Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển “lạc điệu”

* TƯ GIANG
Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu”.
Đây là nhận xét của nhiều nhà kinh tế hàng đầu đất nước tại diễn đàn tổng kết 30 năm Đổi mới giai đoạn 1986 – 2015 được tổ chức hôm nay, ngày 19-11, tại Hà Nội.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đơn vị phối hợp với các cơ quan khác tổ chức sự kiện này, phải “rào trước” rằng diễn đàn nhằm hưởng ứng tinh thần Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2015 nhằm tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam so sánh với phần còn lại của thế giới.
Phát triển lạc điệu
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.”
“Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” ông nói.
“Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,” ông nói tiếp.
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung thêm: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”
Theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,… như “vòng kim cô” ghì chặt sự phát triển của đất nước.
Tụt hậu ngày càng xa
Theo nghiên cứu của ông Thiên, dù có những thành tựu đáng tự hào và đáng ngưỡng mộ trong suốt ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn bỏ lại phía sau và khoảng cách ngày càng nới rộng. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau trên các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.
Chẳng hạn, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng nhỏ so với Trung Quốc. Tại thời điểm khởi động đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam (tính theo giá cố định năm 2005) tương đương với 4,1% con số của Trung Quốc, tức 1/25. Nhưng tỷ lệ này không ngừng giảm xuống, đến 2013 chỉ còn 1,9%.
Tính theo sức mua tương đương PPP, vị thế của Việt Nam vẫn không mấy thay đổi, thậm chí mức độ thịnh vượng tương đối của người Việt Nam đang nhanh chóng giảm đi so với người Trung Quốc.
Ông đặt vấn đề, vậy đến 2035, tức sau hai thập niên kể từ bây giờ và 50 năm sau Đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?
Các dữ liệu được phân tích của ông Thiên chỉ ra rằng, đến 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc ở thời điểm 2011, và chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011.
Nói cách khác, sau 30 năm đổi mới, dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước.
“Nếu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện này sẽ chẳng có gì thay đổi,” ông cảnh báo.
Nhận xét về tình thế Việt Nam của ông Thiên tương đồng với một bài phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái. Ông Thái trích dẫn một loạt các chỉ tiêu so sánh quốc tế:
Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học nào được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng.
Về bằng sáng chế, theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
Về ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
Về thu nhập tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng 123/182 quốc gia, có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
Về tham nhũng, theo Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
Về chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Đi tìm nguyên nhân
Theo nghiên cứu của ông Thái, năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.
Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần.
Ông Thái phân tích, điều đó cũng có nghĩa là “sức mạnh kinh tế” của quốc gia không được cải thiện dù dân số đã tăng nhanh gần hai lần. Đó là chưa kể đến các khía cạnh tụt hậu về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, thể chế…còn khó khăn không nhỏ khi thế giới ngày càng hội nhập sâu, nguồn cân đối tài chính lại có hạn.
Nguyên nhân chính, theo tiến sĩ Thái, của tình trạng hiện nay của quốc gia là do tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung của thế giới.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Trần Đình Thiên, chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, giá cả và tiến triển trên đường hội nhập quốc tế. Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói…
Tuy nhiên, ông cho rằng, thế giới luôn vận động theo quy luật đào thải khắc nghiệt.
"Hơn 40 mươi năm sau khi thống nhất đất nước và bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế, sự phức tạp của kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây đang đưa Việt Nam rơi vào một hoàn cảnh mà sự tồn vong của dân tộc ở vào thế hiểm nguy hơn bao hết," ông cảnh báo.
“Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì,” ông Thiên nhận xét.
Ông Thiên cho rằng, Việt Nam đã thành công nhờ đột phá trong cải cách năm 1986. Trước một bối cảnh đầy thách thức, nhưng cũng rất nhiều cơ hội mà thời cuộc hiện đang đặt ra cho Việt Nam, việc lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn trong điều kiện liên tục đổi mới, sáng tạo là đòi hỏi bắt buộc.

