Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Không quản lý được giá thuốc là 'gián tiếp giết người'

"Ăn cả vào mạng sống mong manh 
của dân nghèo"


Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nêu thực trạng này khi cho ý kiến về dự thảo Luật dược tại nghị trường chiều qua (20/11).
Rườm rà, chưa rõ trách nhiệm
Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Quảng Trị) đóng góp ý kiến về thời hạn cấp giấy chứng chỉ hành nghề trong dự thảo Luật đưa ra là 5 năm, với quan điểm nếu có vi phạm, khuyết điểm thì  phải thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động. Còn hoạt động tốt thì cứ thế mà hoạt động. Việc thu đổi, cấp mới sau 5 năm sẽ sinh ra những thủ tục hành chính rườm rà.
"Tôi cho rằng không nên cấp giấy chứng chỉ 5 năm mà chỉ nên cấp một lần và cấp giấy không thời hạn. Nhưng có vấn đề thì thu hồi và cảnh báo, thậm chí phạt nặng. Khi mà họ đang sống, chưa khai tử thì làm sao lại cứ 5 năm khai sinh một lần.
Ta tiệm cận với tiên tiến của thế giới chứ không nên gây ra cơ chế xin cho và làm thủ tục hành chính chỉ  có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước chứ lại có hại cho doanh nghiệp, người hành nghề", ông Tiến nêu quan điểm.
Về quản lý nhà nước về giá thuốc, Đại biểu Lê Như Tiến nhấn mạnh, cần có biện pháp quản lý thật mạnh vì có thực trạng ngay tại Hà Nội, hai cửa hàng dược cạnh nhau, nhưng có thể bán giá chênh lệch 3- 4 lần vì không ai quản lý, không ai siết lại.
Ông Tiến chỉ rõ: "Giá bán với giá trị thuốc phải tương thích với nhau. Giá trị chỉ có 1 mà giá thuốc 10 lần thì không được. Đặc biệt, với thuốc nhập khẩu đang có thực tế là các nhà thuốc tăng vô tội vạ. Đó chính là cái làm cho người dân rất bức xúc.
Anh đánh cả vào, ăn cả vào sinh mạng sống chết của người dân. Chỉ cần tăng giá thuốc, người nghèo không có tiền mua thuốc thì mong manh sinh tử của họ rất nhiều.
Cần có chương đầy đặn, ghi rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, các sở, phòng y tế, đặc biệt y đức của người làm ngành y, dược. Có y đức phải có dược đức vì đó là đạo đức của người làm ngành dược, bán thuốc".
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (đoàn Hà Nội) đánh giá cao nỗ lực của ban soạn thảo dự án Luật dược (sửa đổi), đồng thời cũng bày tỏ sự lo ngại về quản lý giá thuốc.
            “Trách nhiệm, nguyên tắc được quy định rõ nhưng biện pháp quản lý mới chỉ thể hiên ở việc đấu thầu. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành dự thảo nghị định kèm theo để những lần góp ý tới thấy được quản lý gía thuốc là như thế nào? giá thuốc phải kèm theo chất lượng, tức tiền nào của ấy, giữa chất lượng và giá phải tương đồng và phù hợp với điều trị bệnh”, bà Nhi cho biết.

