* TÔ VĂN TRƯỜNG
BVB - Trung
tuần tháng 6/2013, tôi tham gia Hội đồng xét tuyển đề tài nghiên cứu khoa học của
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn” có tiêu đề :” "Xây dựng phương
pháp và quy trình lập quy hoạch thủy lợi phục vụ vùng chuyển đổi sản xuất nông
nghiệp" . Hội đồng đánh giá đề tài rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh đất
nước ta chưa có Luật quy hoạch.
Nhân nói đến chuyện quy
hoạch, lại nhớ đến yêu cầu được đặt viết bài “Tái cơ cấu công tác quy hoạch”.
Tiều đề này, nghe có vẻ không ổn. vì vừa qua, nhiều người theo
tư duy nhiệm kỳ thường lấy ý kiến chủ quan để áp đặt cho công tác quy hoạch.
Mục đích cần xác lập và vận dụng tư duy quy hoạch mới, đúng đắn (về
nông nghiệp, cũng như về nhiều lĩnh vực khác). Nếu vậy, mà lại gọi tái
cơ cấu (hoặc tái cấu trúc) tư duy quy hoạch thì có phần lạm dụng
cụm từ "tái cơ cấu (tái cấu trúc)". Rõ ràng mà lại hẹp,
thiếu.
Nếu
"mổ xẻ" thấy rõ hiện nay đang loạn ngôn hai cụm từ: "tái cơ cấu"
và "phát triển hạ tầng", song cái tư duy, cái thể chế hiện nay không
"tái cơ cấu lại", thử hỏi khác gì xây nhà không xem lại nền móng. Quy
hoạch mới, hay cơ cấu mới sẽ tìm ra được, cứ giả thử là rất tốt, song nó sẽ thực
thi như thế nào trong thể chế hiện hành? Câu chuyện phải làm trước tiên
là phải thay đổi cái gì đẻ ra Vinashin, chứ không phải là bắt tay
ngay vào cơ cấu lại Vinashin (xem bài :”Làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế” đăng
trên Tầm nhìn.net ngày 26/12/2011 tác giả Tô Văn Trường) . Ngẫm suy, có lẽ không nên viết về
câu hỏi "làm như thế nào?", vì quá sớm và sẽ là vô nghĩa nếu không chịu
xem lại "nền móng" ngôi nhà mình định xây. Cần nhất nên tập trung vào
việc phân tích: Hiện trạng sai lầm như thế nào? Những nguyên nhân gì dẫn đến hiện
trạng sai lầm này? Trả lời thật tốt 2 câu hỏi này và làm cho dư luận và những
người có trách nhiệm thấy được, sẽ là cống hiến có ý nghĩa trước khi
bàn về câu hỏi "Làm gì"" và "Làm như thế nào?".
Hiện nay, chúng ta vẫn
chưa có Luật quy hoạch. Theo định nghĩa trong Luật Xây dựng: “Hoạt động xây dựng
bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát
xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát
thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn
nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
công trình”.
Như vậy, lập quy hoạch
xây dựng là bước đầu tiên trong các hoạt động xây dựng theo thứ tự nêu trong định
nghĩa trên.
Trong đó, Điều 12:
1.
Phân loại quy hoạch xây dựng bao gồm ba loại sau:
a) Quy hoạch xây dựng
vùng;
b) Quy hoạch xây dựng đô
thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị;
c) Quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn.
2. Chính phủ quy định
trình tự lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loại bản đồ, đơn giá lập đối
với từng loại quy hoạch xây dựng.
Như vậy, trong Luật Xây
dựng không định nghĩa và không có các quy định về “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất”?.
Điều
13: Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung
sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác,
quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế
- xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp
không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử,
kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn
phát triển;
3. Tạo lập được môi trường
sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích
lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá
dân tộc;
4. Xác lập được cơ sở
cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai
thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn”.
Khoản 1 Điều 13 này quy
định quy hoạch xây dựng phải căn cứ vào “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất”. Như
vậy, phải chăng các “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất” có tính pháp lý cao hơn?