T.G/KTSGO
------------

37 nhận xét:

  1. Những người từ trong rừng ra
    vừa ăn vừa phá Nước Nhà tan hoang
    Dân tình khắp xứ hoang mang
    trời ơi trời hỡi thiên đàng nơi mô?
    Trời rằng ta cũng rất lo
    phá xong dưới đó, họ bò lên đây
    thì thiên đường cũng bấy nhầy như tương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.
      Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách chậm phát triển đã lên gấp 2 lần.

      Xóa
    2. Năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.
      Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách chậm phát triển đã lên gấp 2 lần.
      Thế này mà TT NT Dũng cứ luôn miệng khen là VN đang có những bước phát triển nhanh so với các nước Asean.

      Xóa
    3. Hãy nghe TT NTD nói trên quốc hội như học sinh cấp 1 đọc bài:
      "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế".
      Trình độ lớp 6 rùng như TT này mà cho làm TT điều hành về kinh tế thì Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển lạc điệu là đúng quá rồi!
      Tụt hậu như vây nhưng cả một lũ BCT, Ban CHTW CSVN vẫn phải tự sờ dái vuốt cu mình mà khen rằng ta vẩn phát triển um tùm lắm. VN vẫn phát triển theo quy luật kinh tế thị trường định hướng XHCN!
      Nó giống như truyện cổ Andexen: nhà vua cởi truồng nhưng không ai dám chê là vua cởi truồng.

      Xóa
    4. Sau năm 1975, miền Nam lúc đó đã có nền kinh tế TBCN khá tốt, đã có nhà máy sản xuất lắp ráp tivi, xe La Dalat... với tỷ lệ nội địa hóa trên 40% (tỷ lệ này cho đến bây giờ VN vẫn chưa đạt được) đến nỗi ông Lê Duẩn phải thốt lên là sau 5 năm nữa, mỗi gia đình ơ thành thị VN sẽ có 1 tivi, 1 tủ lạnh.
      Thế mà dưới sự điều hành của ông này, nhất là tên Đỗ Mười, đã phá tan hoang nền kinh tế này chỉ sau 3 năm, miền Nam và cả miền Bắc đã lâm vào cảnh thiếu đói và toàn bộ nền kinh tế TBCN của miền Nam bị xóa sổ.
      Tên Đỗ Mười là tên CS ngu dốt nhất, chính tay hắn đã xóa sổ kinh tế tư sản ở Hà Nội sau năm 1955 và kinh tế miền Nam sau năm 1975.
      Tên này lẽ ra phải bị lên án nhưng hình như dư luận luôn bỏ qua tên này và hắn vẫn còn phá với tư cách đi Hội đàm Thành đô với TQ!
      Khi nền kinh tế VN bị điều hành bởi những tên vô học như Đỗ Mười, NT Dũng thí VN còn bị chậm phát triển là điều hiển nhiên. Nếu tên NTD không phá kinh tế VN với những vụ như Vinashin, Vinalines, Bauxite Tây Nguyên... làm VN thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng thì có lẽ VN sẽ có thể phát triển được một ít.
      Nhưng dưới triều NTD, các chỉ số tham nhũng và tụt hậu càng ngày càng phát, cách đây 20 năm, VN còn có GDP bình quân thua các nước trung bình là 2000 USD, còn bây giò thì tuy đã có GDP trên 2000 USD nhưng các nước trung bình đã có GDP trên 10.000 USD.
      Thế mà tên NTD luôn vỗ ngực xưng xưng là VN đang phát triển mạnh với GDP trên 2000 USD.
      Ngân hàng thế giới WB đã có con số tính toán rất chính xác: Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.
      Xem: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/viet-nam-mat-51-nam-moi-theo-kip-indonesia-2695887.html
      ĐÂY LÀ MỘT CÁI TÁT NẢY LỬA VÀO MẶT TÊN NT DŨNG VÀ ĐỒNG BỌN CSVN!!!

