Chủ tịch Trương Tấn Sang thỏa thuận gì với TQ?
BVB - Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập
Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển
Đông. Nhưng điều mà nhà lãnh đạo Việt Nam nhắm tới là hóa giải một cơn
bão khác trong quan hệ với Trung Quốc đó là tranh chấp Biển Đông.
Mong
muốn duy trì hòa bình
Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6/2013, Thạc sĩ Hoàng
Việt chuyên gia về Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những thỏa
thuận mà hai phía Việt Trung đạt được, qua chuyến công du của Chủ tịch Trương
Tấn Sang, là một tín hiệu cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc cam kết duy
trì hòa bình an ninh khu vực, trong đó có cả Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc
lại sự kiện báo chí ngày 20/6 đưa ra việc hai bên thống nhất thỏa thuận khai
thác chung về dầu khí trên Vịnh Bắc bộ, mà trước đây đã có hiệp định phân định.
Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh:
“Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước
đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, tôi cho
rằng cuộc gặp này cũng khẳng định một điều: lãnh đạo cả hai nước mong muốn duy
trì hòa bình trên khu này trong đó có cả Biển Đông đặc biệt giữa hai quốc gia,
đó cũng là điều đáng ghi nhận. Đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây
đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự.
“Tuy nhiên tôi thiên về một ý khác, thông thường lãnh
đạo Trung Quốc bao giờ cũng mềm mỏng nhẹ nhàng và bao giờ cũng đưa ra những bài
phát biểu rất hòa bình, trong khi các lực lượng khác của họ lại luôn luôn có
những hành động rất cứng rắn. Vấn đề quan trọng nhất theo tôi, không biết nhà
lãnh đạo Việt Nam có thể cùng bàn bạc với lãnh đạo Trung Quốc để cùng chỉ
đạo và thống nhất từ trên xuống dưới của cả hai bên là phải tuân thủ những thỏa
thuận đạt được, thì điều đó mới thực sự đem lại hiệu quả và duy trì hòa bình
trên vùng Biển Đông” (Thạc sĩ Hoàng Việt)
Trước sự chứng kiến của ông Trương Tấn Sang và ông Tập
Cận Bình, hai phía Việt-Trung đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt. Trong đó
đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm
kiếm các mỏ dầu khí.
Theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thỏa thuận được
ký kết với nội dung: mở rộng khu vực xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao
gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa
thuận thăm dò chung đến hết năm 2016.
Theo VietnamNet, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập
đoàn dầu khí Việt Nam
xác định thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên
Vịnh Bắc Bộ. Vì đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò,
khai thác nếu phát hiện ra dầu khí. Theo cách giải thích của ông Đỗ Văn Hậu thì
trong khu vực thỏa thuận mở rộng 4.076km2 trên vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ,
việc thăm dò và khai thác sẽ phải là hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của
hai quốc gia Việt-Trung.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hội đàm
với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013.
AFP PHOTO.
Hai bên cũng thỏa thuận việc thiết lập đường dây nóng
để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Ngoài ra
Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đãi từ phía Trung Quốc, khoản thứ
nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và
khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh
Bình.
TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện
sống và làm việc tại Saigon nhận định:
“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như
thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước
nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần
làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề
rất phức tạp.”
Nói một đàng làm một nẻo?
Theo Saigon Tiếp Thị Online, chiều ngày 19/6 tại Bắc
Kinh trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Việt-Trung, đại diện Bộ Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ký thỏa
thuận về việc ‘Thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của
hoạt động nghề cá.’ Trong khi đó hãng tin Pháp AFP trích tờ Trung Quốc Nhật báo
cho biết, với việc thiết lập đường dây nóng, hai phía Việt Nam và Trung Quốc sẽ
thông báo cho nhau mọi hoạt động bắt giữ xử lý tàu cá và ngư dân của phía bên kia
trong vòng 48 giờ.
Được yêu cầu đánh giá về thỏa thuận thiết lập đường
dây nóng về va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông, Thạc sĩ luật quốc
tế Hoàng Việt từ Saigon nhận định:
Khi
mà mình có đường dây nóng, là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn
phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là thực tế
sẽ có câu trả lời thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Nhã
“Trước mắt chúng ta ghi nhận thiện chí của cả hai bên
Việt-Trung về việc này. Thông thường về phía ngư dân Việt Nam thì luôn luôn
gặp khó khăn từ phía các lực lượng Trung Quốc và là lực lượng xuất phát của họ.
Với việc thiết lập đường dây nóng này thì cũng là cách để lập một kênh để Việt Nam chính thức
phản hồi và nó nhanh hơn. Và có lẽ nó giúp cho việc minh bạch hóa khi người lãnh
đạo Trung Quốc hay đổ thừa rằng, do các địa phương làm và họ không kiểm soát
hết. Tôi cho rằng đây chỉ là một tín hiệu thôi chứ còn khẳng định là nó có hiệu
quả hay không thì chắc chúng ta phải chờ đợi.”
Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6,
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã từ Saigon nhận định: “Khi tôi tham dự Hội thảo Biển
Đông ở Quảng Ngãi, các học giả trong đó có cả học giả nước ngoài đã đi thăm tàu
đánh cá của ngư dân bị bắn cháy, tàu của ông Bùi Văn Phải. Với việc thiết lập
đường dây nóng thì thực tế những sự kiện xảy ra có thể không đến nỗi nặng nề
như vậy, khi mà mình có đường dây nóng. Làm được là một sự tích cực, nhưng việc
chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả
thực là thực tế sẽ có câu trả lời thôi.”
Trung Quốc công bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông
Việt Nam
mà họ gọi là Nam Hải, dựa theo một bản đồ công bố trong những năm 1940. Việt
Nam cũng công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy mình có chủ quyền rõ rệt
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn dĩ bị Trung Quốc dùng vũ lực lấn
chiếm trong thập niên 1970 và 1980. Biển Đông Việt Nam là đường vận chuyển hàng hải
quan trọng và khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú. Ngoài Trung Quốc và
Việt Nam
còn một số quốc gia khác cũng công bố chủ quyền một số đảo và bãi đá trên vùng
biển Trường Sa.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây rất căng thẳng sau rất
nhiều vụ phía Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bắt giam ngư dân Việt Nam đòi tiền
chuộc. Hoặc những vụ tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hay vụ tàu
Trung Quốc bắn cháy tàu cá Quảng Ngãi hồi tháng 3 vừa qua. Đó chỉ là những vụ
việc liên quan đến ngư dân ở lãnh vực dầu khí phía Trung Quốc từng vài lần phá
hủy cáp thăm dò địa chất đáy biển của phía Petro Vietnam . Sự lộng hành nước lớn của
Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam , với hàng
chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong thời gian qua. Nhưng chính
quyền Việt Nam
đã thẳng tay đàn áp bắt giữ những người tham gia biểu tình, sự kiện này càng
làm cho lòng dân nghi ngờ mất tin tưởng vào Nhà nước.
Một ngày trước khi lên đường viếng thăm Trung Quốc,
Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời báo chí rằng “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông
là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm
thiêng liêng của dân tộc, của người dân.”
Các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc cùng chung quan
điểm là, Chủ tịch Trương Tấn Sang qua chuyến đi của ông có thể cho thấy các nổ
lực làm giảm căng thẳng, nhưng làm thế nào để vừa khẳng định bang giao hòa
bình, nhận viện trợ Trung Quốc lại muốn bảo vệ ngư dân trên biển, giải quyết đa
phương về vấn đề Biển Đông, ít nhất là từ phía nam quần đảo Hoàng Sa đến khu
vực Trường Sa, đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời.
/ Trung Quốc đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 10 văn kiện và Tuyên bố chung với 13 nội dung trong tâm - nhằm thể hiện với Việt Nam về "Lòng tin chiến lược", thế là xong! Nhưng điều còn rất nghi ngại và thiên hạ thử theo doi xtừ nay xem: "Lòng tin chữ ký" - BVB /
GIA MINH
--------------
(Đầu đề dẫn LINK của BVB)
Đình chiến dẫu sao cũng tốt.Trung quốc gát lại cho đời sau giải quyết vấn đề biển Đông,chẳng ai dõi gì làm khác,Họ xuống thang thì ta đứng yên cho rồi,các đảo của Ta đang giữ nay thì chắc chắn vững.
Trả lờiXóaThật ra Hoàng Sa là nỗi quốc nhục thật,nhưng NÓ khó trả lại cho TA,giành lại thì tốn xương máu và quan trọng là không yên.Nay thì chắc nó không tông vỡ tàu ta nữa.Trung nó chơi Phi thì mặc xác nó thôi,MỸ nó hết hơi rồi,còn Ta giỏi hơn đâu.
Bà con nhân dân thôi xúi nhà nước đánh nhau nữa.THúc đẩy Đảng và Nhà nước lo phát triển kinh tế.
Xưa nay kí tá là chuyện kí tá thôi mà.
Tổng Bí Lú Đảng ta long trọng tuyên hứa với hoàng đế họ Tập nhân chuyến thăm dân cho biết sự tình với cờ 6 sao, rằng thì là Việt Nam hiện là khu tự trị mới của Trung Quốc. Như thế, Tàu khựa có xâm chiếm hoặc thiết lập khu quân sự tại Hoàng/Trường Sa thì cũng là chuyện đương nhiên. Việc này đã được TT nước VN DCCH Phạm văn Đồng có công hàm xác nhận.
XóaĐối ngoại tạm xong. Dành thời giờ còn lại cho Đảng và nhà nước ta quang vinh muôn năm hoàn thành sứ mạng ăn cướp - nhà nước với đủ các loại lực lượng tới cướp từng viên gạch, xô cát của gia đình Bà Mẹ Liệt sỹ - đánh mẹ liệt sĩ khu Trịnh-Nguyễn Bắc-Ninh.