Đến khái niệm, quy định còn chưa rõ ràng (như đã nhận xét ở mục 2 ở trên) thì
không biết trên thực tế người ta lập, thẩm định, trình duyệt như thế nào? Quy định
như vậy cũng giống quy định “muốn mua nhà phải có hộ khẩu và muốn có hộ khẩu phải
có nhà”!. Khi làm quy hoạch thủy lợi thì dựa vào quy hoạch nông nghiệp, làm quy
hoạch nông nghiệp lại dựa vào quy hoạch thủy lợi, nói chung là rất tùy tiện, chẳng
có đường lối, trật tự gì cả.
Quy hoạch được duyệt phần
lớn cũng để mà “treo” chưa nói đến chất lượng quy hoạch, mà chung quy vì Nhà nước
không có đủ tiền để thực hiện, bởi thế có ý kiến không đồng ý với từ “quy hoạch
treo” vì bản thân quy hoạch ở nước ta đã là treo rồi! Một cách để thu hút vốn
cho thực hiện là đẻ ra các chương trình, thí dụ “Chương trình thoát lũ ra biển
Tây”. Như vậy, Chương trình phải dựa vào quy hoạch, là để thực hiện quy hoạch.
Nhưng cũng có các chương trình như “Chương trình đầu tư củng cố bảo vệ và nâng
cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, “Chương
trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang”, trong Quyết
định phê duyệt của cấp có thẩm quyền chẳng thấy căn cứ vào quy hoạch nào cả, mặc
dù nó đi qua các vùng có quy hoạch, thí dụ như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như
vậy, ngay trong Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công tác quy hoạch và
xây dựng cơ bản nhiều khi đã thuộc dạng “ông chằng, bà chuộc”!
Trên đây, là thí dụ điển
hình của quản lý kiểu “thầy bói xem voi”, cho nên vấn đề cửa sông cứ bị bỏ ngỏ,
không biết sẽ là công trình cửa sông, hay lên đê cửa sông để nối liền đê biển với
đê sông?. Hoặc là như người Pháp chia Nam Bộ ra miền Tây và miền Đông thì bây
giờ ta cũng cứ theo thế mà làm quy hoạch thủy lợi riêng cho miền Tây và riêng
cho miền Đông, trong khi các con sông trong vùng lại thông với nhau theo bài
toán hệ thống. Mới đây nhất, là Quy hoạch thủy lợi tổng thể đồng bằng sông Cửu
Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, người ta lại cố tình bỏ
ra ngoài không xem xét đánh giá đến dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công, trong đó có
nhiệm vụ kiểm soát lũ cho cả vùng Đồng Tháp Mười? Đấy là lối tư duy làm quy hoạch
từ cực tả sang cực hữu, không theo cách tiếp cận hệ thống và quản lý lưu vực
sông theo cả không gian và thời gian.
Theo
nghĩa tiếng Hán thì "quy hoạch" có nghĩa là hoạch định các hoạt động
để đạt được một mục tiêu nhất định. Nhưng ở Việt Nam hiện nay người làm quy hoạch
lại theo hình tam giác lộn ngược. Điều này có nghĩa là người ta phải làm theo
thứ tự: chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, vùng, địa
phương vv… từ đó là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sau đó mới
là các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, thực tế, chúng ta làm
quy hoạch dựa theo Nghị quyết, sau đó tùy theo trích dẫn của mỗi ngành tiến hành
làm quy hoạch ngành, còn quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thì chưa hoàn chỉnh.
