* TÔ VĂN TRƯỜNG
BVB - Việt Nam
tham gia Công ước UPOV (International Union for the Protection of New Varieties
of Plants) từ ngày 24/12/2006 về bảo hộ giống cây trồng hay còn gọi là phương
pháp bảo vệ quyền tác giả đối với giống cây trồng. Nhiều ý kiến đặt ra, vậy
nguy cơ của giống cây trồng biến đổi gien đối với sức khỏe con người như thế
nào?
Các
nghiên cứu đã công bố trên thế giới, vẫn chỉ mang tính tham khảo vì khẩu phần
ăn của con người rất đa dạng, phong phú nên rất khó buộc tội cụ thể cho thực phẩm
biến đổi gien về những bệnh tật liên quan đên sức khỏe con người. Tuy nhiên, rất
nhiều bài viết về tỷ lệ người mắc các chứng bệnh như dị ứng, hen, viêm nhiễm,
vv… tăng lên đáng kể từ khi thực phẩm biến đổi gien được bày bán trên thị trường.
Đã có nhiều nghiên cứu về thực phẩm biến đổi gien trên chuột nhưng rồi những
nghiên cứu này hoặc bị phản bác là chưa đủ độ tin cậy vì mẫu nhỏ quá, hoặc bị
cho rằng là do khẩu phần ăn của chuột
quá nghèo dinh dưỡng chứ không phải chỉ vì ăn thực phẩm biến đổi gien.
Những
nghiên cứu gần đây cho thấy công nghệ gien vốn đã không an toàn. Công nghệ gien
dựa trên niềm tin rằng mỗi gien chỉ mang 1 tính trạng duy nhất, do vậy người ta
cho rằng có thể truyền các tính trạng bằng cách truyền các gien đơn lẻ. Tuy
nhiên, từ 2007 các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhất trí rằng điều này
hoàn toàn sai. Hiệu lực của mỗi gien được quyết định bởi sự tương tác với nhiều
gien khác cũng như với môi trường của chúng[1].
Nghiên cứu của giáo sư Gilles-Eric Seralini
về ngô biến đổi gen NK603 trên chuột
|
Công
nghệ biến đổi gien thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện
ở cấp độ tế bào đơn lẻ, cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi
giới hạn gien. Rủi ro chỉ có thể nhận biết được trong dài hạn trong khi đó công
nghệ mới chỉ được sử dụng trên 10 năm. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã chứng
minh thực phẩm biến đổi gen có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố,
dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản, và sức khỏe chuyển hóa, sinh
lý và gien.
Các bất
ổn đáng kể về miễn dịch bao gồm bất ổn về sự phân bào liên quan đến bệnh hen, dị
ứng và viêm nhiễm. Sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng gan, bao gồm sự chuyển
hóa lipit và cacbonhydrat cũng như thay đổi của tế bào có thể dẫn tới đẩy nhanh
quá trình lão hóa và dẫn tới tích tụ những loài phản ứng lại với oxy
(ROS). Nghiên cứu của Ermakova đã chỉ ra mối liên hệ giữa đậu
tương biến đổi gien với khả năng vô sinh theo đó những con chuột ăn đậu tương
biến đổi gien có số con và số lứa đẻ ít hơn hẳn. Con của những con chuột
ăn đậu tương biến đổi gen có trọng lượng nhỏ hơn hẳn con của chuột không ăn đậu
tương biến đổi gen. Trong vòng 3 tuần 55,6% số chuột ăn đậu tương biến đổi gen
chết. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có hơn 400 gien biểu hiện khác trong chuột
ăn ngô biến đổi gen. Đấy là những gien kiểm soát việc tổng hợp và sửa đổi
protein, phát tín hiệu cho tế bào, tổng hợp cholesterol, và điều chỉnh insulin.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tổn hại trong đường ruột của động vật ăn thực phẩm biến
đổi gen, bao gồm tăng nhanh số lượng tế bào và phá vỡ hệ thống miễn dịch ruột[2].
