Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

CON MỒI COC CỦA TRUNG NAM HẢI

* BÙI VĂN BỒNG
              Mới đây, trong các cuộc đối thoại, hội đàm, hội kiến với các nước, kể cả với Mỹ trong chuyến ông Tập Cận Bình mới sang thăm Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc có chung khẩu khí: “Nhanh chóng hoàn thành soạn thảo và xúc tiến nhanh để sớm thực hiện COC”. Cách đây đúng 1 tháng (29/5), Phiên họp lần thứ 8 của Nhóm Công tác chung của ASEAN và Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).
Một tuấn sau phiên họp rất "đặc thù" này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói rất ‘mạnh khẩu khí’, rằng: Sau khi Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun, tại Hội thảo “Kiểm soát căng thẳng Biển Đông” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức hôm 5 - 6/6 tiết lộ, cuộc họp giữa các nhóm công tác COC của Trung Quốc và ASEAN tại Thái Lan vào tuần trước đã đạt kết quả tích cực và Mỹ hy vọng quá trình đàm phán chính thức về Bộ quy tắc này sẽ bắt đầu trong năm nay.
                Ông Hồng Lỗi cùng không quên thòng thêm cái gọi là "kê hoạch": Các bên nhất trí thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, cũng như thúc đẩy xây dựng cơ chế, khởi thảo chương trình làm việc năm 2013-2014. Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Campuchia đã nêu khoảng 10 đề xuất hợp tác như thiết lập lập đường dây nóng cứu hộ khẩn cấp trên biển Trung Quốc -ASEAN.  Ngoài ra, phiên họp cũng thảo luận phương hướng thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các nước. Hội nghị nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán, đồng thời quyết định tổ chức phiên họp thứ 9 của Nhóm công tác chung tại Bắc Kinh vào cuối năm nay.
            Nhưng, đó chỉ là khẩu khí quen thuộc, những ‘lời nói gió bay'. Thực tế Trung Quốc vẫn giữ quan niệm về COC theo cách ‘chỉ có ta hiểu được ta’, mặc dù bề ngoài được tô vẽ kín kẽ và khéo léo trong những tuyên bố, gợi mở; nhiều khi như 'mật rót lỗ tai' thiên hạ… Cho nên, nói gì thì nói, ai cũng hiểu rằng: Trung Quốc nói là một chuyện khác.            
            Trước đó, vì Trung Quốc không sẵn sàng đàm phán COC nên chưa có nhóm công tác nào của ASEAN – Trung Quốc được thành lập cho việc này. Trong khi đó, nhóm công tác về DOC cho đến nay vẫn chỉ thảo luận về việc thực hiện những gì hai bên đã thoả thuận trong DOC mà chưa đả động gì tới COC.
             Đầu tháng 5-2013, trong khuôn khổ chuyến công du 4 nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội kiến với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta.
        Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi hội kiến, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, “một số gợi ý thực tế” đã được “thực hiện và xác nhận” trong quá trình đàm phán song phương giữa ông và Ngoại trưởng Trung Quốc. Theo đó, nhóm công tác về DOC (Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông) sẽ bắt đầu thảo luận về COC (Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông) ở cấp vụ trong tương lai gần.
              Theo Kyodo News: Ông Natalegawa cũng cho biết thêm rằng, lúc đầu, Indonesia không ủng hộ việc thành lập nhóm chuyên gia này bởi vì Jakarta không muốn nhóm này thay thế cho quá trình đàm phán cấp chính phủ. Khi được hỏi về lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Vương vẫn khăng khăng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì hoà bình, ổn định và cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan một cách hoà bình.
           “Đây là lập trường của chúng tôi và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng tôi sẽ không chỉ nói suông mà sẽ thực hiện điều đó bằng hành động”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.
            Sắp tới, vào tháng 8, hoặc tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có một cuộc họp đặc biệt tại Thái Lan nhằm củng cố lập trường về tranh chấp Biển Đông trước khi họp với Trung Quốc vào tháng 9 ở Bắc Kinh, hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn lời Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak: “Người ta kỳ vọng tại cuộc họp này, Trung Quốc sẽ tuyên bố liệu nước này đã sẵn sàng đàm phán COC hay chưa. Cuộc họp này cũng đồng thời khởi đầu cho các cuộc đàm phán chính thức về COC - vốn đã bị đình trệ vào năm ngoái, sau khi Trung Quốc tỏ ra ngần ngại và tuyên bố rằng Bắc Kinh chỉ có thể đàm phán với ASEAN khi đủ “điều kiện chín muồi”.