      Xóa
    5. Bà nội tôi nói năm 1961, ở miền Bắc, lương khởi điềm của kỹ sư hay người mới tốt nghiệp đại học ra là 63 đồng, trong khi 1 lạng vàng là 200 đồng (bằng khoảng 30% lạng vàng).
      Còn bây giờ, sau 55 năm XHCN, lương kỹ sư mới ra trường là 3 - 5 triệu đồng, 1 lạng vàng là 35 triệu đồng, (bằng khoảng 10 - 12%).
      Như vậy, chỉ xét về lương thôi thì CSVN sau 55 năm lãnh đạo đã kéo đồng lương của người dân xuống thấp gấp 3 lần so với trước.
      Cần phải biết là năm 1961, miền Bắc vẫn chưa bị ảnh hưởng lắm của kinh tế XHCN, nhà nước vẫn chưa mang màu sắc kinh tế XHCN, vẫn phải để cho nhân dân tự do làm ăn.
      Thế mới biết là sức mạnh tàn phá kinh tế của CSVN là như thế nào?

      Xóa
    6. Quốc hội Việt cộng đang họp phiên cuối cùng trước khi rã đám. Giữa lúc Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng ngoác miệng tự hào trước cơ quan bù nhìn này rằng mức tăng trưởng GDP năm 2015 đạt trên 6,5% và nợ công vẫn dưới mức cho phép 65% GDP; giữa lúc chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng (kẻ chuyên vẽ ra những dự phóng điên rồ nhất như xây dựng đường xe lửa cao tốc, phục hồi Vinashin lụn bại…) phát biểu đầy say sưa và “tâm huyết” về những việc mà Chính phủ sẽ làm để xây dựng nông thôn, chăm lo cho dân tình, thì Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội bật mí rằng Ngân sách Trung ương trên thực tế chỉ còn vỏn vẹn 45.000 tỷ VNĐ. Chưa nói đến chuyện trả nợ, số tiền bèo bọt này không biết phải làm gì, đang khi cần phải chi rất nhiều khoản đầu tư, xây dựng cơ bản khắp cả nước. Trước đó trong phiên họp tổ sáng 22-10, ông Bùi Quang Vinh cho biết Bộ Tài chính đã hí hửng báo cáo thu ngân sách nhà nước năm 2016 sẽ tăng 60.750 tỉ đồng so với dự toán năm 2015. Phần tăng này –theo ông- chỉ đúng về mặt nghiệp vụ, lý do là Bộ ấy đã cộng vào đó những khoản mà các năm trước không cộng vào như vốn viện trợ phát triển ODA, tiền giao đất và tiền thu từ xổ số kiến thiết. Trên thực tế, tất cả những khoản cộng thêm này, ngân sách TW không được phép sử dụng! Một kiểu trấn an giả tạo, như kiểu trấn an của Nguyễn Tấn Dũng nói trên, vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra con số nợ công hiện tại là 66,4% GDP, vượt qua mức 65% mà Ngân hàng Thế giới công bố cũng như vượt mức cho phép của Quốc hội. (Theo đồng hồ ghi chỉ số nợ công của The Economist, nợ công của VN đang ở mức 92,6 tỷ USD, tức mỗi người Việt phải gánh khoảng 1.016 USD, tức gần 23 triệu đồng nợ).

      Xóa
    7. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhận định rằng do các bộ chủ quản nên các tập đoàn làm ăn thua lỗ, thành ra ông bỏ chế độ bộ chủ quản để tiến lên mức thủ tướng quản. 10 năm qua các tập đoàn kinh tế dưới sự quản lý của ông làm ăn bê bết hơn, lỗ nhiều hơn, đang có nguy cơ phá sản, khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Trong số 108 tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước được coi là mũi nhọn chủ đạo thì có thông tin cho biết một nửa mắc nợ đầm đìa, tiêu biểu như Vinashin, Vinalines hay các tập đoàn đang ở trên đầu, trên cổ nhân dân như Tập đoàn điện lực VN cũng nợ tới 143 ngàn tỷ, mặc dầu được tăng giá điện. Nguyên nhân chính là những đứa con cưng độc quyền này chỉ biết tham nhũng

      Xóa
    8. Đây là sự mù quáng và ngông cuồng mà chưa một triều đại nào trong Việt sử đã mắc phải. Dù có bất tài và tàn ác đến đâu, những vua chúa và quan lại phong kiến bao giờ cũng nghĩ đến tiền đồ dân tộc, sinh mệnh giống nòi. Chỉ có Cộng sản là loài vô tổ quốc, vô đồng bào, vô dân tộc mới thản nhiên trước cảnh khổ của con Hồng cháu Lạc để chỉ lo cho cái ghế và bị bạc của chúng.

