Với khoảng hơn 1000 bản đồ lớn nhỏ, dài rộng khác nhau
của các học giả trên khắp thế giới, kể cả các học giả người Trung Quốc, nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định, đây là những tài liệu rất quan trọng để
Chính phủ sử dụng trong trường hợp một Tòa án quốc tế có thẩm quyền được lập để
giải quyết vấn đề phức tạp tại Biển Đông hiện nay.
Chủ quyền biển đảo Việt
Nam được xác lập từ thế kỷ XV
Trong kho
tư liệu bản đồ mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cung cấp, có một bản đồ cổ
hiếm hoi được ghi nhận ra đời từ thế kỷ thứ XV. "Thực ra có thể có nhiều
tấm bản đồ cổ hơn nữa nhưng trải qua thời gian, chiến tranh và biến cố của thời
cuộc nên hầu hết đã bị thất lạc” - ông Nguyễn Đình Đầu cho biết.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu về kho tư liệu hơn 1000 bản đồ các loạikhẳng định chủ quyền biển đảo của Việt |
Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, từ khi Việt Nam giành được quyền tự chủ vào năm
939, bản thân chính quyền và các học giả Trung Hoa khi đó đã bắt đầu vẽ bản đồ
nước ta, song chủ yếu là phần đất liền. Phải đến các thế kỷ sau đó, Biển Đông
và các hải đảo của Việt Nam
mới bắt đầu được mô tả trên bản đồ. Theo các tài liệu thu thập được, hiện còn 3
tập bản đồ thể hiện khá rõ chủ quyền lãnh hải và đất liền của Việt Nam, gồm:
Bản đồ Giao Chỉ Quốc – Giao Chỉ Dương (trích từ bản đồ Võ Bị Chí được vẽ từ
khoảng thế kỷ XV); Bản đồ diên cách Việt Nam Đông Đô – Việt Nam Tây Đô với Đông
Dương Đại Hải của Ngụy Nguyên (khoảng năm 1842) và Bản đồ An Nam Quốc với Đông
Nam Hải.
Trong số
các bản đồ này thì tập bản đồ Võ Bị Chí có thể hiện một bán đảo lớn, đề rõ Giao
Chỉ Quốc, trong đó phía Đông là biển cả được ghi rõ Giao Chỉ Dương. Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, vào giai đoạn này nước ta tự xưng tên gọi là Đại
Việt, Trung Quốc gọi là An Nam Quốc. Tuy Võ Bị Chí vẫn gọi nước ta theo tên
Giao Chỉ cổ đại nhưng cũng đã tỏ ra tôn trọng chủ quyền của nước ta ở trên lục
địa lẫn Biển Đông.
Sau này,
Ngụy Nguyên ghi vẽ lại bản đồ diên cách Việt Nam
khá chính xác gồm: Việt Nam
Đông Đô (tức Đàng Ngoài) và Việt Nam Tây Đô (tức Đàng Trong). Ở ngoài khơi Việt
Nam
Đông Đô là quần đảo Vạn Lý Trường Sa tức quần đảo Hoàng Sa ngày nay. Ngoài khơi
thuộc Việt Nam Tây Đô là quần đảo Thiên Lý Thạch Đường, tức Trường Sa. Ngoài
khơi biển cả được ghi rõ là Đông Dương Đại Hải.
Ngoài ra,
trên bản đồ An Nam Quốc, Ngụy Nguyên cũng đã ghi lại nhiều địa danh các vương
quốc phụ thuộc làm cho ranh giới chiếm phần lớn bên hữu ngạn sông Mê Kông, nay
thuộc Thái Lan. Ngoài Biển Đông, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Nam Hải, chứng tỏ
chủ quyền của Việt Nam trên lục địa và biển cả là rộng lớn và được tôn trọng
hiển nhiên.
