Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Ai thực sự tìm ra chữ Quốc Ngữ?

 
… Chữ Quốc ngữ ra đời năm 1622 trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, do công của người giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco De Pina(1585-1625), tại xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
Francisci De Pina là giáo sĩ tiên phong đến Đàng Trong năm 1617, nhờ thông thạo tiếng Nhật và chữ Hán, ông dễ dàng học nói tiếng Việt, học đọc chữ Nôm, nhưng thấy các giáo sĩ khác gặp khó khăn trong việc học chữ Nôm nên đã dựa vào bảng mẫu tự La Tinh, ông Nguyễn Đình Đảng thời cho rằng là dựa vào từ mẫu tự Rô-Măng, tôi thiển nghĩ mẫu tự Roman cũng từ nguồn gốc Latin mà ra, để ghi âm tiếng bản xứ.
Năm 1624, sau khi đã xếp đặt thành hệ thống, có cả phần tóm lược về văn phạm, ông mở lớp dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ muốn đến truyền giáo tại Việt nam, ông cũng tự viết bài giảng bằng thứ chữ này để trực tiếp truyền đạo, nhưng không may, tháng 12 năm 1625 ông bị chết đuối ở cảng Đà nẵng….
             >>  Đọc tiếp / Nguồn 
----------------

4 nhận xét:


  1. Đêm viết sách nhớ Nhà Học thuật
    ======================



    Để tưởng nhớ 100 Năm năm sinh Học giả Nguyễn Văn Vĩnh





    Từ điển kỹ thuật song ngữ dày

    Đêm khuya ngồi soạn hồn mê say

    Lộ Trấn tuyết rơi ngoài phủ trắng

    Người (1) hiện như hoa Xuyên Tuyết quay

    Tự học uyên thâm từ quan trường

    Làm báo truyền quốc ngữ dân hay

    Hiến dâng làm thăng hoa tiếng Mẹ

    Sạt nghiệp vỡ nợ kiếp lưu đày





    Sang Lào đào vàng mong trả nợ

    Như Thi hào Pháp giã từ Thơ

    Sa mạc Phi châu tay buôn súng

    Bạc mệnh may sao về bến bờ

    Còn Người chết trên thuyền độc mộc

    Bút trong tay viết dở ký sự cơ

    Như Nhà viết kịch chết trên sân khấu

    Sông xanh bi hùng xuôi Quê .. .. mơ .. ..





    Nguyễn Hữu Viện



    Lộ Trấn (Strasbourg) - Kỷ niệm 100 Năm sinh Nhà Học thuật Nguyễn Văn Vĩnh

    Đông - 1982





    Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) một nhà trí thức nổi tiếng thời Pháp thuộc. Ông hiến dâng toàn bộ công sức cho phong trào phổ cập chữ quốc ngữ và cũng là nhà tiền phong trong ngành công nghiệp in ấn ở Việt Nam

    Chú bé kéo quạt trường Yên Phụ học lỏm trong lúc hầu quạt cho các ông tú ông cử trường thông ngôn tại làng Yên Phụ để thành nhà học thuật uyên bác rồi từ bỏ quan trường hiến dâng cho sự nghiệp làm báo và truyền bá chữ quốc ngữ...

    Chính vì thế cụ Nguyễn Văn Vĩnh lâm vào cảnh bần cùng vỡ nợ phải bỏ vợ con sang Lào đào vàng (như Thi hào Pháp Rimbaud phải giã từ Thơ qua sa mạc Phi châu buôn súng .. ..!!) mắc bệnh sốt rét và mất năm 1936 vào tuổi 54.

    Cụ Nguyễn Văn Vĩnh chết khi đang ở trong chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Sêpôn xứ Lào. Bút còn bi hùng trong tay đang viết dang dở thiên ký sự Một tháng với những người tìm vàng bằng Pháp văn như Kịch tác gia Molière tắt thở trên sân khấu .. .. !!







    Trả lờiXóa
  2. Một bài viết không đáng để đọc. Điều đầu tiên là bài viết viết hoàn toàn sai về hai kiểu mẫu tự : Latin và Roman. Không biết người viết đó có biết Latin là gì và Roman là gì không nữa. Mẫu tự Hy-lạp thì gọi là Latin, còn chữ số Arab thì gọi là Roman. Đúng là ... Latin là tiếng nói và chữ viết của Đế Quốc La-mã (Roma) cổ. Đế quốc đó chia thành hai khối Đông và Tây âu, gồm hai thể chế chính trị và hai ngôn ngữ riêng biệt, là tiếng Latin và tiếng Hy-lạp, hai thủ đo là Roma (thủ đô nước Ý ngày nay) và Constantinople (thủ đô nước Thổ ngày nay). Đế quốc Tây Âu Roma bị quân Man-di đánh bại vào thế kỷ thứ năm. Các giáo sĩ Tây Ban Nha (tức là các linh mục tu sĩ dòng Tên và dòng Đa Minh) bắt đầu dùng ký tự Latin và biến thể để phiên âm tiếng Việt. Người Công giáo họ dùng mẫu tự Latin để cho mọi người cùng đọc và học kinh kệ cũng như đọc Kinh Thánh. Sau này các trí thức Việt Nam trong các phong trào Canh Tân đã khuyến khích mọi người cùng dùng kiểu viết phiên âm này để viết báo và phổ biến rộng rãi. Người Pháp họ dạy cho người Việt tiếng Pháp, và đưa sang Pháp để được đi học và nâng cao trình độ. Người Pháp họ độc quyền bảo hộ, nhưng họ góp phần mở mang tri thức và văn hóa cho người Việt. Người Pháp họ bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam, họ xây dựng đường xá, nhà cửa, mở mang giáo dục ... Còn những kẻ cai trị ngày nay thì sao ? Họ làm tốt hơn người Pháp ngày xưa ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hệ thống đường xe lửa mà thực dân Pháp dựng nên được sử dụng cho tới ngày nay. Không có nó cũng gay đấy.

      Xóa
  3. Chữ "Quốc Ngữ" (cụm từ khá khiên cưỡng) có cái dở là không sử dụng 4 chữ W, F, J và Z; trong khi phải đưa thêm chữ Đ. Bác Hồ không dùng chữ D, mà thay bằng chữ "ʒ" (một chữ lai giữa chữ Z và chữ J). Ví dụ: "nhân dân" -> "nhân ʒân". Chắc Bác cũng không hiểu ngài A. de Rhode sao quá lãng phí và bất cập như vậy?

    Trả lờiXóa