Quy
hoạch mang tính tổng thể nhưng cũng đầy đủ tính chất phân lập. Đúng ra, đâu phải
“tái cơ cấu” thì cái gì cũng phải cơ cấu lại. Tùy chọn lĩnh vực nào, khu vực
kinh tế nào cần “tái cơ cấu” mà tiến hành. Ở ta có một thói quen phong trào,
cái gì cũng đồng loạt. Đã hô “tái cơ cấu” là cái gì cũng ùa theo cái gọi là
phong trào đó. Quy hoạch thì ngành nào, lĩnh vực nào cũng lo quy hoạch, nhất là
xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành…Nhưng nước ta đang có hiện tượng
thả lỏng, tùy tiện trong quy hoạch. Mạnh ai nấy làm, không có quản lý, điều
hành, kiểm tra, giám sát, thẩm định công tác quy hoạch và hậu kiểm công tác quy
hoạch. Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch rất mờ nhạt. Từ đó, sinh
ra những phức tạp, nhiều hệ lụy do sự chồng lấn, đan xen, đối trọng lẫn nhau về
quy hoạch. Quy hoạch xây dựng đè lên mặt bằng quy hoạch nông nghiệp. Quy hoạch
giao thông phá vỡ quy hoạch thủy lợi. Quy hoạch khai khoáng lấn lướt quy hoạch
trồng rừng, bảo vệ rừng rồi sinh ra quy hoạch ngành lấn sân quy hoạch địa
phương, và ngược lại. Cho nên, thiếu quy hoạch chung, không chú trọng xây dựng
quy hoạch tổng thể tầm quốc gia. Lại có chuyện quy hoạch này dắt mối quy hoạch
khác, thành xâu chuỗi nhưng vẫn rời rạc do mục đích và cung cách xây dựng vùng
quy hoạch “đá nhau”. Cũng có khi vạch quy hoạch, khoanh vùng quy hoạch để lấy cớ
chiếm dụng đất đai, rồi không có dự án nào được đưa vào vùng, khu quy hoạch, dẫn
tới lãng phí đất canh tác, làm mất ổn định dân cư, thậm chí vi phạm pháp luật.
Muốn “tái cơ cấu” công tác quy hoạch, trước hết Nhà nước phải có Luật quy hoạch,
các biện pháp và cơ quan chủ quản, chuyên trách quy hoạch tổng thể cấp quốc
gia, quản lý, điều hành theo khung pháp lý đã được quy định.
Quy
hoach liên quan đến dự báo. Tuy nhiên, dự báo đúng thì rất khó vì
liên quan đến nhiều mặt nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng. Ví dụ
trong nông nghiệp thì phải xét đến cả dự báo kinh tế, xã hội, môi trường
(như biến động thời tiết, thị trường thế giới, xu thế phát triển của nhu cầu...)
Công tác quy hoạch còn phụ thuộc vào kiến thức tổng hợp và nhóm làm việc
tổng hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Hiện nay, phối hợp giữa các ngành, các cấp
rất yếu. Ngay quy hoạch thủy lợi còn đặt hàng cho quy hoạch nông nghiệp chứ
không phải phối hợp cùng làm. Chúng ta thiếu "nhạc trưởng" đủ mạnh
để điều phối quy hoạch các ngành, mà mọi việc giao về cấp thực hiện (Thủ tướng,
Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh vv...) quyết định, rồi điều chỉnh sau. Muốn làm
quy hoạch tốt thì phải nghiên cứu, cần nhân tài vật lực, thời gian nhưng
hiện nay rất nhiều quy hoạch không có nghiên cứu hỗ trợ. Niềm tin vào quy hoạch
cũng bị giảm sút vì nhiều quy hoạch treo, quy hoạch sai lầm hoặc lạc hậu vv...)
nhưng lãnh đạo vẫn phê duyệt. Làm mất niềm tin thì rất dễ nhưng lấy lại
lòng tin của dân đó là quy hoạch hợp lý, hữu hiệu phải mất vài chục năm.
Từ
"quy hoạch" từng được hiểu nhiều cách khác nhau, dần dần
những cách hiểu ấy gần nhau lại, thành một cách hiểu thông dụng.
Cách hiểu thông dụng ấy được thể hiện ngắn gọn là " Quy hoạch
có thể là động từ, có thể là danh từ, có nghĩa là
hành động (động từ) hoặc kết quả (danh từ) bố trí, sắp xếp
toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ
sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".̣
Về nông nghiệp và nông thôn, phải làm
cho nông thôn giàu mạnh là kinh tế nông thôn, gồm phần nông nghiệp
và phần phi nông nghiệp. Xu thế thời đại đã được thực hiện ở rất
nhiều nước và đang tiếp tục phát triển là phần phi nông
nghiệp làm ra của cải và mang lại thu nhập cao hơn
hẳn, nhiều khi gấp đôi phần nông nghiệp. Vấn đề ở nông thôn
không phải là nông nghiệp, mà là kinh tế nông thôn, chủ thể của
kinh tế nông thôn là cư dân nông thôn, chứ không phải là nông dân thuần. Kinh tế của từng
nước và của thế giới được hưở̉ng từ kinh tế nông thôn nhiều hơn
hẳn so với sự đóng góp của nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa
trên đặc thù, điều kiện, khả năng cụ thể từng vùng, từng khu vực, các chuyên
ngành, phát huy các thế mạnh và mang tính lâu dài. Trên cơ sở khảo sát, điều
tra, nghiên cứu, phân tích, quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa trên những
thông số về đất đai, khí hậu, nước, nguồn lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, tập quán, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động, vốn đầu tư và khả
năng sinh lợi từ các loại nông sản hàng hóa. Quy hoạch phải nhằm cụ thể
hóa về ngành sản xuất chủ lực và sản xuất phụ, cơ sở hạ tầng, những yếu tố phụ
trợ, chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá
trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng
tới sự phát triển đồng bộ, bền vững về chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng
quy hoạch phát triển nông nghiệp phải nằm trong tổng thế và mặt bằng chung của
nền kinh tế quốc dân, phải phù hợp trình độ, khả năng người lao động và vận dụng
được kinh nghiệm của các nước tiên tiến vào tình hình thực tế của nước ta.