Trong các
văn bản chính thống, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đã chứng minh chủ quyền và quá
trình khai thác và làm chủ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam . Trong sách
Phủ Biên Tạp Lục (1777), Lê Quý Đôn viết: "Xã An Vĩnh thuộc huyện Bình
Sơn, phủ Quảng Ngãi ở gần bãi biển. Về hướng đông bắc có nhiều đảo và nhiều núi
linh tinh hơn 130 đỉnh... ở trong các hòn đảo có bến Cát Vàng, chiều dài ước
chừng hơn 30 dặm... những thuyền lớn đi biển thường khi gặp gió bão đều đến
nương đậu ở đảo này. Họ Nguyễn còn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy
người ở xã An Vĩnh bổ sung... một đội Bắc Hải chèo thuyền ra cù lao Côn Lôn...
hoặc đi đến các xứ Cồn Tự vùng Hà Tiên để tìm kiếm”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng lưu giữ được hai
bản đồ quý từ thế kỷ XV - XVII, gồm An Nam Quốc (Hồng Đức 1490) và Vương quốc
An Nam (Alexandre de Rhodes, 1650) cũng biểu hiện khá rõ thềm lục địa, Biển
Đông và hải đảo Việt Nam đương thời. Sau này vào thời Gia Long, là thời kỳ đầu
tiên thống nhất nước ta từ ngoại giao đến nội trị, từ quốc phòng đến hành
chính, từ khai thác hầm mỏ đến bảo vệ hải đảo. Đây là giai đoạn mà các tài liệu
được ghi chép hết sức tỉ mỉ về các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông. Riêng về ghi chép bản đồ, thời kỳ này có hai bản đồ An Nam Đại Quốc Họa
Đồ (Taberd 1838) và Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1840) thể hiện khá đầy đủ tình
hình thềm lục địa, Biển Đông và hải đảo Việt Nam.
Một bản đồ được ghi chép bằng tiếng Hán thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam |
Phương Tây xác định chủ
quyền các quần đảo là của Việt Nam
Từ thế kỷ
thứ XIX, song song với quá trình xâm chiếm các thuộc địa, nhiều nước Phương Tây
tiến hành đo vẽ bản đồ thế giới gồm cả 5 châu lục, trong đó có thể hiện tên
nước Giao Chỉ, với các cách phiên âm rất khác nhau, như: Cochi, Cauchi, Cauci,
Quachym, Cochin... Do có kỹ thuật hiện đại về đo đạc nên có thể coi các tài
liệu của Phương Tây về chủ quyền các đảo, quần đảo tại Biển Đông thời kỳ này là
tương đối chính xác.
Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, từ thế kỷ thứ XVI, nước Đại Việt cùng các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa đã được Phương Tây trích dẫn trên hầu hết các bản đồ thế
giới hoặc khu vực Đông Á. Riêng Alexandre de Rhodes 1650; Công ty Đông Ấn La
Haye năm 1658 và Taberd năm 1838 đã vẽ riêng bản đồ Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đình Đầu,
trong số hàng trăm bản đồ do Phương Tây thực hiện, hầu hết đều ghi rõ đất nước
Việt Nam với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi tên chung là Paracel
hay Pracel. Bờ biển Prasel là ở Trung Bộ Việt Nam . "Không một bản đồ nào ghi
bờ biển Prasel ở Nam Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mã Lai. Thật hiển
nhiên, khắp thế giới đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ” - nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhấn mạnh.
Với 50 bản
đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt từ 1525 đến
1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về đất nước Việt Nam ngày
một chính xác, cả về hình thể, lẫn địa danh (trong đó, gồm cả Hoàng Sa và
Trường Sa).
Việt Nam có thềm lục địa
trải rộng 28 tỉnh, thành ven biển
Ngoài các
chứng cứ đo vẽ về chủ quyền trên các đảo và quần đảo của Việt Nam, nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định thêm, các bản đồ cổ thực hiện từ hàng trăm năm
nay đều ghi nhận 28 tỉnh, thành nước ta có thềm lục địa giáp với Biển Đông,
trong đó quần đảo Trường Sa thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa và quần
đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng (huyện đảo Hoàng Sa).
Tổng cộng, nước ta có phần lãnh hải rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích
đất liền.
Công lao
lớn thuộc về người Pháp khi họ trao nhiệm vụ cho hải quân đo đạc và thực hiện
vẽ bản đồ một cách chính xác từ bờ biển cho đến các hải đảo nổi trên mặt nước;
đo chính xác độ sâu trung bình gần như khắp biển Đông. "Đó thực sự là một
kỳ công của người Pháp” - ông Nguyễn Đình Đầu đánh giá.