      Xóa
    9. Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua".

      Xóa
  2. Thể chế chính trị quyết định toàn bộ con đường phát triển của 1 xã hội. Muốn phát triển tốt phải coi trí tuệ hàng đầu, nhưng ở Việt Nam ta muốn trở thành lãnh đạo thì phải; 1 hậu duệ; 2 quan hệ; 3 tiền tệ; 4 trí tuệ thế đấy các vị xem......

    Trả lờiXóa
  3. Thế nào là "lạc điệu" ? Người ta là "kinh tế thị trường" thì không có định hướng chi chi gì cả , đây suốt ngày sợ lo "chệch hướng" nên chỉ mỗi từ "định hướng hay không" đã cãi nhau hơn 30 năm , đến nay vẫn còn tranh cãi (theo lời ông Vũ Khoan). Doanh nghiệp NN thì cũng là DN nên phải bình đẳng trên mọi phương diện với DN tư nhân . Đây vì DNNN là thuộc Bộ chủ quản la sân sau của bộ nên được ưu ái nhiều trong các mối quan hệ. Nhưng chưa bao giờ có bất kỳ DNNN nào làm ăn thực sự có lãi , nếu có chắc chắn đã có "nắn" số liệu . NN luôn can thiệp rất sâu và nhiều khi thô bạo vào các quan hệ kinh tế , ...đó chính là "lạc điệu" ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không "định hướng XHCN" thì sao tự do tăng giá điện-nước-Xăng-dầu.... một mình VN một giá cao ngất ngưởng được?
      Nếu không "định hướng XHCN" thì sao có chỗ mà bơm tiền ngân sách vào rồi rút được tiền từ các doanh nghiệp nhà nước ra mà chia nhau?
      Nếu không "định hướng XHCN" thì không có lý do gì để cướp đất hợp pháp, cắt đất đai biển đảo "hợp pháp"?
      "ĐỊNH HƯỚNG..." CỦA ĐẢNG CSVN THỰC CHẤT LÀ CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO cốt nhằm duy trì quyền lực, quyền lợi bất chính của những kẻ cầm đầu đảng csVN.

      Xóa
  4. đã cảnh báo trước , chẳng có gì lạ, khi bạn cứ tự hào quang vinh muôn năm, bạn cứ bắt hàng triệu sinh viên học cái môn mác lê thì chỉ là lãng phí và đừng mong vào top 800 đại học thế giới

    Trả lờiXóa
  5. Thượng bất lực, hạ bất thực!

    Trả lờiXóa
  6. Phải lùi nhanh, lùi mạnh lùi vững chắc hơn nữa để hơn một thế kỷ nữa chúng ta có thể tự hào tuyên bố rằng đảng cộng sản VN đã đưa dân tộc về thời đại đồ đá.

    Trả lờiXóa
  7. Mấy ông Tiến Sĩ nói chuyện cao siêu nghe muốn nhức đầu , nói lòng vòng hiểu không tới luôn .
    Dân đen dốt , ít học nên nói ra là hiểu liền :
    Nguyên nhân tất cã là do nước ta theo CNCS .
    Thế thôi , từ cái chủ nghĩa kinh dị đó mà tất cã các tệ nạn phát sinh ra . Bây giờ muốn đất nước tốt ra thì bắt chước điều mà người ta đã làm từ 1/4 thế kỹ trước , dẹp mẹ nó đi , là con rồng bay bổng liền . Có gì bí ẩn , khó khăn , mà phải bàn cải hoài cho tới cuối thế kỹ cũng chưa tìm ra cách sữa chữa hoàn thiện hơn .
    Toàn là Tiến Sĩ , bàn hoài , ngày càng có nhiều Tiến Sĩ gia nhập thêm để bàn cải , mà bàn hoài tới cuối thế kỹ cũng chưa xong . Trong khi dân cày ruộng chỉ nói có vài chử ngắn gọn : Quăng sọt rác , thế là đã đủ , đã xong đáp số .
    Năm 86 có đói moi , cuộc sống có dể chịu chút ít , nhưng để có xe chạy chật đường như ngày nay là do làm ăn với tụi tư bản dãy chết , nếu không chơi với họ , không biết bây giờ VN có bằng Bắc Hàn hay không nữa .