Đảng CSVN quang vinh hợp tung cùng quân vô lại cướp đất đai, mồ mả của nhân dân, đánh mẹ liệt sĩ sặc gạch.. muôn năm.
.
Không phải chuyện ''xúi nhà nước đánh nhau'' nhưng chỉ là muốn nhà nước có bản lỉnh như Phi , như Nhật không để Tàu cởi trên đầu. Bàn vàng gì mà cư xử với dân ta còn tệ hơn người ''lạ''. Có ai đánh đuổi dân ta như ''tàu Tàu '' không ?thế mà cứ khư khư tuyên bố '' đội ơn bái phuc'' đồng chí Tàu, không lên tiếng một lời benh vực dân mình và chủ quyên là sao ?! Nếu nước ta bé sao không dùng quốc tế hổ trợ mà lại cứ ôm chân Tàu? chỉ vì sự sống còn của các ông và gia đình nói riêng và đảng CS nói chung mà thôi, tổ quốc với nhân dân là việc nhỏ như con thỏ.
XóaMấy ông này chết xuống dưới gặp vua tôi nhà Trần thì chỉ có một kết cục biển lửa chảo dầu.
Trả lờiXóaNhư vậy là TA chưa bị "lấm lưng, trắng bụng"; TÀU cũng mới chỉ ăn điểm, chưa thắng tuyệt đối!
Trả lờiXóaCuộc đấu tạm "GIẢI LAO" (không biết thật hay giả vờ!), chờ hiệp sau đấu tiếp.
Nhưng e rằng nó nghỉ một chút để lấy lại tinh thần (vì bị khán giả la ó dữ quá) rồi vào hiệp quyết đấu thì mình ...chạy đàng trời!!!
Đại loại là sẽ có thác Bản Giốc và Ải Nam Quan trên biển Đông!
Trả lờiXóaTÂP CẬN BÌNH gian ngoan dùng chiến thuật mềm mỏng đưa VN vào tròng .Bản chất TQ không thay đổi một lần nữa lãnh đạo VN.đi vào quỹ đạo của chúng cũng để giữ ngôi vị quền lợi trước nguy cơ suy tàn của CNCS nhưng lũ dâng nước cầu vinh chưa bao giờ có hậu.
Trả lờiXóaTẬP CẬN BÌNH gian ngoan lãnh đao VN LÀ LŨ HÈN.
Trả lờiXóalà một người dân đất Việt lo lắng cho tiền đồ dân tộc, tôi không khỏi nghi ngại những hành động của đảng, nhà nước Việt nam trong việc đối xử với TQ - một kẻ thù quá khứ và tiềm năng của dân tộc. Họ dường như đang ngày càng đưa dân tộc dấn sâu hơn vào nănh vuốt của TQ để rồi sự thua thiệt của chúng ta trước TQ ngày càng nhiều không chỉ dừng lại ở thua thiệt về biên giới trên bộ mà còn trên trên biển, trong lĩnh vực kinh tế, chính trị
Trả lờiXóa"Lòng tin chiến lược" nó dài cỡ nào các bác nhỉ ?
Trả lờiXóaDài từ hậu môn đến đầu lưỡi người phát biểu câu này!
XóaĐường dây nóng Tổng bí thư, chủ tich nước, bộ quốc phòng, bộ ngoại giao....đều có một câu trả lừi thông nhất:"Đấy là do địa phương, rồi tôi sẽ bảo". Từ trước đên nay vẫn thế.
Trả lờiXóaNăc danh 20:58 sao nói : " kí tá là kí tá thôi mà " sao lại nói thế được, Ký tá là BÚT SA GÀ CHẾT , nếu không ký tá thì tại sao Ông Nguyễn Hữu Khai -Tổng giám đốc tâp đoàn Bảo Long phả ngồi tù ...
Trả lờiXóaTheo tôi thiển nghĩ thì trong hội nghị thì cứ nói thoả mái lây lòng nhau cũng được vì " Lời nói gió bay ..." chẳng mất gì và như dân gian vẫn thường nói " Không ai đánh thuế " nhưng đã ký kết với nhau là cả một vấn đề ...
Yên tâm đi. Người VN nổi tiếng với chiến tranh du kích - kiểu David bé nhỏ làm gỏi Goliath khổng lồ. Bọn Mỹ còn oải mà.
Trả lờiXóaTQ sau khi chiếm đoạt được một vùng biển rộng lớn của VN trong vịnh Bắc bộ theo hiệp định phân định biên giới trên biển , nay chúng lại dùng chính vùng biển lấn chiếm này để làm "vốn " hợp tác khai thác thăm dò dầu khí với một vùng biển tương đương khác thuộc chủ quyền VN theo cách "lấy mỡ rán mỡ" mà thực chất là nhằm mở rộng quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc vịnh bắc bộ VN , kiểm soát để làm gì thì ai cũng rõ đó cũng là mục đích mà TQ yêu cầu phía VN mở rộng thêm diện tích vùng biển hợp tác thăm dò DK vừa qua .
Trả lờiXóa