Trung Quốc tử hình Cục trưởng dược, Việt Nam thì sao?
Đề cập tới tình trạng nhiều nhà thuốc hoạt động bằng giấy phép đi thuê của người khác, Đại biểu Vũ Công Tiến (đoàn Bình Dương) đặt vấn đề: "Người dân có nhu cầu khi mua thuốc không mặc cả, trong khi chất lượng thuốc có nhiều loại nhưng quản lý của chúng ta đang có tình trạng thuê bằng để mở cửa hàng bán thuốc mà người bán hàng đó lại không có trình độ. Như vậy thuốc có đảm bảo không?".
Đồng quan điểm, Đại biểu Phạm Xuân Thăng (đoàn Hải Dương) đưa ra dẫn chứng: "Ví dụ như ở tỉnh Hải Dương có hơn 600 cửa hàng thuốc trong khi chỉ có 2 thanh tra dược. 2 người này đi cả năm mới chỉ đi kiểm tra hết được một nửa, vì vậy cần thêm thanh tra mới quản lý hết được".
Chỉ ra nhiều cửa hàng bán thuốc mượn bằng để bán thuốc, người bán thuốc không có trình độ chuyên môn diễn ra khá phổ biến Đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) đề nghị: "Cần bổ sung hướng dẫn nghiệp vụ, cấp chứng nhận đào tạo trong hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề".
Cũng theo bà Minh, thực tế người dân mua nhiều loại thuốc không cần có đơn của bác sĩ, đến khi xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe thì quy trách nhiệm thế nào? Do vậy cần bổ sung trách nhiệm của bán thuốc theo đơn. Đồng thời  nghiên cứu bổ sung phát triển thuốc Nam, thuốc cổ truyền vào danh mục thuốc để BHYT cũng thanh toán được vì chúng ta đang có cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
Nhận định sản phẩm dược đến tay người dân đội nhiều chi phí khiến giá thuốc tăng cao, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, vấn đề đặt ra là quyền phân phối các hãng dược phẩm nước ngoài. Các công ty nước ngoài đã phân phối trực tiếp, các công ty Việt Nam ngồi đó hưởng chi phí. Do đó cần có quyết sách để quyền lợi người dân là trên hết, không để lợi ích nhóm.
Theo bà Lan, trong chính sách phát triển công nghiệp dược nước ta có nhiều tồn tại thiếu định hướng quan tâm nên thị trường tự phát triển, sản xuất dư thừa nhưng sản phẩm trùng lắp. Kinh doanh có quá nhiều tầng nấc làm cho thị trường hỗn loạn, vì vậy Nhà nước cần có chính sách cụ thể.
"Về thuốc giả Trung Quốc đã tử hình Cục trưởng cục quản lý dược, còn ở Việt Nam các vụ án bị chìm vào quên lãng cho nên phải có hình phạt đủ sức răn đe", bà Lan bày tỏ.
Trong khi đó, dưới góc nhìn của Đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) thì giá thuốc ở Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới bị chênh lệch rất nhiều.
"Qua quan sát, tôi thấy cứ ra cửa hàng thuốc không ai mặc cả. Người bệnh dù nghèo dù giàu cứ giá nào phải mua thế ấy. Đó là chuyện nguy hiểm", bà An nói. 
Đại biểu Bùi Thị An cũng đề cập đến chất lượng thuốc đông y, nguyên liệu dược nhập từ Trung Quốc "nhập nhằng" về chất lượng; phát triển ngành đông dược manh mún... và đề xuất Luật dược (sửa đổi) lần này phải đưa ra được những điều chỉnh để quản lý những vấn đề trên thật tốt.
Ngọc Quang/GDVN
-----------

3 nhận xét:

  1. Bộ y tế do mặt ngựa nắm đây mà.

    Trả lờiXóa
  2. Giá thuốc, giá sữa chỉ mới là mặt giá. Chất lượng còn là một vấn đề ám ảnh. Bây giờ ra chợ thực phẩm, nhìn tiền trong tay và tính phải ăn thế nào là một bài toán lớn hàng ngày, hàng tuần. Nhà thì có gia đình ở tỉnh tự trồng, tự nuôi gửi lên, nhà thì trồng trọt trước nhà, trên mái nhà, trên sân thượng hoặc đơn giản trồng ngay bệ cửa sổ. Lại nghe tin đồng bằng sông Cửu Long bị xâm mặn 70 km và dư đoán 100 năm nữa sẽ mất hẳn cả đồng bằng với tốc độ xâm mặn hiện tại.
    Cái gì làm chúng ta sợ nhất, sự thật. Mà ở mặt này khoa học, công cụ khoa học mới là nơi ta có thể tìm câu trả lời thật sự, không lãng tránh.
    Chính phủ nước này sợ hãi, lãnh tránh quá khứ, hiện tại lẫn tương lai còn dân chúng thì làm lơ chính phủ, cả hai chia sẻ khoảng lợi ích chung ngày nào còn duy trì được.
    Chẳng biết cả xã hội sẽ xuống cấp tới cỡ nào.

    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ giá sữa . Mà giá xăng dầu , điện cũng đắt nhất nhì thế giới .

    Nói ngay như giá cước viễn thông cũng vậy . Tôi đảm bảo giá viễn thông cua Viettell ở nước ngoài rẻ hơn trong nước . Nhớ hồi tập đoàn viến thông beeline của Nga đầu tư vào VN . Chính phủ CẤM họ bán giá cước thấp cho dân . Họ bắt beeline PHẢI bán giá như Vieettell, Vinaphon hoặc cao hơn . Do KHÔNG CHO PHÉP CẠNH TRẠNH ĐỂ MANG LỢI CHO DÂN VN . Sau mấy năm không lôi kéo được khách hàng .họ bán lỗ và rời khỏi thị trường VN ,để các ông kễnh nhà nước TỰ DO BÓP CỔ DÂN MÌNH !!!

    Đấy chính quyền cs VN PHỤC VỤ NHÂN DÂN như vậy đấy !!!. Chính quyền BẢO HỘ GIÁ CHO CÁC ĐẠI GIA TỰ DO BÓP CỔ NGƯỜI DÂN CỦA MÌNH !!!

    Trả lờiXóa