    Còn nữa , mấy ông Tiến Sĩ khi nói tụt hậu , chỉ lấy kinh thế ra bàn . Còn nhiều mặt khác trong đời sống xã hội , văn hoá bị tụt hậu kinh khiếp hơn kinh thế nhiều .
    Văn hoá suy đồi , về sau sữa chửa lại , cần tới gấp 10 lần lâu hơn sự tiến bộ về kinh tế . Như não trạng làm ăn chụp giật , làm giã dối học theo kiểu Tàu , thì phải mất rất lâu mới gột rữa đi được .
    Tới năm 2035 có ai dám chắc hai chử VN còn hay không mà nói tiến bộ hay không tiến bộ .

    Trả lờiXóa
  8. Mấy năm gần đây diễn biến lệ thuộc TQ tăng nhanh và hình ảnh đi dần đến sự sáp nhập VN vào TQ , thấy càng lúc càng đi nhanh hơn và rõ rệt hơn .
    Dân VN đang lo lắng đến ngộp thở : không biết kinh tế TQ và VN có sụp đổ nhanh trước khi VN sáp nhập vào TQ năm 2020 hay không .
    Không chỉ dân TQ , cũng không chỉ có thêm dân VN mong kinh tế TQ sụp đổ , để VN bắt chước theo , mà đa số dân trên thế giới cũng cầu chúc cho vài móng lèo tèo , TQ , VN sụp luôn cho xong chuyện CS .
    Bây giờ mà nói 2 chử sáp nhập , chắc có tới 99,99 % dân VN không màng để ý tới , cứ nghĩ đó là chuyện hoang đường .
    Nhưng nên nhớ , chính quốc hội , cơ quan cao nhất của 1 nước lại không dám đem chuyện Thành Đô ra bàn .

    Trả lờiXóa
  9. Tại sao đất nước cứ nghèo mãi !!!!

    Trong bài tiểu luận nẩy lửa “Đảng Cộng sản và dân chủ ở Việt Nam” Trần Độ đã vạch trần sự thật: “Đảng cộng sản lãnh đạo đã tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, làm ăn giả dối, bằng cấp giả dối, đến gia đình cúng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối”.

    Giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, đại biểu Quốc hội thì nêu một phương trình rất ấn tượng: “Nước ta có một thứ toán học kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm…. Đó là bệnh thành tích dối trá đã trở thành “đạo lý” để thăng quan tiến chức của Nhà nước này”.

    Bắt chước Nguyễn Ái Quốc, ông vẽ bức tranh ai oán minh họa cho tờ Le Paria ngày nào: “Ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng lại phải cõng trên lưng hai người rất béo, rất khoẻ và ông nào cũng đòi lãnh đạo”.
    Thật vậy, chỉ có những trí thức đích thực có tâm và có tầm mới thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân Việt Nam ngày nay đang phải một cổ hai tròng, nuôi một đội ngũ công chức rất đông đảo không chỉ của chính quyền cồng kềnh mà còn của Đảng đồ sộ. Những kẻ chức quyền không chỉ lương to bổng hậu mà còn tham nhũng vô độ. Vây quanh Đảng là đủ các hội, các đoàn: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn, mặt trận, ban dân vận…"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân nói về phương trình toán học mà Giáo sư Phan đình Diệu dành để diễn tả ngắn gọn cái XH XHCN của VN : "tổng các số dương là một số âm" tôi xin chép ra đây mấy con số ấn tượng như sau:
      1- 90% là bộ phận nhỏ.
      2- 99% là bộ phận không nhỏ.
      3- 1% là số công chức không đạt tiêu chí công chức XHCN.
      4- 3% là số công chức phải bỏ tiền mua dâm.
      5- 0% là số công chức có dấu hiệu tham ô, tham nhũng của Hà Nội.
      ...