            Từ mấy năm nay, việc soạn thảo, bàn định về COC cứ lùng nhằng, bởi phía Trung Quốc không dứt khoát, lúc nhất trí ủng hộ, khi lại không, tìm cớ  lảng tránh, lờ tịt đi.
            Nhìn lại mấy thập niên trước, ai cũng biết rằng DOC, hay COC, hoặc dù cho gì thêm nữa cũng chỉ làm thiên hạ thêm mệt óc. Trung Quốc vẫn (hầu như) ỷ thế nước lớn và vì đặc lợi Biển Đông cho nên không coi những cam kết, những quy ước, kể cả Luật biển quốc té là cái cóc gì cả.
             Vấn đề an ninh cho Biển Đông không phải đến bây giờ mới dặt ra gay gắt. Nhìn lại, từ gần 40 năm qua, Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng - những cơn sóng từ bản chất đã mang tính cố hữu, nhiều khi bất thường và xô bồ về tranh chấp chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa.
             Tính từ đầu những năm 1990, sau vụ Trung Quốc (TQ) tấn công Trường Sa, tình hình Biển Đông bắt đầu nhiều căng thẳng trên một bình diện khác thường, nhiều diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Các nước ASEAN đưa ra yêu cầu cần có biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn chặn tình trạng an ninh bất ổn ở vùng này. Phải mất 10 năm khởi động, không ít tranh cãi, vận động, mãi đến ngày 4 -11- 2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mới được Trung Quốc ký với các nước ASEAN.
             Nhưng, thật trớ trêu trong suốt 11 năm qua, Trung Quốc đã ký cam kết nhưng vẫn không có biểu hiện nào thực hiện cam kết. Trái lại, an ninh Biển Đông rối rắm, phức tạp hơn. Việc thực thi DOC xem ra vẫn không đem lại hiệu quả gì, mà trái lại, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, chủ yếu vẫn do phía TQ gây ra cho các nước trong khu vực, nhất là 5 nước có chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông liên quan đến cái "hải danh biển Hoa Nam" của Trung Quốc, trong đó Việt Nam là nước cận kề, trực tiếp nhất, một sự đều phải "đối mặt". 
            Vì Tuyên bố cam kết DOC không được thực thi nghiêm chỉnh, lại nhiều vi phạm ở mức độ trầm trọng, từ đó phát sinh thêm nhu cầu phải có COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), như một sự bổ trợ, đốc thúc, để muốn có một ràng buộc pháp lý các bên liên quan nhằm thực hiện DOC tốt hơn. Nhưng, chỉ tính trong 21 năm qua, từ khi khởi động theo nhu cầu thực tế đặt ra cấp bách, trước động cơ (cả âm mưu) và thái độ của Trung Quốc trong ứng xử, giải quyết vấn đề Biển Đông, cam kết DOC hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy. Và 11 năm, tuy DOC đã được tuyên bố khá hùng hồn, nhưng nay lại phải thêm COC liệu có mang đưa đến kết quả gì?
              Dù cho các nước ASEAN vẫn hy vọng sẽ đạt được một “Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để quản lý các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn tìm đủ ý do khất lần, trì  hoãn. Trung Nam Hải thừa biết rằng: DOC va COC đều là yêu cầu của các nước có chung Biển Đông. Nếu đáp ứng các yêu cầu đó tức là Trung Quốc phải tự bỏ đi “đường Lưỡi Bò”, và như thế là đi ngược lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Vì thế, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, con đường đi tới bộ quy tắc sẽ được tiến hành chậm rãi và thận trọng, Rằng: "Cách đúng đắn là thực thi đầy đủ Tuyên bố quy tắc ứng xử, từ từ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử”, ông Vương nói. Cái gì có lợi cho mình thì Trung Quốc bằng mọi cách làm ngay, còn cái gì bất lợi thì tìm cách kéo giãn thời gian, đối phó, nghĩa là cứ “từ từ”. Bất chấp các lập luận đầy đủ cơ sở pháp lý của các nước trên Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
            Vậy là, do mức độ phức tạp ngày càng trầm trọng khó gỡ trên Biển Đông, sau DOC nay cần phải thêm COC, rồi còn phải những gì nữa mới đem lại bình đẳng, yên lành cho Biển Đông?  Mấy năm gần đây, do Trung Quốc thường có những động thái kèm rất nhiều biến thái khó lường, khiến dư luận phải đi tới khẳng định rằng: Con mồi COC đang được nhà cầm quyền Trung Năm Hải tung hứng và kéo rê khắp nơi để câu nhử các nước phải thuận theo ý mình! Đó cũng là 'chuyện thường ngày' đối với Trung Quốc!
BVB
----------------

3 nhận xét:

  1. "Tin nó có mà bán thóc giống!" - chẳng phải ông bà mình hay dạy thế sao.

    Trả lờiXóa
  2. coc với việt nam và asean là sợi dây buộc mình. còn với trung quốc là một công cụ. xem ra trung quốc muốn tạm thời yên ổn mặt phía nam, khi bị coc rằng buộc các nước asean sẽ không thể tát nước theo mưa khi nhật bản phát động thế trận công kích biển. còn trung quốc với coc sẽ rảnh tay với mặt đông bắc để gây sức ép nên nhật bản. khi tình hình phía nhật được giải quyết là lúc mà họ sẽ tổng công kích nam tiến. hơn thế nữa nhất định trong asean sẽ có một số kẻ bị lôi kéo về phía trung quốc trong giai đoạn sau coc, trước khi cuộc nam tiến này diễn ra.

    Trả lờiXóa
  3. Mạnh vì gạo,bạo vì tiền.Trung Quốc dư tiền nên bạo.Ta dư gạo,tiền thì nhà nào cũng có lượng vàng,lại có máy in tiền.
    Suy cho cùng,Trung Quốc-Mỹ không hơn TA và cả ASEAN.
    Hiện nay và tương lai Trung_MỸ đều ngất ngư,SẮP đến họ sẽ tự tử hàng loạt đấy vì vàng đổ dốc,cổ phiếu Trung Quốc nhào ra chết đứng vì bán không còn ai mua.Nhật rút vốn ra khỏi Tàu,Cộng Hòa-Dân chủ đánh nhau nên đành rút vốn và nhà máy về.
    Việt Nam xuống nước cho Mỹ,Nhât,Hàn,Pháp,Nga nhào vô đầu tư vì hàng hóa thừa sức đổ sang Trung Quốc từ phía Nam,Việt Nam mở toan cửa khẩu cho hàng tha hồ tuôn vào Tàu....không cần thu thuế xuất khẩu.
    Trung quốc chết,vàng lao dốc không thể phanh được,tiền thì Mỹ và châu Phi vay không có trả....Do vậy các bạn yên tâm chuẩn bị gạo nuôi tù binh Trung Hoa,Đài Loan.
    Hãy đừng thắc mắc vì sao Ta đối xử tù binh Trung Quốc như tù binh Mỹ trước đây,và coi họ còn hơn con trời.Tù binh các nước coi như lớn đều là con TRÒI cả,hầu nó thấy đom đóm đấy mà còn bị nó chửi đấy.

    Trả lờiXóa