Nghiên
cứu gan cho thấy chuột ăn đậu tương biến đổi gen phát triển nhân tế bào biến
thái và những biến dị tế bào khác. Điều này,
thể hiện hoạt động chuyển hóa tăng lên, có thể là kết quả của chấn
thương lớn đối với cơ quan đó. Tuyến tụy cũng có thay đổi như giảm mạnh sự sản
sinh ra alpha-amylase, một enzyme có khả năng ức chế tiêu hóa. Đậu tương
biến đổi gen đã nấu chín có chứa gấp đôi lượng lectin có thể ngăn chặn sự đồng
hóa dinh dưỡng. Đậu tương biến đổi gen có lượng isoflavone (chống lại bệnh ung
thư) ít hơn 12-14%.
Hai con chuột trong nghiên cứu của Ermakova
– con lớn hơn ở nhóm đối chứng,
con nhỏ hơn thuộc nhóm "đậu tương GM".
|
Nhóm
nghiên cứu của Trường đại học Caen
của Pháp do Gilles-Eric Seralini, nhà sinh học phân tử dẫn đầu đã chỉ ra rằng
Roundup có chứa polyethoxylated tallowamine, hay POEA, một thành phần trơ đặc
biệt. POEA trong Roundup độc hại với tế bào nhau thai và dây rốn của con người
hơn cả chính glyphosate.
Sức khỏe
của con non có thể bị ảnh hưởng bởi độc tố, chất gây dị ứng, chất kháng dưỡng
trong khẩu phần ăn của mẹ. Điều này, có
thể được tạo nên ở cây trồng biến đổi gien do sự biến đổi không lường trước được
trong DNA của chúng. Các nhà khoa học Đức tìm thấy những đoạn DNA của thực
phẩm biến đổi gien cho chuột có chửa ăn trong não của con chúng. Các đoạn DNA
biến đổi gien cũng được tìm thấy trong máu, lá lách, gan và thận của lợn con được
nuôi bằng ngô biến đổi gien.
Các nhà
khoa học thuộc trường đại học Sherbrooke, Canada, đã phát hiện ra protein trừ
sâu Cry1Ab trong máu của những phụ nữ có thai và không mang thai. Họ cũng phát
hiện ra chất độc này trong máu của bào thai chứng tỏ nó có thể truyền sang thế
hệ sau. Chất độc Cry1Ab được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu
của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Những
nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy lượng nhỏ độc tố Cry1Ab trong dạ dày-ruột của
động vật ăn ngô biến đổi gien. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có
thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm
ẩn rủi ro cao[3].
Thay cho lời kết
Trong khi tính an toàn của thực
phẩm biến đổi gien đối với sức khỏe con người chưa được khẳng định thì việc để
cho thực phẩm biến đổi gien được bày bán tràn lan trên thị trường mà không dán
nhãn là hành vi lừa dối người tiêu dùng là không thể chấp nhận. Nhà nước cần
làm tốt vai trò là người đặt ra các qui định và kiểm soát để việc thực thi đảm
bảo sức khỏe của người dân.
TVT
[2]
Genetically Modified Foods Position Paper. AAEM. http://www.aaemonline.org/biến
đổi genopost.html
[3]
Toxin from BIếN ĐổI GIEN crops found in human blood: Study. http://indiatoday.intoday.in/story/toxin-from-biến đổi gen-crops-found-in-human-blood/1/137728.html
------------------
Thưa Tiến sĩ Tô Văn Trường ! Với ba mươi phần trăm cán bộ và viên chức ở trong các cơ quan công quyền làm việc có hiệu quả (?), vậy thì lấy đâu ra cán bộ để kiểm soát việc thực thi những quy định về VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (trong đó có thực phẩm biến đổi gien) ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN ở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam-Một đất nước với trên 75% dân số là nông dân ?! Xin cảm ơn những ý kiến rất chính xác và đầy tinh thần trách nhiệm của Tiến sĩ trước một trong nhiều vấn nạn đã và đang phát tác tại Việt Nam ! CHỨNG VÔ CẢM ĐANG LAN TỎA VÀ BAO TRÙM RỘNG KHẮP ĐẤT NƯỚC NÀY.