      Xóa
  10. Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn ở đẳng cấp thấp. Campuchia và Lào đã vượt mặt.

    Mặc dù thừa nhận kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng các đại biểu tham dự diễn đàn “Tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (VN)” do Viện Kinh tế VN tổ chức ngày 19-11 đều chung nhận định: Kinh tế VN vẫn tụt hậu, đang ở đẳng cấp thấp.

    Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ, Việt Nam xuất khẩu làm thuê

    Dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên tổng kết: “Hiện nay Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ sang VN, còn VN chủ yếu xuất khẩu lao động làm thuê sang Hàn Quốc. Đây là một hình ảnh đáng giá để nói về sự tụt hậu của VN 30 năm qua”.

    Theo ông Thiên, 30 năm, Hàn Quốc thay đổi chân dung quốc gia rất nhanh, còn VN vẫn là hình ảnh quốc gia xuất khẩu lao động. Dẫn lời GS Trần Văn Thọ, ông Thiên cho rằng: “Dù xuất khẩu đẳng cấp thấp nhưng vẫn đang được nhiều người coi là thành công, song nếu cứ tiếp tục định hướng này thì VN sẽ là quốc gia đi làm thuê cho toàn thế giới”.

    Trả lờiXóa
  11. Hôm nay báo Tuổi trẻ có bài mang tựa giật gân về Hà Nội http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151120/kiem-tra-noi-bo-ha-noi-khong-thay-ai-tham-nhung/1006303.html
    Bất kì quốc gia có thể chế, tổ chức pháp luật vận hành như thế nào thì con người vẫn phải luôn là đối tượng đứng ra gánh trách nhiệm. Đó là công việc của người làm trong chính phủ, của người làm chính trị, của người đứng đầu các tổ chức lẫn các tập đoàn, doanh nghiệp. Ra quyết định khó và nhận trách nhiệm, là hai bổn phận và cũng là hai tiêu chí đánh giá đạo đức con người lẫn đạo đức nghề nghiệp.
    Hãy đọc bài báo và phải hiểu các cơ quan hoạt động tại Hà Nội là tập hợp tất cả những con người trưởng thành, có bằng cấp nhưng không sửa đổi lỗi cơ chế, lỗi vận hành, đồng thời cũng không đứng ra nhận trách nhiệm cho việc này. Chúng ta cũng không thể thấy họ cúi gập người xin lỗi như người Hàn hay người Nhật. Chúng ta cũng không cần họ leo lên núi nhảy xuống vì hối lỗi và tạ lỗi trước quốc dân. Đơn giản là nhận trách nhiệm, từ chức để chỉ ra chỗ hỏng để đảm bảo người sau thay quyền không có, không được quyền để chỗ hỏng đó diễn ra. Đó là cách con người tiến hóa.
    Hà Nội không chịu tiến hóa. Càng có kinh nghiệm tổ chức của họ sẽ càng lùn xuống, càng xấu xí. Vì cơ bản không ai nhận trách nhiệm thì không có chỗ hỏng nào được sửa chữa. Nơi đó sẽ tiếp tục đào tạo ra những kẻ mà nhân phẩm không đáng tin cậy, càng trưởng thành càng chui sâu xuống bùn lầy.
    Các bác có thể hiểu tại sao VN tụt hậu. Một kẻ giết người không bị săn, không bị bắt, không bị trừng trị thì hắn sẽ không ngừng chém giết. Đơn giản vậy thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên giải tán ban Nội chính đi vì " không thấy ai tham nhũng"!

