Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

DẦU MỎ BIỂN ĐÔNG - Yêu sách và cạnh tranh

              
Trung Quốc đưa nhiều giàn khoan dầu ra chiếm cứ Biển Đông
 … Khoảng những năm 1990, việc tiếp cận các mỏ dầu và khí cũng như nguồn cá và tài nguyên biển đã bắt đầu làm phức tạp hóa các yêu sách.
Vì nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng lên, các bên yêu sách đề ra những kế hoạch khai thác các mỏ hydrocarbon của Biển Đông, khiến cho tranh chấp tiếp bước một cách không có gì bất ngờ, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết phải dẫn đến xung đột, vì chúng đã và có thể tiếp tục sẽ được quản lý thông qua cơ chế phát triển chung hoặc đa phương, điều đã có nhiều tiền lệ khác nhau mặc dù không trường hợp nào phức tạp như Biển Đông…
Trung Quốc và Việt Nam đòi hỏi chủ quyền toàn bộ khu vực Biển Đông và các đảo ở đó trong khi Malaysia, Philipines, Indonesia và Brunei tuyên bố yêu sách đối với các khu vực tiếp giáp. Có hai nguyên tắc chi phối các yêu sách, mà cả hai đều chống lại yêu sách đòi chủ quyền toàn bộ vùng biển của Trung Quốc. ..
                                                          >>  ĐỌC TIẾP/Nguồn 
------------------

2 nhận xét:

  1. Việt Nam cấn 5 tỷ m2 PIN mặt trời thì đủ điện cho sinh hoạt cà đời sống,khỏi phải lấy tôn,ngói lợp nhà nữa,nhưng không làm,ai làm thì phá.Trung Quốc cũng làm thế thì giành chi chủ quyền của TA.
    Yêu sách vô lý và cạnh tranh thế mạnh thì xung đột là tất yếu.Khi đã xung đột thì chỉ cùng nhau sụp đổ mà thôi,may là hiện nay Họ nhận thức được điều này.
    Xưa sang Iraq làm thủy lợi thuê,moi đất lên là có dầu...vậy mà đánh nhau,Iraq lụi tàn,Mỹ cũng không hơn gì.
    Dầu ở biển Đông còn ở dưới âm phủ,đầu tư cả đống tiền mới moi lên,nếu giá dầu trở về 40 USD/thùng thì lỗ sạt nghiệp.
    Nếu các nhà tư bản Mỹ không lũng đoạn giá đầu thì trở về giá trước chiến tranh Iraq.Kinh tế Mỹ,Châu Âu phục hồi ngay.

    Trả lờiXóa
  2. Có lối nói ấu trĩ rằng Mỹ nhào qua Trung Đông là vì dầu mỏ. Họ bắt đầu rút quân ở Afghanistan và Iraq, và có vẻ chẳng vơ vét dầu gì ở đó cả. Nói xấu Mỹ thật dễ vì nhiều người tin ngay. Mỹ có thể đểu, nhưng ngày nay khi chủ nghĩa thực dân đã bị diệt vong (và khó mà ngoi đầu lên lại) khó có nước nào trơ trẽn cướp đoạt tài nguyên một cách thô kệch. Thử suy xét, nếu Taliban và Saddam Hussein đàng hoàng tử tế thì đâu bị ai tiêu diệt? Vấn đề là ở chỗ đó. (Nói thêm, các mỏ dầu khí trữ lượng rất lớn ở Tiểu bang Alaska Mỹ vẫn để dành đó, chưa khai thác).

    Trả lờiXóa