Trả lờiXóaTôi nhớ không nhầm là d94 đọc trên vnexpress về việc Bô NN&PTNT đã cho thử nghiệm 2 loại cây trồng GMO trong đó có bắp/ngô. Tác hại của thực phẩm GMO là có và cũng đang bàn cải sôi nỗi. Ví dụ đieển hình cho cây trồng GMO thì nên nhìn sang nước Ấn độ để tìm hiểu thêm. Một nguy cơ khá rõ là khi trồng cây GMO trong môi trường không kiểm soát, nếu các phấn của cây (ngô) GMO này phát tán vào môi trường tự nhiên...thụ phấn cho những cây/giống ngô/bắp bản địa thì sao??? Khi đó tất cả các loại ngô/bắp của chúng ta đều có nguy cơ thành GMO. Ở nước ngoài nhà nước, mà cụ thể là bộ NN bắt buộc các sản phẩm phải ghi rõ là GMO hay non-GMO trên nhản mác hàng hóa, thậm chí có logo hay những dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết khi mua sản phẩm.
Trả lờiXóaKhông biết tương lai nhân loại sẽ đi về đâu nữa
Trả lờiXóaĐang trên con đường CNXH để tiến lên CNCS chứ còn đi đâu nữa Đảng bảo thế mà (Nói cho nó oách chứ mình có biết cái CNXH,CNCS nó như thế nào đâu ) Cái loa gần chuồng lợn nhà mình nó nói thế suốt ngày không biết có ai chịu hiểu không ????
XóaCảm ơn tác giả bài viết.
Trả lờiXóaTuy nhiên, theo tôi, tác giả có thể viết ngắn hơn nữa bài này nhưng cần thông tin cụ thể cho người đọc biết những loại cây con nào ở ta đã biến đổi gen và đang bày bán ở thị trường. Bởi, người dân rất cảnh giác với loại cây con biến đổi gen này rồi, nhưng chưa nhận biết mặt mũi cụ thể nó ra sao.
Cái thiết thực mà người dân rất cần là nhận biết chúng để tránh. Còn những thông tin khoa học về nó thì có thể viết rất co gọn, không cần dài.
Tư duy biện chứng là : biến đổi gen ở A nếu B ăn A thì tất sẽ khủng hoảng về gen ở B (không sớm thì muộn). Ví dụ : ung thư tăng cao. A thụ phấn cho C thì C cũng sẽ bị khủng hoảng gen.
Trả lờiXóaBộ Nông Nghiệp hãy vì nòi giống Lạc Hồng mà dẹp bỏ các giống cây con biến đổi gen đi thôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Một điều thật nực cười là những nhà kho học có chuyên môn về sinh học, di truyền học và nông học tên tuổi và tầm cỡ như các vị Viện trưởng, phó viện trưởng hay các vị quan chức cấp cục đếp cấp bộ ở Bộ NN&PTNT có chuyên môn cao, hiểu biết sâu thì lại không hay nói một cách "nhẹ nhàng" không mang tín hphản bác như trong bài báo của tác giả Tô Văn Trường là một nhà khoa học thủy lợi chứ không phải nhà sinh học hay di truyền học. Họ sợ mất lòng bộ trưởng và mất ghế chăng?
Trả lờiXóaHọ quan niệm rằng: Lựa lời mà nói cho BẰNG LÒNG nhau.
XóaChẳng có bằng cấp nào hơn cái đó cả.
Vô tình bạn nói đúng - đó là "những nhà kho học" mà thôi.
XóaHảo sư củ - Củ su hào là 1 sản phẩm lai tạo, không có nguồn gốc thiên nhiên. Vậy xu hào có phải là thứ biến đổi gene không? Chúng ta đã ăn gần 100 năm nay rồi?...
Trả lờiXóa