      Xóa
  12. Bài viết rất đúng và khách quan. VN đã và đang tăng trưởng âm
    Chính trị thì nô lệ, kinh tế thì tụt hậu, bóp ngẹt dân chủ, môi trường bị tàn phá ô nhiễm, suy thoái về đạo đức, tầng lớp tinh hoa bị bạc đãi, Quan lại thì hách dịch coi tham nhũng, mua quan bán chức là lẽ sống ...
    Hỏi ĐCS VN lấy ở đâu có tiến bộ lợi ích dân sinh và văn minh lịch sự?

    Trả lờiXóa
  13. Đây mới là bức tranh thực nền kinh tế Việt nam, bức tranh XH còn tệ hại hơn nhiều. Ấy vậy mà "Đảng ta" cứ luôn tự sướng thế mới lạ đời (!!!).

    Trả lờiXóa
  14. Đã thực sự tụt hậu " rổi ư?! Thôi kệ, còn mấy tháng nữa hạ cánh rồi. Giao khóa sau là xong!

    Trả lờiXóa
  15. Các vị nhận xét đúng cả, nhưng toàn là các vị "quan hoạn" (Gà Sống Thiến Sót) hoặc là hội viên hội "ACC" (Ăn Chờ Chết), còn đâu cái "quyền" bỏ phiếu ở ĐH Đảng sắp tới. (Mà ai dại gì lại đi bỏ phiếu chống những cái khái niệm rất chi là ...vô vi, chẳng ...liên quan gì đến ... sổ lương hưu của mình).
    Vậy thì cái cảnh "lạc điệu" sẽ còn tiếp diễn dài dài!

    Trả lờiXóa
  16. Lãnh đạo VN tự dựng lên rào cản kinh tế nhưng lại nói " đầy thách thức " . Cơ hội cũng có rất nhiều nhưng cơ hội nó không ngồi chờ thằng đại lãn chờ sung . Chiến lược phát triển thì cũng có gì mà phải " lựa chọn " ? con đường mà cả thế giới đang đi thì ta cứ đi theo là cũng " sáng tạo " lắm rồi ! CNCS là hòn đá tảng đang đè nặng kinh tế VN , tất cả chung sức đạp nó xuống vực là xong ! Nó ( CNCS ) là nguyên nhân của tất cả : Kinh tế tụt hậu , tham nhũng , xài tiền vô tội vạ , đạo đức XH xuống cấp , quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng , vấn đề chủ quyền quốc gia bế tắc vì ý thức hệ . CS hay không CS mới chính là thách thức lớn nhất của người VN . Lựa chọn này đòi hỏi bắt buộc phải sáng tạo !!!

    Trả lờiXóa
  17. Bài báo này suy thoái nặng.
    Nhìn xem, nước Nhật như thế nào mà đến tận bây giờ vẫn không tự túc được "rơm" cho trâu bò ăn mà phải nhập từ VN trong khi chúng ta đã chế tạo thành công ở quy mô ... nông nghiệp.
    Rõ ràng dưới sự lãnh đạo vô cùng tài tình, cực kỳ sáng suốt của đcs thì không thề nào có chuyện "Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển “lạc điệu”".

    Trả lờiXóa
  18. Hiểu biết chút ítlúc 10:54 21 tháng 11, 2015

    Tác giả đưa ra một VẤN ĐỀ RẤT LỚN, nhưng tác giả lại giới hạn nội dung trong lời phát biểu của NHỮNG CON NGƯỜI RẤT NHỎ & QUYỀN LỰC KHÔNG CÓ, chưa nói rằng có thể chính họ KHÔNG DÁM NÓI THẬT LÒNG MÌNH.

    Ngược lại, những NGƯỜI NGỒI Ở NHỮNG VỊ TRÍ RẤT LỚN, KHÔNG HIỂU BIẾT GÌ LẠI QUYẾT ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CỰC LỚN MÀ KHÔNG CẦN SUY NGHĨ.

    Vị dụ Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, một trong TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH đã từng chém gió PHẢI XÂY ĐƯỜNG SẮT BẮC NAM, PHẢI XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ ..v..v..

