Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

‘Chiêm bái người xưa để sửa mình’

* MAI THỤC
Chùa làng Đình Cả (Cổ Lũng tự)
'Đất - Trời- Người' linh cảm ứng. Chiều chiều Thiền hành quanh Hồ Gươm. Trước tượng đài đức vua anh minh Lý Công Uẩn, tôi mơ tìm về nguồn cội Cung đình Thần linh Thăng Long.
Bất ngờ. Mùa Vu Lan 2015. Cô bạn Nguyễn Thanh Hà, người đêm ngày trăn trở với dự án “Xây dựng Hệ thống Sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm toàn quốc”, mời tôi về ngôi chùa làng Đình Cả, xã Nội Duệ - huyện Tiên Du, quê nhà cô. Nơi mà tôi viết bài về Mẫu Nguyệt Hằng Sơn. Bài viết qua internet đã nối nguồn linh cảm ứng với Thanh Hà về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của cô .
Chúng tôi đi xe Bus số 54 từ bến Long Biên- Hà Nội về thôn làng Đình Cả. Qua cánh đồng lúa xanh mướt mát hai bên đường.
Tháng Tám nắng rám quả bòng. Hà dắt tôi qua làng. Ngôi làng ngày xưa gió lay bóng lá. Những ao làng thơm hương sen. Những hồ nước ngâm tơ, dệt lụa. Những thôn nữ nết na, duyên dáng, vừa đi thăm lúa về, vừa khỏa chân xuống cầu ao, tha thướt thả câu quan họ. Mơ bóng chàng Trai Cầu Vồng Yên Thế/ Gái Nội Duệ Cầu Lim. Xa xa dáng núi Nguyệt Hằng Sơn linh diệu dâng bầu vú sữa Mẹ Đất tuôn trào, nuôi dưỡng muôn đời.
Ngôi làng cổ ấy. Nay thưa bóng cây xanh. Màu xanh vườn nhà ẩn hiện nơi đâu?
Thanh Hà dẫn tôi về phía sau làng. Cánh đồng lúa xanh mượt bao bọc bước chân tôi. Qua đường sắt, chúng tôi rẽ ra ngôi chùa cổ. Ngự giữa cánh đồng làng. Ngôi chùa thênh thang bốn phương, tám hướng. Tỏa Sáng huyền diệu như hoa Sen ngào ngạt hương quê.
Bốn cửa chùa. Bốn lối vào, ra đẫm hương cỏ. Cửa không cần đóng. Then không cần cài.
Hà dẫn tôi vào cửa, phía ngôi mộ cổ. Tôi dừng lại, lạy tạ ngôi mộ hai vợ chồng vị Thành hoàng làng Đình Cả. Ngài Phạm Ban, phò mã nhà Lý. Người trai làng Đình Cả được vua Lý Thái Tông gả con gái Lý Hồng Nương. Ngài có công, được dân tôn Thành Hoàng làng và chăm sóc phần mộ giữa cánh đồng làng. Anh linh tỏa rạng. Người dân Đình Cả đã xây ngôi chùa làng nơi ngôi mộ linh thiêng.
Tâm linh đồng vọng cõi hư vô
Tôi ghi những câu thơ linh cảm ứng của thầy trụ trì chùa làng Đình Cả:
Tâm linh đồng vọng cõi hư vô/ Hiện tại nhớ về cõi xa xưa/ Làm nền nhân cách cho hậu thế/ Dẫu muộn không sao chẳng có thừa/ Sàng lọc Tinh hoa để kết tinh/ Rọi Ánh Hào quang vào Văn minh/ Sáng trong bản sắc hồn dân tộc/ Chiêm bái người xưa để sửa mình.
Gió nắng dịu dàng ru tôi vào cõi thiêng. Trong vườn chùa, dưới bóng cây nhãn cổ thụ. Tôi chắp tay kính lạy Ban thờ Thần Nông ngự ngoài Trời. Lần đầu tiên tôi được chiêm bái Ban thờ Thần Nông tại ngôi chùa làng Việt cổ. Ban thờ xây giản dị. Hai bên ngai Ban thờ, ngự đôi Rồng thời Lý. Thân Rồng hình tròn lẳn, da trơn, to từ cổ nhỏ dần đến đuôi. Các khúc Thân rồng uốn lượn, mềm mại, tự nhiên như đang bay.