Nhìn
ra thế giới, hiện nay người ta có cách tiếp cận quy hoạch nông nghiệp là một phạm
trù rất rộng, bởi nó không chỉ là một ngành kinh tế mà hơn thế nữa, nó liên
quan đến những vùng địa lý rộng lớn. Chúng ta không thể chỉ nói về quy hoạch
nông nghiệp mà không nói đến quy hoạch vùng nông thôn. Nhưng nói đến quy hoạch nông
thôn lại liên quan đến quy hoạch thành thị và các khu công nghiệp. Mọi thứ đều
liên quan chồng chéo một cách hữu cơ với nhau. Vậy để tránh phải đề cập đến một
vấn đề quá rộng lớn, ít nhất phải đề cập đến 2 loại quy hoạch sau đây
trong nông nghiệp :
Quy hoach nông nghiệp một
cách bền vững (Sustainable Agriculture Management -SAM): Quy hoạch phải định dạng
và phát triển các hệ thống sản xuất nông nghiệp và lương thực khi bảo vệ môi
trường một cách bền vững bằng cách kết hợp các phương thức quản lý tốt nhất và
thói quen của người nông dân để giữ gìn chất lượng đất, nước và không khí.
Trong quy hoạch, cần định ra các chỉ số (indicators) giúp chúng ta lường được
những đe dọa do việc dùng các tập quán nông nghiệp hiện tại tới môi trường và
ngược lại những đe dọa từ môi trường và biến đổi khí hậu tới nông nghiệp. Quy
hoạch phải thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các tỉnh, các ngành công nghiệp thực
phẩm và nông nghiệp. Quy hoạch phải khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, thực
phẩm, nghề cá và lâm nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng đất và giảm
bớt cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Quy hoạch rủi ro trong nông
Nghiệp (Risk Management in Agriculture - RMA). Có thể phân làm 3 loại rủi
ro: i) Rủi ro thông thường (Normal Risk): thường xẩy ra nhưng không gây hại
đáng kể (thay đổi về giá cả thu mua, về mùa màng). Loại rủi ro này thường có thể
quản lý được bằng chính sách thuế, chính sách xã hộI; ii) Rủi ro thị trường
(Marketable Risk): có mức độ tổn thất vừa phải và iii) Rủi ro thiên tai
(Catastrophic risk): Loại rủi ro này không thường xẩy ra nhưng gây tổn thất vô
cùng lớn như lũ lụt, hạn hán hoặc sâu bệnh. Rủi ro trong nông nghiệp không tồn
tại độc lập mà liên kết với các yếu tố khác. Chúng ta cần có một cách tiếp cận
tổng thể cho quản lý rủi ro khi tập trung xét đến mối tương tác của các loại rủi
ro, đến các phương thức mà người nông dân sử dụng và các chính sách của nhà nước
trong quản lý rủi ro.