    Chức vụ của ông to thật, nhưng tiền ở đâu ra làm việc đó? Ông không cần biết.
    Làm việc đó gây nên nguy hại gì? Ông càng không cần biết.

    Đó là chuyện nhà nước ở cấp quốc gia.
    Chuyện nhỏ hơn ở cấp địa phương:
    Tỉnh Sơn La nghèo khó, người dân không đủ ăn đủ mặc... nhưng ông Bí thư tỉnh ủy và ông Chủ tịch vẫn quyết tâm xây tượng đài cụ Hồ 1400 tỷ VNĐ. Tin đó tung ra như tiếng sét, khiến nhiều tỉnh khác đồng loạt đòi làm theo.
    Các ông đó có biết người dân đang bị đòi khát rách rưới, nhìn thấy cảnh đó họ nghĩ gì không?

    Trả lờiXóa
  19. Nhưng bọn ăn cắp đang "lên" về số của cải bất minh!

    Trả lờiXóa
  20. đang dùng thuyết âm mưu bỏ sử Việt Nam, hoặc chí ít hạ thấp môn sử ( không còn tên gọi) chỉ còn lịch sử Đảng ở đại học cao đẳng, thì ngày về với " khát vọng đoàn tụ " với TC là đến gần lắm rồi, trong môn sử cứ nhắc đến quân Hán xâm lược, nhắc đến Trần hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê lợi, bọn bán nước khó chịu lắm

    Trả lờiXóa
  21. Các quan chức khi đã lên chức mức độ nào đó thì đã không còn lo cho nước, bảo vệ lợi ích dân tộc mà là bắt đầu thủ vững để bò lên cao hơn, thu được lợi ích nhiều hơn, nuôi gia tộc, nuôi thân binh, bên dưới thân binh còn có tay chân ăn cơm, ... Ngàn năm nay nó đã vậy và bây giờ vẫn cứ như vậy.
    Hô toàn dân mà không đủ dân chủ thì không có toàn dân cũng càng không có dân chủ. Tệ hơn nữa mấy ông làm chính trị lại nghĩ đối xử với dân thì có thể hồi đầu mà mặc kệ nhân quả, trách nhiệm, đạo đức. VN không còn rừng vàng biển bạc, nhân lực Việt thì không còn mặn mà quan trường nên cho dù họ có phản đổi với thái tử đỏ cỡ nào cũng không có người nhảy vào gánh vác dùm đâu. Âu cũng là cái quang gánh của nhà ông thì con ông gánh đi. Đây không phải cái thời Lưu Bị hay Nguyễn Huệ đi mới sĩ cứu loạn thế.

    Trả lờiXóa
  22. Hàn quốc xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao và ông chủ

    Còn nước cộng hào xã hội chủ nghĩa VN dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng cs VN thì xuất xuất "cơ bắp" , osin và nữ tú để làm vợ người . Để rồi những osin và cơ bắp lại mang đô la về nuôi bộ máy "nhàn vi cư bắt thiện" cồng kềnh của đảng !!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  23. 3X nói như Vịt Hát: rước câu hỏi của các đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), Lê Như Tiến (Quảng Trị), Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) và đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) chất vấn đề nghị Thủ tướng nói rõ “nội hàm” kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được đề cập toàn diện trong Cương lĩnh, Hiến pháp, nhiều Nghị quyết của Đảng và trong dự thảo Báo cáo Chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội lần thứ XII của Đảng.
    Thằng cha này hồi này thuộc bài lắm, đến mỗi cuộc họp hắn đều có sẵn bài do mấy tay thư ký vi

    Trả lờiXóa
  24. VD: nhà bạn phát triển (mua thêm) 1 xe SH giá 50 triệu. Nhưng bạn lại cố tình giấu nhẹm việc bạn phải vay tín dụng nóng 150 triệu. Sau đó bạn vênh váo, gù gù, mặt gian xảo, cưỡi xe SH đi bia bọt. Thế thì bạn là "con tin" rồi! Bạn là đi xuống, bán nhà trả nợ, thuê nhà đợi chết...

    Trả lờiXóa