* THU HẰNG
Các
cuộc biểu tình rầm rộ phản đối cuộc sống đắt đỏ đang diễn ra tại các thành phố
lớn ở Brazil
tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhật báo Pháp ra hôm nay. Với tựa đề « Tranh
chấp xã hội mở rộng. Phép mầu Brazil
mất thiêng », báo Le Monde cho biết, ngày hôm qua, hàng trăm nghìn người, chủ
yếu là thanh niên, tiếp tục đổ xuống đường phố tại các thành phố trung bình và
lớn như Rio de Janeiro , Sao Paulo để phản đối cuộc sống ngày càng đắt
đỏ. Sự phẫn nộ của người dân, bùng phát ban đầu do vé xe buýt và tàu điện ngầm
tăng, sau này nhắm tới phản đối giá cả hàng hóa cao và đặc biệt là nạn tham
nhũng.
Phóng
viên tờ Les Echos, trong bài « Người Brazil phản đối hàng loạt trên đường phố »,
nhận định đây là cuộc tổng động viên đại chúng lớn nhất từ 20 năm nay. Những
người
Còn
báo La Croix đăng tin « Một năm trước thềm Cúp bóng đá thế giới, bất bình xã
hội bắt đầu lan tỏa tại Brazil
». Theo tác giả bài báo, phong trào không thủ lĩnh này tập trung chủ yếu là
thanh niên tầng lớp trung lưu. Họ lo lắng cho tương lai của mình và đòi hỏi
chính phủ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng dài hạn như giáo dục và sức khỏe.
Báo
L’Humanité, với tựa đề « Phong trào rộng lớn chống cuộc sống đắt đỏ », cho biết
bốn lý do khiến chính phủ phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc là :
bùng nổ giá cả, chất lượng của dịch vụ công, nạn tham nhũng và bạo hành của
cảnh sát.
Phóng
viên báo Libération từ Sao Paulo cho biết, từ 10 năm kể từ khi Đảng Lao động
của bà lên nắm quyền, Dilma Rousseff, người kế nhiệm Tổng thống Lula da Silva,
đã không chèo lái được quốc gia, khiến đất nước trở nên trì trệ.
Ngoài
đăng tin về tình hình các cuộc biểu tình tại Brazil , nhật báo Le Figaro giải
thích thêm nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hiện nay. Bài phân tích nhận định « Người
Brazil
bị khốn khó vì lạm phát tăng nhanh ». Theo đó, mục đích việc đầu tư vào các sự
kiện thế giới có quy mô lớn sẽ được tổ chức tại Brazil là nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của nước này.
Thế
nhưng, kết quả lại đi theo chiều hướng ngược lại : tổng sản phẩm quốc nội chỉ
tăng 0,9% vào năm 2012, thua xa năm 2011 đạt 2,7%. Trong quý 1 năm nay, nền
kinh tế đứng thứ 7 thế giới có mức tăng trưởng 0,6% so với cùng thời gian năm
2012. 40 triệu người dân Brazil
gia nhập tầng lớp trung lưu từ 12 năm gần đây chịu hậu quả nặng nề của nền kinh
tế suy thoái.
Hơn
nữa, việc nhà nước phá giá đồng tiền (giảm 24% so với đồng đô la Mỹ) khiến giá
nhập khẩu, giá thuê nhà và giá sinh hoạt hàng ngày tăng cao. Tin tăng giá vé xe
buýt là « giọt nước làm tràn ly », đánh trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của
người dân, khiến nước này trở thành một trong những nước có giá phương tiện
công cộng đắt nhất thế giới (nâng giá hiện nay lên 1,11 euro).
Toàn
giới chính trị Brazil
ngạc nhiên về sự kiện này. Hiện tại, Tổng thống Brazil cố gắng xoa dịu căng thẳng
trên đường phố. Ngoài công bố giảm giá vé phương tiện công cộng, dường như đã
quá trễ, bà cố gắng lấy lòng những người biểu tình bằng những lời lẽ ôn hòa và
nhận định các cuộc « biểu tình là hợp pháp », « đúng với nền dân chủ ». Tuy
nhiên, hành động đàn áp càng ngày càng mạnh tay của cảnh sát chỉ khích động
thêm sự phẫn nộ của người dân.
Thủ
tướng Ba Lan mất tín nhiệm với dân
Đề
cập đến tình hình chính trị Châu Âu, báo Le Monde đưa tin Thủ tướng Ba Lan,
Donald Tusk, lần đầu tiên bị mất tín nhiệm tại nước này.
