như bà !

    Trả lờiXóa
  15. Tiếc thay cho bà Tạ Phong Tần. Không có đủ nghị lực chiến đấu như bà Aung San Suu Kyi. Tôi vốn hy vọng vào bà Tần...

    Trả lờiXóa
  16. Bà Tần chỉ là con rối trong tay bọn chống cộng thôi bạn ơi. Bà ấy chỉ có một mục đích là được ăn cơm thừa, sữa cặn của chúng thôi. Đừng hy vọng gì vào bà ấy.

    Trả lờiXóa