Cảm tình viên đảng đối lập - Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD, Miến Điện - mừng thắng lợi. Ảnh ngày 09/11/2015 – Reuters |
* THANH HÀ
Cả thế giới theo dõi cuộc tuyển cử tự do đầu tiên tại
Miến Điện từ 25 năm qua. Dù không "hoàn hảo" nhưng tất cả đã diễn ra êm thắm: cử tri đi bầu trong không khí tràn đầy hy vọng, không xảy ra bạo động.
Đảng đối lập kêu gọi chờ đợi kết quả chính thức trước khi ăn mừng chiến thắng. Chính quyền nhanh chóng nhìn nhận thất bại cho dù kết quả chính thức sẽ chỉ được công bố trong vài ngày tới. Phải chăng những dấu hiệu đó cho thấy Miến Điện đã thành công trên con đường dân chủ hóa đất nước ?
Theo các con số chính thức, 80 % trong số hơn 30 triệu
cử tri Miến Điện ngày hôm qua đã dùng lá phiếu để bầu lại Thượng và Hạ viện
cùng với 14 Hội đồng địa phương. Khác với cuộc tuyển cử hồi năm 2010, giới quan
sát cho rằng, cuộc bầu cử tại Miến Điện lần này đã diễn ra êm đẹp.
Đọc thêm ở đây =>> Bà Aung San Suu Kyi , Chủ tịch và Tổng Bí thư |
Nhìn từ phía các nhà cầm quyền ở Naypyidaw thì cuộc
bầu cử này là một bước thành công : không xảy ra xô xát tại các phòng phiếu, và
cử tri kiên nhẫn chờ đợi để thực hiện quyền công dân. Vào giờ phòng phiếu đóng
cửa, người dân Miến Điện tỏ ra hài lòng được tự do chọn lựa người lãnh đạo.
Đây cũng là lần đầu tiên, chính quyền Miến Điện huy
động đông đảo quan sát viên đến giám sát các phòng phiếu, trong đó có 150 quan
sát viên của Liên Hiệp Châu Âu. Trả lời phóng viên đài RFI, Rémy Favre từ
Rangoon, ông Alexander Graf Lambsdorff trưởng đoàn quan sát viên của Liên Hiệp
Châu Âu ghi nhận « một số những thiếu sót » về mặt thủ tục trong cuộc bầu cử
vừa qua, nhưng theo ông, việc Miến Điện điều động từ 11 đến 12 ngàn quan sát
viên đến giám sát khoảng 40 ngàn phòng phiếu cho phép có được một « tầm nhìn
tổng quát » về cuộc bầu cử hôm qua. Bên cạnh đó đại diện của Liên Hiệp Châu Âu
đánh giá cao việc Miến Điện cho phép các quan sát viên quốc tế đến hiện trường,
kể cả việc có mặt tại các phòng phiếu chỉ giành riêng cho giới quân đội.
Washington nhìn nhận đây là một bước ngoặt quan trọng
đối với tiến trình dân chủ hóa đất nước tại quốc gia Đông Nam Á này, cho dù
theo lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cuộc tuyển cử ngày hôm qua « không được
hoàn hảo », khi vẫn còn có tới 25 % số ghế tại Quốc hội được dành cho các đại
diện quân đội, một số các ứng cử viên đã bị loại một cách tùy tiện và nhất là
một số các sắc tộc thiểu số như người Rohingya theo đạo Hồi không được tham gia
cuộc bỏ phiếu lịch sử hôm qua.
Dù vậy, ngay từ tối hôm qua, hàng ngàn người ủng hộ
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã tập hợp trước trụ sở
của đảng như thể muốn ăn mừng chiến thắng. Dân chúng vui mừng vì tin chắc vào
thắng lợi của đảng này. Tờ báo chính thức Global New Light of Myanmar của chính
phủ, sáng nay chạy tựa trên trang nhất « Một thời kỳ mới đang mở ra ».
Gương mặt đối lập hàng đầu Miến Điện, bà Aung San Suu
Kyi tới nay vẫn tỏ ra thận trọng. Bà kêu gọi công chúng kiên nhẫn chờ đợi kết
quả chính thức và hãy chấp nhận kết quả đó. Thế nhưng những người thân cận của
bà thì không còn hoài nghi về thắng lợi vẻ vang lần này.
Tất cả hy vọng của người dân Miến Điện giờ đây đang
được đặt lên đôi vai người đàn bà mảnh khảnh mà từ gần 30 năm qua đã dành trọn
cuộc đời để đấu tranh vì dân chủ.
Cử tri ủng hộ bà Aung San Suu Kyi chờ đợi bà nhanh
chóng vực dậy một đất nước tuy giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng đã trải qua 50
năm dưới chế độ quân sự độc tài. Năm ngoái tỷ lệ tăng trưởng của Miến Điện đạt
tới 8 % thế nhưng thu nhập tính theo đầu người tại quốc gia này vẫn thuộc vào
hạng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một phần ba dân Miến Điện vẫn sống
dưới ngưỡng nghèo khó. Miến Điện đang thiếu đủ mọi thứ từ bệnh viện đến trường
học từ nhà máy điện đến các trục lộ giao thông. Một phần lớn các hoạt động kinh
tế vẫn được đặt trong tay quân đội.
Thành công hay thất bại của mô hình dân chủ Miến Điện
một phần lớn tùy thuộc vào khả năng của bà Aung San Suu Kyi và của đảng Liên
đoàn Quốc gia vì Dân chủ giải quyết được ngần ấy đòi hỏi cấp bách của người dân.
T.H/rfi
------------
Các cuộc cải cách dân chủ giai đoạn 2011-2012 ở Myanma là một loạt các cải cách chính trị, kinh tế và hành chính ở Myanma thực hiện bởi Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, một chính được quân đội quốc gia này hậu thuẫn. Những cải cách này bao gồm việc bãi bỏ án quản thúc tại gia đối với lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi và tiếp theo là tiến hành đối thoại với bà, thành lập Ủy ban Nhân quyền quốc gia, tổng ân xá cho hơn 200 chính trị phạm, tổ chức của pháp luật lao động mới cho phép các công đoàn lao động và đình công, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và các quy định về chính sách tiền tệ (cải cách toàn bộ hệ thống tỷ giá hối đoái để cho phép thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ từ ngày 1 tháng 4 năm 2012). Những cải cách đã gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế vốn coicuộc bầu cử năm 2010, dẫn đến chiến thắng của USDP là cuộc bầu cử gian lận. Nhờ các cải cách này, ASEAN đã chấp thuận phê duyệt cuộc chạy đua của Myanma vào vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2014. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã đến thăm Myanma vào ngày 1 tháng 12 năm 2011 khuyến khích tiến bộ hơn nữa, đó là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ đến Myanma sau hơn năm mươi năm. Đảng của bà Aung San Suu Kyi, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ tham gia bầu cử bổ sung Myanma năm 2012, cuộc bầu cử phụ sau khi chính phủ bãi bỏ luật dẫn đến việc tẩy chay của đảng này đối với cuộc tổng tuyển cử năm 2010. Tuy nhiên, không chắc chắn tồn tại hơn 1.600 tù nhân chính trị đã được tha bổng và cuộc đụng độ giữa quân đội Miến Điện và các nhóm nổi dậy địa phương tiếp tục. Năm 2011, các nhà lãnh đạo quân sự đã bước sang một bên, chuyển giao quyền lực vào tay chính phủ dân sự trên danh nghĩa được hình thành từ phần lớn các tướng tá cũ để bắt đầu cải cách chính trị, ký kết ngừng bắn với hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số, cam kết hiện đại hoá kinh tế.
Trả lờiXóaViệt Nam hãy tìm cho được một Tổng thống Thein Sein,
Trả lờiXóaCòn để có một bà Suu Kyi thì Việt Nam không thiếu
Lần lượt các nước đã quay đầu là bờ, kể cả anh Cuba cứng đầu.
Trả lờiXóaCòn Việt Nam sao lâu thế?
Điều gì đã quyết định sự thành công không ngờ của Myanmar, một đất nước độc tài hà khắc, chuyển đổi sang thực thi dân chủ?
Trả lờiXóaSự đấu tranh kiên cường bền bỉ của bà Suu Kyi, một lãnh đạo của đảng đối lập chống chế độ độc tài?
Đúng, nhưng chưa đủ
Sự giác ngộ thức tỉnh của Tổng thống Thein Sein, một TT độc tài đầy quyền lực dám từ bỏ quyền lợi riêng của mình vì nguyện vọng của nhân dân?
Cũng đúng, nhưng chưa đủ.
Sự thức tỉnh của một dân tộc đã được thấm nhuần tính nhân văn của tư tưởng Phật giáo, khiến con người trở nên nhân hậu hơn, sống vì người khac hơn và họ đã phát huy những tư chất tốt đẹp nhất mà Đức Phật đã dậy họ.
Việt Nam cũng là một đất nước có quyền tự hào về điều đó như Myanmar.
Từ thế kỷ thứ 13, đát nước Đại Việt chúng ta đã xuất hiện Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, người đã từ bỏ ngai vàng khi mới 35 tuổi sau 2 lần chiến thắng lẫy lừng chống quân Nguyên Mông. Người là một tấm gương to lớn về hòa giải dân tộc trong mọi cư xử giữa công và tội, giữa bạn và thù.
Chúng ta hãy hy vọng một kỳ tích như vậy sẽ xuất hiện trên đất nước ta.
Việt Nam chúng ta phải làm gì ? Để đưa đất nước tiến lên, dân chủ, theo gương Myanmar ? Tất cả do chúng ta phải tự quyết định, lên tiếng, hành động, làm lay chuyển những cái đầu bảo thủ, độc tài, toàn trị ?
Trả lờiXóathủ tướng Dũng khuyên nhủ người ta làm được nhưng không áp dụng được ở Việt Nam, vì tq còn quá ảnh hưởng, chóp bu còn sợ và vị kỉ, đúng là người tính không bằng trời tính, hồng phúc của dân tộc chỉ là xa vời, chúng ta thua cpc giờ lại để mianmar vượt qua, thật buồn cho ng mang quốc tịch việt, đi đâu cũng phải cúi đầu vì chúng ta đi một con đường khác, lạ lẫm so với toàn thế giới
Trả lờiXóaNhư có bác Hồ trong ngày vui này nhé
Trả lờiXóaLời bác nay bọn nó chưa hết rồi
Bao nhiêu năm đấu tranh giành độc lập tự do
Bao nhiêu năm dân chủ -cộng hòa ,chúng nó vứt sạch trơn
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI -Việt nam Tổ quốc ơi
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI -Việt nam Tổ quốc ơi ./