Có
ý kiến cho rằng quy hoạch là sự thiết kế cái khung, cái nền cho sự phát
triển hợp lý, thích ứng với điều kiện, khả năng thực tế, vươn tới chất lượng và
phải mang tính hiệu quả ngày càng cao. Quy hoạch thường đi trước kế hoạch. Bởi
thế, dựa theo quy hoạch mới lên phương án, kế hoạch, biện pháp. Như quy hoạch
xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển
nông nghiệp, quy hoạch dân cư, quy hoạch trồng rừng…Trong nông nghiệp, quy hoạch
phát triển nông nghiệp tầm quốc gia phải kết hợp chặt chẽ ngành với vùng, là bộ
môn kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức
không gian và cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện, khả
năng của ngành đối với từng vùng. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không
gian chức năng, các định chế chuyên ngành, khống chế hình thái và xây dựng mô
hình sản xuất nông nghiệp với chất lượng, hiệu quả cao, tạo đà cho phát triển bền
vững.
Việc
xây dựng khung pháp lý cho quy hoạch cũng rất cần thiết, nhất là hoàn cảnh cụ
thể của nền nông nghiệp nước ta, từ sản xuất lạc hậu, độc canh, phân tán nhỏ lẻ,
chưa có cái nền khởi phát tin cậy cho sản xuất lớn. Tái cơ cấu trong việc xây dựng
quy hoạch phát triển nông nghiệp ở nước ta phải hướng tới một nền nông nghiệp
hiện đại, sản xuất lớn, quy mô ngày càng mở rộng và tất nhiên phải gắn chặt với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ưu tiên cho khoa học kỹ thuật và kết hợp đồng
bộ với phát triển công nghiệp, kết hợp với phát triển "tam nông", đi
sát thị trường nông sản hàng hóa toàn cầu.
Quy
hoạch là một bộ môn khoa học tổng hợp, người làm quy hoạch phải tập trung được
các nhà chuyên môn sâu để đạt được một mục tiêu nhất định. Một điều cần tránh
đó là không thể gắn yếu tố chủ quan và yếu tố chính trị vào trong quy hoạch.
Làm quy hoạch thực chất là giải hàm mục tiêu để đạt được hiệu ích cao nhất về
kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật v.v... hay nói cách khác người làm quy hoạch
phải giải bài toán quy hoạch tuyến tính, hay phi tuyến, nhưng ở Việt Nam việc
xác định các quan hệ này trong nghiên cứu còn ít, thông thường là gắn yếu tố chủ
quan và kinh nghiêm của mỗi người. Như vậy, hiện nay người làm quy hoạch không
thể ai ai cũng làm được, mà phải quy về một đầu mối (chuyên ngành). Hiện nay, để
giải hệ tuyến tính hay phi tuyến này là việc làm dễ dàng nhưng để xác định các
mối quan hệ giữa các yếu tố thì ta lại không tập trung đầu tư. Nói cách khác là
giá để làm quy hoạch quá ít, không tập trung cho công tác điều tra cơ bản
là cơ sở cho công tác quy hoạch. Thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của
quy hoạch, không phải bằng quy định ràng buộc mà phải đi vào các
chính sách cụ thể. Bởi vì, nếu quy hoạch sai thì xã hội phải trả giá rất lớn,
có khi phải mất hàng chục năm mới khắc phục được. Trong khi các nghiên cứu
kỹ thuật chuyên ngành nếu có sai thì cũng chỉ mang tính chất cục bộ, ảnh
hưởng đến sự phát triển không nhiều.
Các
cơ quan quy hoạch chuyên ngành không chỉ bao gồm những người cùng ngành mà phải
bao gồm các chuyên gia của các ngành khác. Bởi vì quy hoạch hiện nay là phải
giải quyết bài toán đa mục tiêu. Người nhạc trưởng phải có kiến
thức chuyên ngành, huy động các chuyên gia của các ngành khác để giải
quyết mục tiêu đề ra. Phải có chính sách đào tạo các cán bộ làm quy
hoạch, chứ không thể như hiện nay nhiều người làm quy hoạch thường là tay ngang,
chỉ qua kinh nghiệm lâu năm tích lũy rồi chuyển sang làm quy hoạch.
Nghị
quyết của Đảng muốn đi vào cuộc sống phải dựa vào "Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội". Điều quan trọng là các Luật, Nghị định, Thông tư phải
có nguồn gốc cơ bản từ quy hoạch, chứ không thể theo ý kiến chủ quan nhất thời.
Éo le là trên thế giới không có nước nào làm quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội, ngoại trừ có Việt Nam và nước bạn Lào do ta giúp bạn làm quy hoạch.
Đất nước chỉ có thể phát triển bền vững nếu Luật quy hoạch sớm được ban hành
hay nói cách khác Luật quy hoạch là đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống!
