Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

'Tiếng nói' E.MAIL - 22



Vũ Trọng Khải
03:11 (1 giờ trước)
tới Quequyhung01TrâmtrungdongtulinheducationTrọngtlhung.49tdbut2911tiemnguyenanthuyhavanthu1848trongbinhTotngocsuongtruonghungnamtranphilongbin.trantrongiangthanhkqdphamquangdieuphivandien_vnphiet.hoanggialehuuanh1997lethiphivanle.hienphuonglebalich
hhv

From: Ly Vu [mailto:ly.daingu@gmail.com]
Sent: Wednesday, June 19, 2013 3:29 PM
To: B?O TOÀN; DI?M; DOMI; GS. HO?T; GS. Kh?i; GS. Khánh; GS. LÂM; GS. Tu?n; HÙNG; MAI-LÂM; Mr. ???ng-APEVN; Mr. Bá Tu?n; Mr. Chu Thanh S?n; Mr. Huân; MR. HÀO-SSG GROUP; Mr. Khoa; Mr. Luc-Posco; Mr. Lâm-Siêu Thanh; Mr. Nam-Khai; Mr. S?n-KT4; Mr. Th?; Mr. Trung-Forex; Ms. DUY; Ms. GIANG-MPI; Ms. H?nh; Ms. HOA; Ms. Hu?-H?ng Ngân; Ms. Quyên; Ms. Sa-TCM; NAM-MONRE; PHÍ ?ÌNH L?C; TR??NG; TS. ALAN PHAN; TÙNG; VQ; VT
Subject: FYI

Người Việt đang ăn chè 'vô hạn sử dụng' mà không biết

19.06.2013 | 14:11

Hiện nay, ở hầu hết các quán chè đều xảy ra tình trạng chè cũ lẫn với chè mới. Để tránh ôi thiu, người bán hàng sẽ cho một giọt nước hóa học vào chè. Hôm sau, người bán hàng lại cho số chè cũ này vào nấu lại và bán như chè mới nấu. Nếu ai ăn phải món chè chế lại này sẽ thấy vị ngọt lạ thường.