Các bản đồ
do người Pháp đo vẽ có rất nhiều kích cỡ, khu vực cụ thể, tuy nhiên có thể tạm
chia làm 3 loại: Trường Sa, Hoàng Sa; Thềm lục địa và hải đảo; Thềm lục địa,
hải đảo và Biển Đông. Trong số này, bản đồ quần đảo Hoàng Sa (52x66cm) do Nha
Thủy bộ Hải quân Pháp đo vẽ năm 1885; bản đồ chi tiết các đảo Pattle (Hoàng
Sa); Boisée (Phú Lâm); Robert (Hữu Nhật) thuộc quần đảo Hoàng Sa; các đảo Caye
du S.W. (Song Tử Tây); Caye de I'Alerte (Song Tử Đông), Thi Tu (Thị Tứ), đảo
Loai Ta (Loại Ta), Itu Aba (Ba Đình), Namvit (Nam Yết),...
Như vậy,
tiếp cận từ khía cạnh các tư liệu bản đồ, được tiến hành đo đạc, xác lập từ thế
kỷ thứ XV (có thể lâu hơn nữa) đã cho thấy một lát cắt hoàn chỉnh về chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những chứng cứ này đã cho
thấy yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô lý đối với các nước ven
biển ASEAN và cộng đồng quốc tế yêu hòa bình, công lý.
Nhóm PV Biển Đông
-------------
Vụ này chính do chính phủ làm khó cho nước TA.
Trả lờiXóaNếu ngày mai Trung Quốc nó bảo nhà số 4,Dương Vân Nga,Thành Phố Nha Trang là đất của nó cũng phải chịu.Vì sao? Vì đây là nhà ông đại tá Việt Cộng Kiều TỐ chưa có sổ đỏ,vì khi còn sống,ông hối lộ nó không nhận đòi quá cao,nay ông chết rồi còn lâu nó mới cấp,thế là chưa có chủ.Trung Quốc nó bảo của nó thì thua.
Chính chúng ta chỉ lãnh lương nhân dân ăn chơi đòi hối lộ cho cố nên mới có cơ sự ngày nay.
Nay Vương NGhị,nó nói kiểu quỉ ám đó thì còn lâu nó mới trả.Đánh thì chỉ tiếng là xong,nhưng nó tái chiếm mãi thì mình chịu kiểu gì cho nỗi.
Một đằng đem mấy tờ bản đồ giấy. Đằng kia giương đại pháo chiến hạm.
Trả lờiXóaỞ hiền bây giờ có vẻ chỉ gặp dữ?
Việc đưa ra các tư liệu thế kỷ XV,XVI là cần thiết nhưng tẠi sao lẠi bỏ qua những tư liệu thời VNCH được mấy hội nghi quốc tế công nhận đến nay vẫn còn có giá trị, sử dụng những tư liệu này vừa phản bác được luận điệu của TQ vừa hòa hơp dân tộc.Hiện nay TQ đang dùng không phải là quyền lực mềm nữa mà là quyền lực lai: nủa cứng nửa mền, có phần nghiêng về cứng thế mà ông Trọng vẫn nhũn như chi chi : "Vấn đề biển Đông xử không khéo sẽ kích động...", Xin hỏi ông: Miến Diện, Phi líp pin có kích động TQ không? Thời buổi hiện nay không phải đế quốc nào dù hung hãn đến mấy cũng không thể muốn làm gì thì làm chỉ bắt nạt những người như ông, bỏ lại đằng sau mình NHÂN DÂN chỉ có đảng và chế độ hoang tưởng lỗi thời.
Trả lờiXóaBon no khi chiem dc SG da dot sach bo sach ca roi
XóaDễ quá mà .
Trả lờiXóaCác bác nhìn lại phần lớn đường lưỡi bò nằm quanh 2 quần đảo TS-HS và thuộc VN. Chỉ cần TQ đưa ra bản công hàm Phạm Văn Đồng thì coi như VN mất trắng .
Ăn được phần của VN, TQ cũng lời khẳm . Mấy nước kia có được hay không cũng không quan trọng .
Trả lờiXóaNghĩ cũng buồn thật , cái thằng Taiwan cũng kiếm chác được đảo lớn nhất của ta ở Trường sa . có lẽ số phận của ta đã xong rùi , còn lâu mới lấy lại được các cụ ơi .