Muốn tái cấu trúc qui hoạch,kinh tế.hay gì gì đi nữa trước hết hãy tái cấu trúc "CƯƠNG LĨNH QUÁ ĐỘ TIẾN LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA" mà đại hội XI đã thông qua đi đã, vì Đảng lãnh đạo toàn diện mà, không bao giờ có qui hoạch đến năm 202O tầm nhin đến năm 2030... cứ như là dự báo thời tiết ngoài biển ấy.Dừng cho xét lại la phản động mà chính xét lại là một khoa học vì các sự vật luôn luôn đổi mới
Trả lờiXóatiến lên.
Cái kiểu dùng những từ Hán Việt trăm voi không được bát nuớc xáo là cách mà những hãng bảo hiểm ở VN hay dùng.
Trả lờiXóaĐọc xong là thấy lùng bùng
Tỉnh ra chỉ thấy số Khồng to tron (số 0 to tròn).
Làm không được, thua lỗ lớn, làm hỏng thì LÀM LẠI', cái gi mà theo Tàu : "tái cơ cấu, tái cấu trúc", mà làm lại nhưng tham nhũng nặng hơn, có kinh nghiệm hơn thì lại càng hỏng, càng lỗ. Như vậy, "tái phạm" thì có.
XóaBác Trường nhắc lại mấy cái điều trong Luật Xây dựng làm tôi nhớ lại lúc mới xem thấy nó ...buồn cười! (chắc đây là do các vị làm XDDD chắp bút)
Trả lờiXóaNhư cái lĩnh vực mà bác đang hoạt động (thủy lợi), do hiểu cái ý nghĩa "Quy hoạch thủy lợi" không đúng cho nên ở thời điểm này mấy "ông" Thủy điện nhiều lúc dở khóc dở cười (vì "nỗi lòng biết tỏ cùng ai"): gây lũ nhé; làm cạn nguồn nước nhé; làm tắc đường vận tải thủy nhé; phá rừng nhé; gây tiêu cực tới môi trường TN-XH nhé;... mà lẽ ra những vấn đề này phải do một cơ quan quản lý tài nguyên nước thống nhất quản lý từ khâu quy hoạch đến khai thác sử dụng đa ngành! - Chứ đến nay quan niệm ngành "thủy lợi" trực thuộc ngành NN&PTNT quá lạc hậu rồi, vì lượng nước mặt sử dụng cho NN đâu còn lớn nữa!
Các ngành khác cũng tương tự thôi: Như ngành GTVT chẳng hiểu kết nối kiểu gì mà sinh ra hơn 200 cái dự án cảng biển; cái ngành đường sắt thì còn kém hơn cách đây 100 năm do người Pháp để lại mà cứ tranh cãi hoài bất phân thắng bại (không biết xài ĐS kiểu gì). Ngành NN thì cứ "được mùa mất giá" lại luôn bị ngồi "chiếu dưới" trong cạnh tranh. Các ngành kinh tế thì luôn kêu gào Nhà nước bảo hộ mậu dịch...
Nghĩ mà buồn!!!
Thiết nghĩ cũng nên có Luật Quy hoạch để bức tranh toàn cảnh Thiên nhiên - Kinh tế-Xã hội Việt Nam được phác họa theo một nguyên tắc nhất quán ("bọn" thực dân Pháp tài thật!), chứ không phải là những mảnh ghép chắp vá, tùy tiện. Công việc rất khó, không vội được, nhưng thời gian cũng không dừng lại chờ đợi ai đâu.
Quy hoạch đất nước phải bắt nguồn từ điều kiện địa lý và xu thế phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, ít phụ thuộc vào chế độ chính trị.
Có học thì không có quyền,Có quyền lại không chịu học.Bằng cấp thì kẻ bán người mua như thông qua các trường giáo dục thường xuyên,Hay trung tâm KÍCH-ĐỘNG,tỉnh khánh Hòa.
Trả lờiXóaThôi dân tộc đành chịu theo số trời vậy.
Cảnh báo: Không nên ăn các món tái vì dễ nhiễm sán lãi!
Trả lờiXóaLàm việc thì chẳng bằng ai, Huênh hoang , Khoác lác thì không ai bằng !
Trả lờiXóa