Hạn sử dụng... mãi mãi
Nhân một lần đi ăn chè cung đình Huế ở Hà Nội, PV báo điện tử Người Đưa Tin được ý kiến của một "tín đồ" của các loại chè cho biết: "Hiện nay các món chè ở một số quán đã không còn mùi vị đặc trưng. Tuy có hàng chục loại chè nhưng món chè nào cũng như món nào, đều một vị ngọt rất lạ, không có mùi hay vị đặc trưng của chè. Ăn xong một cốc chè, cổ họng khách hàng sẽ có triệu chứng khò khè, rất khó chịu…".
Để xác minh thông tin của người bạn, PV đã trực tiếp đến quán chè cung đình Huế ở số 336 đường Cầu Giấy (Hà Nội) để tận mục sở thị. Quán này đã có tiếng khá lâu ở Hà Nội. Lượng khách đến ăn chè ở đây khá đông và thường tập trung vào buổi trưa và buổi tối. 
Đối tượng khách hàng ở đây cũng rất đa dạng. Người già, trẻ em, công nhân, học sinh,… nhưng chủ yếu vẫn là sinh viên. Với lý do tìm nhà vệ sinh, PV nhanh chóng tìm ra nơi "sản xuất" chè của cửa hàng. Ngay cạnh nhà vệ sinh là một kho chứa đủ các loại nguyên liệu để nấu chè. Hàng bao tải các loại: Đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen, thạch, bột ca cao và rất nhiều các túi thạch trắng, xanh… để ngổn ngang và vung vãi ra sàn nhà. Kế tiếp đó là hàng dãy dài than tổ ong xếp chồng chất ngay sau kho hàng. Cách đó chừng 1m là một lò than to đang ninh chè không có nắp đậy.
Đến gần hơn, PV chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng: Có tới 5 nồi chè đã bị vữa đang chờ cho lên bếp để đun lại. Mùi tanh, ôi thiu bốc lên nồng nặc khiến cho bất kỳ ai ngửi thấy cũng muốn…nôn. Nồi chè đang sôi sùng sục trên bếp cũng bốc lên một mùi chua rất khó chịu. Dường như các loại chè này đã được lưu lại từ khá lâu. Nhưng vì "tiếc của" nên chủ quán đã không bỏ đi mà tiếp tục chế biến để bán cho khách.
Đúng lúc đó, có một nhân viên đi vào kiểm tra nồi chè. Ở vị trí ngay sau lưng người đó nên PV đã kịp quan sát các "bí quyết" chế lại chè thiu của cửa hàng này.
Nơi "chế" chè ôi thiu của cửa hàng
Khi chè đã được ninh lại trong một thời gian, nhân viên thêm vào một lượng nước bằng 1/3 thể tích của nồi chè. Khi chè sôi, nhân viên tiếp tục cho một lượng bột mỳ vừa phải vào, khuấy đều tay đến khi chè sánh lại. Lúc này, nồi chè đã bớt mùi chua, phảng phất mùi bột mỳ. Tiếp đó, người nhân viên lấy một chén dung dịch trong suốt (chưa biết là loại gì-PV) đổ vào nồi chè. Và chỉ vài phút sau, mùi chua lúc trước của chè đã hoàn toàn…biến mất và được đưa ra ngoài để bán cho thực khách. Với các nồi chè còn lại cũng được "chế" với cách tương tự nồi chè trên.     
Nhìn nồi chè đậu đỏ mới được "chế" lại, khi nhai đậu có phần nhừ hơn nhưng màu sắc vẫn vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, ai cũng nghĩ chè càng được ninh nhừ thì càng mềm, ngon và đảm bảo vệ sinh. Không ai ngờ cốc chè hấp dẫn mà họ đang ăn nhiệt tình lại chỉ là chè "chế" từ chè đã ôi, thiu! 
"Đua nhau" tự chế chè
Dạo quanh một số quán chè cung đình Huế tại Hà Nội, PV nhận thấy các loại chè ở đây rất phong phú về chủng loại. So với trước đây thì thực đơn của chè cung đình Huế chỉ dừng ở trên dưới 10 loại nhưng hiện nay, quán nào cũng có tới 20 loại khác nhau. Thậm chí có quán còn có tới… 40 món chè khác nhau.
Điểm danh các loại chè cung đình Huế có tại các quán thì ngoài những tên chè truyền thống như bắp cồn hến Huế, chè hạt sen Huế, chè sương sa, chè bột lọc dừa, chè đông sương sôcôla, chè đậu đỏ…đến các tên thông dụng như chè thập cẩm, chè đậu xanh, chè đỗ đen, chè khoai môn,… thì các quán còn tự chế những món chè có tên rất kêu và lạ để "hút" khách hàng. Tuy nhiên, những món chè "lạ" trên thực chất chỉ là đó lại chè thiu, hoặc đồ thừa được chế lại.
Hỏi chuyện một nhân viên của một quán chè cung đình Huế trên đường Cầu Giấy, PV được người này cho biết tuy thực đơn của quán ghi trên 30 món chè nhưng cửa hàng chỉ bán chạy gần 10 món chè thông dụng như chè thập cẩm, chè khoai môn, đậu đỏ, chè thạch, chè sương sa và chè sen Huế…Chính vì thế mà lượng chè tồn còn lại khá nhiều. Để tận dụng nốt số chè thừa, chủ quán sẽ "chế" thêm một số loại chè khác như đã nói ở trên. Nắm bắt được tâm lý của khách hàng là thích thử những thứ "mới, lạ", chủ quán tha hồ tiêu thụ đồ ôi thiu mà khách khó lòng nhận biết. Trong hơn 1h đồng hồ có mặt tại cửa hàng này, PV đã được chứng kiến cách chế món chè "tùy hứng" của nhân viên nơi đây.
Khi khách gọi một cốc chè có tên "Sương mù", nhân viên đã tranh thủ chế gần 50% là đồ ôi đã qua chế biến lại cho khách hàng. Và thành phần của cốc chè mang tên "Sương mù" bao gồm một lượng chất bột lỏng trắng, một lượng chè xanh ôi đã qua xử lý, còn lại là thạch trắng, dầu chuối và dừa sợi. Tuy nhiên, vừa múc một thìa chè cho vào miệng, vị khách đã nhăn mặt phản ánh với nhân viên là chè "có vấn đề": Quá ngọt và có vị chua như đồ ôi. Thấy phản ứng của khách, nhân viên nọ quả quyết là chè mới được nấu từ sáng bằng những nguyên liệu mới nhập… Lời qua tiếng lại, khách bảo có, nhân viên bảo không và không ai đứng ra phân định. Cuối cùng, vị khách đành phải móc tiền ra trả dù không ăn vì không muốn đôi co. Chè ở đây có giá 20 nghìn đồng/cốc, chênh hơn giá mặt bằng chung của các quán chè khác là 2 nghìn đồng nhưng cửa hàng vẫn rất đông khách vì có "thương hiệu" từ lâu. Chủ quán cũng không cần trực tiếp đến cửa hàng mà giao phó toàn bộ cho nhân viên.
Sau đó khoảng 20 phút, lại có một vị khách gọi món chè "Sương mù”.  Và theo quan sát của PV, lần này phần trăm chè ôi thiu trong cốc chè đã giảm đi khá nhiều. Nữ nhân viên còn thì thào với "đồng nghiệp": "Còn mấy loại mới, phải "chế" cho khéo…".                     
Bình Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét