Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Về LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN
Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, nhưng còn phải qua nhiều bước nữa.
Thông cáo từ Hạ viện Mỹ cho hay dự luật này được các dân biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại nhất trí thông qua.
Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.
Nếu được thông qua tại Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển lên trình Tổng thống để ông Barack Obama phê chuẩn thành luật. Chỉ khi đó, nó mới có hiệu lực.
Tuy nhiên các dự luật tương tự đã nhiều lần bị chặn lại tại Thượng viện.
Những người chủ xướng cho rằng dự luậ́t này sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền trong nước Việt Nam, thúc đẩy nhà nước cộng sản tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và các quyền dân chủ, lao động khác, đồng thời giải quyết nạn buôn người.
Dân biểu Chris Smith nói trong một thông cáo gửi tới BBC rằng phiên điều trần về nhân quyền mới đây tại Hạ viện, với các nhân chứng người Việt, cho thấy tình trạng vi phạm "rất nghiêm trọng".
"Việt Nam tiếp tục là một trong các nước vi phạm nhiều nhất về tự do tôn giáo trên thế giới", ông Chris Smith cáo buộc.
Ngược lại, chính phủ Việt Nam nhiều lần gọi dự luật nói trên là "sai trái" và khẳng định "những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận".
---------------

VN bị chỉ trích mạnh về nhân quyền
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm.
Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư.
Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.
Tôn giáo và đất đai
Trong phát biểu mở đầu phiên điều trần, dân biểu Smith đã nêu bật tình trạng đàn áp tôn giáo và cưỡng chế đất đai của người dân Việt Nam hiện nay.
Vị dân biểu này gọi Việt Nam là ‘nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới’.
Quốc gia Đông Nam Á này từng năm trong danh sách ‘Các nước cần quan tâm đặc biệt’, tức CPC, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách cho đến nay.
Báo cáo mới nhất về tự do tôn giáo thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/5 cũng không đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.
"Có vẻ như Bộ Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam."
Chris Smith, ủy viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ
Ông Smith kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ làm theo kiến nghị của Ủy ban Tự do Tôn giáo của nước này hồi năm ngoái, tức là đưa Việt Nam trở lại vào CPC với lý do Hà Nội ‘kiểm soát mọi nhóm tôn giáo, hạn chế và trừng phạt gắt gao những hoạt động tín ngưỡng độc lập’.
“Có vẻ như Bộ Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế,” ông nói và lên án nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là ‘che dấu khiếm khuyết’.
Dân biểu Smith dẫn chứng bằng các trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị giam cầm cũng như vụ đàn áp giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tình trạng cưỡng chế thu hồi đất đai.
“Chính phủ đã cướp đoạt phi pháp tài sản của các hộ dân... và nếu chủ sở hữu hợp pháp... chống cự thì các lực lượng an ninh sẽ được huy động để trấn áp,” ông nói.
Các nghị sỹ Hoa Kỳ cũng nghe một số nhân chứng điều trần về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đòi bồi thường
Ông Joseph Cao, cựu dân biểu, kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi của những người Mỹ gốc Việt có tài sản đất đai bị chính quyền Việt Nam tịch thu ‘bất hợp pháp’ sau khi họ bỏ lại tất cả để trốn chạy ‘sự tàn ác’ của chế độ cộng sản.
Holly Ngo, một thuyền nhân vượt biên hồi năm 1978 và hiện đã định cư tại tiểu bang California, kể tại phiên điều trần về câu chuyện gia đình ông bị chính quyền tịch thu tài sản. Ông nói rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng gia đình ông mà của rất nhiều người Mỹ gốc Việt.
Ông kể rằng nhà cửa đất đai của ông, tính theo thời giá hiện nay là 800.000 Mỹ kim, đã bị chính quyền quốc hữu hóa vì không có ai ở.
Ngoài ra, gần 2,4 kg vàng, trị giá gần 136.000 Mỹ kim vào thời điểm hiện nay, cũng bị chính quyền buộc gia đình ông phải ký gửi tại nhà băng quốc doanh hồi năm 1977 và không hề được trả lại.
"Đó là hình ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ."
John Sifton, HRW
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức giúp thuyền nhân Việt Boat People SOS, ước tính rằng trong vòng 38 năm qua Chính phủ Việt Nam đã tịch thu đất đai, nhà cửa và các tài sản khác của người Mỹ gốc Việt với tổng trị giá trong khoảng từ 50 đến 100 tỷ Mỹ kim.
Ông cho biết là nhiều Việt kiều đã về Việt Nam để đòi lại tài sản nhưng chỉ rất ít trong số họ thành công sau khi đã lót tay rất nhiều tiền cho các cán bộ có quyền hành.
Ông Thắng yêu cầu Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc Việt Nam bồi thường tài sản của những người Mỹ gốc Việt đã bị tịch thu và đưa điều kiện này trong quá trình đàm phán Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Ông cho rằng đây là ‘lợi ích quốc gia’ của Mỹ vì có liên quan đến hàng trăm ngàn công dân Mỹ với thiệt hại lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim.
‘Ngày càng tệ’
Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW cũng cử đại diện đến phiên điều trần để mô tả tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đại diện HRW John Sifton lưu ý rằng ‘tình hình đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam’ vì ‘chỉ trong vòng có vài tháng đầu năm 2013 mà số người bị kết tội trong các phiên tòa chính trị nhiều hơn cả năm ngoái’.
Chính phủ Việt Nam đang gia tăng đàn áp những người chống đối
Theo số liệu mà HRW đưa ra thì trong năm 2012 có ít nhất 40 người bị bỏ tù vì chống đối chế độ. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay đã có hơn 50 người bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa chính trị.
Ông Sifton đưa ra là dẫn chứng là phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất, vụ bỏ tù 8 người Thượng theo đạo Hà Mòn, việc chính quyền tìm cách giải tán các buổi ‘dã ngoại nhân quyền’ hồi đầu tháng Năm và vụ đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ nhật 2/6.
Ngoài ra ông cũng nêu lên các hành vi vi phạm nhân quyền khác của chính quyền Việt Nam như thu hồi đất tùy tiện, cấm các tổ chức công đoàn không có phép, các phiên tòa ‘trình diễn’, nạn bạo hành của công an đối với những người bị giam cầm và việc cưỡng bức cai nghiện và cưỡng bức lao động đối với những người nghiện ma túy.
“Đó là hình ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ,” ông phát biểu trước các nghị sỹ Mỹ.
"Đã đến lúc Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những gì đang xảy ra."
John Sifton, HRW
“Đã từng có hy vọng rằng việc đưa ra đối thoại chiến lược quân sự và đàm phán tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích đất nước này thay đổi,” ông nói.
“Giờ đây dường như hy vọng này đã được đặt không đúng chỗ. Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ.”
“Đã đến lúc Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những gì đang xảy ra,” ông kêu gọi.
Nghị sỹ Chris Smith cho biết ông đã đề xuất trở lại Dự luật nhân quyền Việt Nam có tên là H.R. 1897. Dự luật này đang chờ được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện xem xét.
Dự luật này đề xuất chính quyền Hoa Kỳ chỉ tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam hơn mức của năm tài chính 2012 chỉ khi nào Tổng thống Barack Obama xác nhận rằng chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực thi dân chủ và thúc đẩy nhân quyền.
Tuy nhiên các đề xuất tương tự đã nhiều lần bị chặn lại ở Thượng viện.
-------------------

‘Mỹ phải gây sức ép về nhân quyền’
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ hôm thứ Tư ngày 5/6 đã cảnh báo rằng thành tích nhân quyền của Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trong bối cảnh một số dân biểu nước này đang kêu gọi chính quyền đưa ra những điều kiện cứng rắn hơn trong quan hệ giữa hai nước.
Ông Joe Yun, quyền trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á, được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói rằng nước ông có khả năng gây sức ép đáng kể lên chính quyền Việt Nam trong bối cảnh hai nước cựu thù này đang xây dựng các quan hệ thương mại và an ninh.
 “Chúng tôi thừa nhận rằng tình hình hiện tại, dù là bất cứ vấn đề gì, đã đi lùi. Không có gì phải bàn cãi,” Yun phát biểu trước một tiểu ban của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.
“Những diễn biến mới đây quả thật là rất đáng thất vọng và đáng nản, nhưng tôi hứa rằng sự can dự của chúng tôi, thông qua các tổ chức dân sự xã hội hiện đang ở Việt Nam và các hoạt động kinh tế, sẽ giúp ích,” ông nói.
Ông Daniel Baer, quan chức ngoại giao đã đối thoại với phía Việt Nam về nhân quyền hồi tháng Tư ở Hà Nội, cho biết nước này hiện đang giam giữ hơn 120 tù chính trị. Ông cũng lên tiếng cảnh báo về sự đàn áp của chính quyền cộng sản trên mạng Internet.
Nghị sỹ Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, lưu ý rằng Việt Nam đã kết án tù hai thanh niên là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì tội phát truyền đơn chỉ một tháng sau khi Baer có cuộc đối thoại về nhân quyền với Hà Nội.
‘Vô trách nhiệm’
“Hoa Kỳ có nhiều thứ mà Việt Nam cần,” dân biểu Royce, người đại diện cho một quận ở miền Nam tiểu bang California nơi có đông người gốc Việt sinh sống, nói.
"Hoa Kỳ có nhiều thứ mà Việt Nam cần. Thật vô trách nhiệm nếu nước Mỹ với khả năng gây sức ép của mình lại không có hành động đi đôi với lời nói trên vấn đề này."
Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
“Thật vô trách nhiệm nếu nước Mỹ với khả năng gây sức ép của mình lại không có hành động đi đôi với lời nói trên vấn đề này,” ông nói thêm.
Nghị sỹ Gerry Connolly thuộc Đảng Dân chủ cảnh báo rằng Hạ viện có thể bác việc cho Việt Nam gia nhập Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu nước này không có cải thiện trong hồ sơ nhân quyền.
“Nếu quý vị muốn thấy TPP đụng phải thác ghềnh thì cứ việc không giải quyết hồ sơ này,” dân biểu Connolly, đại diện cho một quận phía Bắc tiểu bang Virginia nơi cũng có đông người gốc Việt, cảnh báo
Việt Nam là một trong số 12 nước tham gia vào các cuộc đàm phán về TPP mà Tổng thống Obama cho rằng là cách để tạo ra luật chơi mới ở khu vực đang tăng trưởng nhanh chóng.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã có phiên điều trần kéo dài hai ngày về tình hình nhân quyền ở Việt Nam dưới sự chủ trì của ông Chris Smith, thành viên cao cấp của Ủy ban. Phiên đầu trần đã lắng nghe các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong vấn đề tự do tôn giáo và cưỡng chiếm đất đai.
           Cũng trong phiên điều trần, một số người tham dự đã kêu gọi Chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại sổ đen các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, tức CPC, của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và đặt điều kiện về nhân quyền trong quá trình đàm phán TPP với Hà Nội.
(Nguồn Internet)
---------------

10 nhận xét:

  1. Nhân quyền,suy cho cùng là quyền sống của con người ở một đất nước.
    ĐCSVN và Chính Phủ hiện nay chưa đủ trình độ đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân,chưa bảo đảm các chính sách đúng để duy trì và phát triển kinh tế,nhiều kiểu điều hành còn tùy tiện không giải thích cho dân được...Tuy nhiên,Nhân quyền ở Việt Nam vượt xa Hoa Kỳ và nhiều nước văn minh trên thế giới.Nhân dân Việt Nam chúng TA hơn vạn lần dân Trung Quốc.
    Mỹ có vài nhóm do người Việt làm nội công,dùng tiền trấn lột của Việt kiều(trg đó có gia đình của TÔI) để đi thuê mấy cái LOA can thiệp vào Việt Nam.Họ dùng nhân quyền đánh Việt Nam cũng tốt,giống như lời dạy cho ĐCSVN thôi.
    Lãnh đạo một dân tộc như Việt Nam phải luôn:Thank you.I`m sorry! Nghĩa là cảm ơn và xin lỗi anh....Em xin nhận anh làm thầy.
    ĐCSVN cần loại bỏ ngay những người chuyên nói bậy và làm bậy dù đó là AI.Vì đất nước này không của riêng ANH,anh cũng chả góp tí máu nào,chút mồ hôi nào cho đất nước này.
    Ăn bám một dân tộc,xuyên tạc và làm hại dân tộc Việt Nam là thứ tội ác ghê tởm,hơn vạn lần vụ tàn sát đẫm máu ở Thiên An Môn ở tận Trung Hoa vĩ đại.
    Xin gởi lời cảm ơn tấm lòng vì Việt Nam của ủy ban đối ngoại Hạ viện MỸ và các bạn chống cộng chống dân tộc kinh niên.Vì qua đó EM được học ở các bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước này không của riêng ai, đúng. Và chắc chắn là nó không là của riêng đảng cộng sản. Không nhìn thẳng vào sự thật, không biết lắng nghe, không chịu sửa đổi ... vón là bản tính cố hữu của đảng cộng sản? Hãy tự hỏi vì sao lại có dự luật nhân quyền này và hãy đọc để hiểu vì sao

      Xóa
    2. Gửi 11:25. Nếu bạn thấy đây là hỏa mù, hãy đi vòng qua.

      Xóa
    3. Bác này viết gì lần mần khó hiểu thế.
      Trích''....Tuy nhiên,Nhân quyền ở Việt Nam vượt xa Hoa Kỳ và nhiều nước văn minh trên thế giới,,,'' câu này chắc để đời đây!? hy vọng là bác có đi Tây đi Mỹ, ngang dọc xứ Nhật, Úc Châu, Hàn Quốc.... mới dám so sánh và nói câu này nếu không thì quả là người mù rờ duôi voi hay ếch ngồi đái gieng xem trời bằng vung!!!!

      Xóa
  2. Đất nước này không của riêng ai, vì vậy không thể điều hành thiếu minh bạch từ giá dầu tới giá vàng, dùng tiền cái này bù cái kia vì lợi ích không của quốc gia. Thiếu sự minh bạch thì quốc gia chỉ còn là vấn đề thời gian. Lịch sử đã chỉ rõ, không cần phải chứng minh.

    Trả lờiXóa
  3. Các bạn nói đều đúng và rất đúng.
    Các bạn gõ trên googe/hồi ký nguyễn thiết hùng thì rõ một phần.
    Chúng Ta đang đấu tranh cho văn minh và tiến bộ cho dân tộc và cho đất nước,các bạn có thể sợ,còn chúng tôi không sợ bất kỳ thế lực nào, vì thế mà có blog này và dành thời gian lên diễn đàn,gõ mõi vai lắm chứ.
    Đấu tranh để gạt bỏ những phần tử xấu từ cơ sở đến trung ương là cần thiết.Cần lắm các bạn ạ?
    Nhưng làm những việc mà có hại cho dân tộc và đất nước,ngay cả khi ở Mỹ cũng không nên.
    Từ năm 1973,tìm đâu ra đảng viên tham nhũng,một số chủ nhiệm HTX ở Miền bắc tham là bị tè liền.Còn nay tham nhũng hơi nhiều,tuy nhiên chúng chưa đủ sức phá hoại đất nước và lật đổ chính quyền .
    Chúng chính là bọn gây ra bao cảnh mất nhân quyền và xâm phạm tự do của nhân dân,tạo các điều kiện cần và đủ để có sự can thiệp của nước ngoài.
    Vậy những người yêu nước có nên cùng hướng với chúng không?
    Chúng tôi không đồng tình và phản đối cái lối đấu tranh giai cấp,nhưng chúng phát động để loại chúng tôi ra khỏi chính quyền,và chúng chết mòn là dương nhiên ,song không thể gây loạn để nhân dân lãnh hậu quả.
    Thank you,I`M sorry.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi tôi 20, tôi đọc triết, đọc lịch sử và cái khiến tôi luôn tin tưởng chính là 2 từ toàn dân là đối tượng mà nhà nước theo đuổi từ thuở mới lập đảng CSVN 1930. Dân có đất cày, đại loại như vậy.
      Và cũng thời điểm đó tôi có một thắc mắc. Tại sao toàn dân nhưng lại không bao gồm tư sản? Không để họ sống sao? Tại sao một đảng tự xưng tiên phong, cấp tiến lại làm những điều như vậy? Chỉ điểm, lấy hết tài sản của họ? Ai trên trái đất này cho họ có cái quyền phán xét tài sản nào họ có thể lấy?
      Chối bỏ, xa rời như muốn lảng quên những lỗi lầm là cách để một viên gạch nẩy ra ở bất cứ bức tường nào.
      Anyway, nhân dân từ hàng ngàn năm nay luôn là người nhận hậu quả. Hãy hỏi rằng, đáng giá để làm hay không?

      Xóa
  4. Bạn nghĩ xem,thấy nó tốt nghiệp đại học Thanh Hoa,trung Quốc về,Bác mình giao sổ ĐỎ cho nó đứng tên cho giòng HỌ.Ai ngờ NÓ đem thế chấp ngân hàng,lấy tiền chơi số đề.
    Lịch sử đẫm máu đó đã qua rồi,Nó không quay lại.

    Trả lờiXóa
  5. Điệu vũ buồn.

    Trả lờiXóa
  6. Hmmm... NHÂN QUYEN ở VN...khái niệm này còn xa lạ với đảng CS vì sao ? Trong những nước tân tiến, dân chủ đa nguyên như Nhật, Pháp , Mỹ, Anh, Úc, Gia Na Dại...ngay cả Thái Lan, Phi Luật Tân....Thứ nhất, trong một hệ thống ĐA ĐẢNG , chuyện đảng này phê bình, chỉ trích, quan sát hay lên án đảng khác làm bậy là chuyện thường ngày. Thứ hai là BÁO CHÍ hoàn toàn độc lập không bị kiểm soát bởi nhà nước nên nhà báo có quyên truy tố, phê chuẩn những điều sai bậy của chính phủ, những cá nhân lạm dung quyện lực...Tổng Thống, Thủ tướng, quan to mà làm bậy thì báo chí , nhân dân tố cho mà chết và vẫn phải ra ngồi chầu toà. Ở VN những điều này còn xa vời. Ai có thể phê phán đảng và nhà nước ? ngoài các ông ''TỰ phê'' chứ ai nói lơ mơ thì bị chụp cho cái mũ '' âm mưu , xuyên tạc'' vào tù là hết tiếng nói!!! Đấy là DÂN CHỦ, NHAN QUYỀN theo khái niệm của đảng.

    Trả lờiXóa