Vào
năm 2011, tái thắng cử tại cuộc bầu cử hành pháp, Thủ tướng Tusk tiếp tục chinh
phục lòng dân không phải nhờ các chính sách mang quy mô lớn hay tầm nhìn xa cho
Ba Lan mà chỉ là sự thích ứng với từng hoàn cảnh hay ý kiến. Theo cuộc điều tra
mới đây, người dân Ba Lan đang mất lòng tin vào Thủ tướng. Sau nhiều năm đưa
nền kinh tế Ba Lan thăng hoa mặc dù Châu Âu khủng hoảng, chính phủ Ba Lan bắt
đầu chịu sức ép của người dân trước những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của đất nước chững lại (dự tính chỉ đạt khoảng 1,3% vào năm
2013 so với 4,5% vào năm 2012) và tỉ lệ thất nghiệp lên tới 13%.
Tuy
nhiên, Thủ tướng Tusk vẫn còn có thể lạc quan vào tương lai chính trị của mình.
Vì ngay trong nội bộ Đảng Diễn đàn dân sự, ông không có đối thủ cạnh tranh nặng
kí. Trong khi đó, cánh hữu đối lập vẫn còn bị chia rẽ và tản mát.
Điện
ảnh : Thái Thượng Quân và bộ phim mới « People Moutaine, People Sea
».
Đoạt
giải Sư tử bạc tại Liên hoan phim Venice năm
2011, đạo diễn Trung Quốc ít được biết đến, Thái Thượng Quân, đã thu hút sự chú
ý của giới bình luận với bộ phim « People Moutain, People Sea
- Nhân san, nhân hải ». Các báo Le Monde, L’Humanité và Libération ra hôm nay
đều bình luận về bộ phim này.
Mở
đầu bộ phim, hai thanh niên, mà người xem tưởng là hai người bạn, chở nhau trên
xe máy qua một khu mỏ lởm chởm. Đột nhiên, người ngồi sau, lấy lý do muốn dừng
đi vệ sinh, ra tay sát hại man rợ người lái xe để cướp chiếc xe máy. Đạo diễn
thể hiện trên màn ảnh hành động thâm hiểm, dã man và chậm rãi của kẻ sát nhân.
Tuy
nhiên, nhân vật chính là người em trai của nạn nhân, ý thức được sự thờ ơ của
công an, quyết định tự báo thù. Qua bộ phim, khán giả có thể chứng kiến được
một nước Trung Quốc nơi người dân bị chà đạp và đổ máu hàng ngày, nơi tham
nhũng và bạo lực khiến mối quan hệ giữa người với người thành những cuộc đối
đầu thường trực.
Báo
L’Humanité đã dùng từ « ngột ngạt », tính từ hay nhất để định nghĩa tác phẩm
nên thơ, đầy khoảng lặng và không lời thoại, vừa mộc mạc vừa trong trắng.
Báo
Libération so sánh cuộc truy đuổi trong phim như trong phim cao bồi miền tây
Mỹ. Bộ phim cho phép người xem nhìn thấy toàn cảnh sự khốn cùng của đất nước
thông qua việc người em gõ cửa từng nhà, đi từng hang cùng ngõ hẻm trên toàn
cõi Trung Quốc để truy tìm tên sát nhân.
Trả
lời phỏng vấn với báo Le Monde, đạo diễn cho biết ông lấy cảm hứng từ sự việc
có thật. Ông cũng cho biết thêm, năm 2010, khi ông quay bộ phim, xã hội Trung
Quốc đã có những mâu thuẫn sâu sắc, khoảng cách giàu-nghèo lớn hơn. Ở nông
thôn, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi do bị cướp đất, môi trường sống của
họ bị thay đổi. Nhờ mạng lưới thông tin phát triển mà nhà nước khó có thể kiểm
soát hay che giấu các tin như trên. Được biết, dự án phim mới của đạo diễn, tạm
dịch « Người thủ cựu », sẽ có mối quan hệ mật thiết với bộ phim này.
Hoa
Vi tung điện thoại thông minh Ascend P6 ra thị trường Tây Âu
Vẫn
liên quan tới Trung Quốc, nhưng về mặt công nghệ, báo Le Monde, Le Figaro cho
biết công ty Hoa Vi muốn áp đặt điện thoại thông minh của mình tại Châu Âu.
Nhà
sản xuất Trung Quốc vừa mới thực hiện một « show » lớn tại Luân Đôn để quảng
cáo sản phẩm mới, Ascend P6. Không xa lạ trên thị trường điện thoại thông minh,
Hoa Vi là nhà vô địch về trang bị hệ thống điện thoại tại Trung Quốc và đã có
sản phẩm riêng tại Châu Á. Một số phần mềm của hãng này đã được sử dụng trong
Android hay hệ thống khai thác Google. Năm 2012, Hoa Vi được đánh giá là nhà
cung cấp thứ 6 thị trường điện thoại thông minh trên thế giới, sau Blackberry
và Nokia, nhưng đứng trước HTC và Sony.
Còn
báo Le Figaro đánh giá « Hoa Vi cạnh tranh với Sam Sung ». Tập đoàn Trung Quốc
này có tham vọng trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế
giới. Ascend P6 của Hoa Vi sẽ là điện thoại mảnh nhất. Ngoài việc hoạt động
trên các chương trình di động của Google và Android, máy ảnh của Ascend P6 sẽ
tự động xóa các lỗi trên mặt người chụp và còn có nhiều ứng dụng khác.
Với
sự kiện đình đám tại Luân Đôn, Hoa Vi muốn nâng danh tiếng của mình lên hàng
điện thoại cao cấp, cạnh tranh với các nhãn hiệu đang lên như Galaxy của
Samsung và iPhone của hãng Quả táo. Yếu tố quan trọng nhất mà Hoa Vi muốn cạnh
tranh là giá cả. Điện thoại của hãng này sẽ được bán với giá từ 399 euro, rẻ
hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Có nhiều nghi ngại cho rằng
chính sách giá rẻ chưa chắc đã thuyết phục được người tiêu dùng. Trường hợp
điện thoại của LG trong quá khứ là một ví dụ. Dù hãng này cho ra sản phẩm chất
lượng tốt nhưng người sử dụng lại không coi đó là sản phẩm cao cấp.
Khủng
hoảng rờ tới các trường « lớn » tại Pháp
Quay
lại tin tức Pháp, báo Les Echos đăng trên trang nhất đề cập đến vấn đề muôn
thuở, « Lương của sinh viên mới ra trường rơi tự do ».
Theo
tờ báo, các trường « lớn » nổi tiếng của Pháp cũng bị khủng hoảng sờ tới. Tỷ lệ
hợp đồng vô thời hạn giảm xuống còn 81,5% đối với các sinh viên tốt nghiệp năm
2012, trong khi đó là 85% đối với sinh viên khóa trước. Mức lương dành cho sinh
viên quản lý mới ra trường giảm 15% trong khoảng thời gian từ 2000 tới 2013 và
giảm 11% cho kĩ sư mới ra trường.
Cung-cầu
là lý do chính giải thích vấn đề này. Thực tế, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các
lĩnh vực công nghiệp và mậu dịch, giảm nhu cầu tuyển nhân viên. Các nhà tuyển
dụng luôn tranh thủ « khủng hoảng » để đề xuất với sinh viên mới ra trường mức
lương thấp hơn.
Thời
gian gần đây, các kĩ sư hay các nhà quản lý trẻ Pháp đều ra nước ngoài khởi
nghiệp. Đánh giá tình hình này, Giám đốc trường Đại học thương mại (HEC Paris)
nổi tiếng Pháp, không đánh giá là « chảy máu chất xám ». Ông cho rằng, nếu cử
nhân trẻ chọn chiến lược làm việc tại nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm, điều
này là có ích và mang lại cho họ lợi thế lớn trong bản sơ yếu lý lịch. Tuy
nhiên, nếu do vấn đề thiếu việc làm tại Pháp, thì tình hình sẽ đáng lo ngại.
(Theo RFFI/ T.H)
------------------
Chưa thấy quốc gia nào độc đảng mà nhân dân có quyền dân chủ. Triều Tiên thì dân đói, để dành tiền làm tên lửa đầu đạn hạt nhân. TQ thì dân sang Pháp vét sữa về cho con uống. VN thì xây đường đường lún, xây cầu cầu sập, xây đập nứt đập vỡ... Nhân dân thì phát huy tinh thần chịu thương chịu khó nhẫn nhịn. Đau lòng cũng để đó vì chính mình cũng phải cắn răng lo thân mình chứ tay thì bị bó rồi.
Trả lờiXóaSự nhẫn nhịn? Đừng khinh thường nó.
XóaChờ dịp là bung thôi
XóaCàng nén lò so, lực bung ra của nó càng mạnh. Lưu ý giùm.
XóaMột ngày nào đó, một người sẽ phải dừng cái chuyện này lại. Khối ung thư này không tự chữa, thì sẽ có người khác dùng dao cắt nó. Khi đó chưa chắc chỉ là một khối u thư mà có thể là cả một cơ thể chờ chết.
Trả lờiXóa