Anh Hiền, đệ tử của thầy, ra đón chúng tôi, đọc câu đối trước cửa Tam Quan:
Quang minh ba cõi nhuần ân Phật 
Cực lạc mười phương Thiện Ác đồng
Anh nói: “Mọi người đến đây, cầu cho đời này, không có Thiện, không có Ác”.
Hiền dẫn chúng tôi thăm chùa. Ngôi chùa ấm màu xanh cây cổ thụ, rau vườn, cỏ hoa thôn làng. Từng bước chân tôi, êm nhẹ màu nâu Thiền dân dã. Thầy trụ trì chùa tiếp chúng tôi trong thảo am, ẩn sau Tam Bảo. Thầy không phải nhà sư xuống tóc tu hành. Dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹ, thanh thản, thoát bụi trần, trí tuệ uyên thâm, phong độ gần đời, gần người dân quê của thầy, gợi nhớ về Tuệ Trung Thượng sĩ nhà Trần, hay ẩn sĩ phiêu du hương đồng gió nội.
Người tu Tam giáo đồng nguyên thời Lý- Trần
Tôi gặp thầy như gặp người nhà từ kiếp trước. Sau vài phút ngỡ ngàng. Thầy hơn tôi hai tuổi, gọi tôi là “bà em”. Cách xưng hô, bà em, ông anh gợi tình cảm ấm lành của nhà Trần.
Miên man hàn huyên. Ngẫu hứng. Thầy kể về đâu đó cái thời lửa cháy dãy Trường Sơn. Cháy cánh đồng xanh lúa vùng Bắc bộ. Một trận cảm tử bắn máy bay Mỹ. Chàng bị bom hất tung ra dòng sông Lô. Đầu gối lên bãi cát, thân ngâm nước sông. Ngất đi. Tỉnh lại. Hình như một linh hồn khác nhập vào. Chàng bò về đơn vị. Đồng đội ngạc nhiên. Họ tặng giấy chứng nhận anh hùng cảm tử. Làm lính thêm vài năm nữa. Sức yếu. Chàng về quê nhà Đình Cả. Mẹ già ngóng đợi.
Mẹ đặt tên là Nguyễn Văn Hiện. Giấy khen bộ đội ghi Nguyễn Xuất Hiện. Sau sự Chết đi, Sống lại đó, chàng trở thành một con người khác. Tha thẩn ra ngôi chùa làng Đình Cả bỏ hoang, nhớ lại những bài thuốc lính ghi cho nhau, nghiền ngẫm chữa bệnh cho dân làng. Chàng trồng cây thuốc quanh chùa. Tự mình uống thử thuốc cây lá, rồi chữa cho người. Thảo am thơm khói hương thờ Phật và thuốc Nam tỏa duyên lành. Rồi một hôm. Có một người tìm đến ngôi chùa cổ hoang vắng trao cho chàng báu vật cung đình triều Lý, bảo chàng gìn giữ. Câu chuyện dài và bí ẩn huyền linh. Chưa thể kể. Chỉ biết rằng từ đó, chàng phát nguyện nhẫn nhịn, tu học Phật Pháp theo lời dặn của một vị cao tăng chùa Hoa Hiên - Yên Tử.
Đường về làng Đình Cả
Mấy chục năm qua. Đêm đêm chàng thanh tịnh Thiền định. Cầu được. Ước thấy. Tự nhiên mọi người mang đến cho chàng thiên kinh vạn quyển. Học Văn hóa lớp bảy, tự học Kinh Phật, các sách cổ kim, thông luyện chọn lọc Tinh hoa Phật- Nho- Lão của dân gian Việt và cung đình thời Lý- Trần. Đến nay, chàng trở nên một nhân cách Đạo sĩ, Pháp sư, ẩn sĩ, nhà tu hành hội đủ giá trị Tam giáo đồng nguyên thời Lý- Trần. Và âm thầm, nhẫn nại, cứu độ dân lành theo nghiệp duyên tiền kiếp.
Gặp thầy Hiện. Tôi như gặp bóng dáng các đạo sĩ Lý- Trần. Họ giữ vai trò quan trọng trong đời sống Tâm linh. Họ thường được triều đình mời vào cung làm các lễ tống trừ ma qủy vào các dịp lễ tết, đi trấn yểm các vùng sông núi, làm phép cầu đạo... Họ chống lại mê tín, dị đoan, những tà giáo, cuồng mê… là ám chướng, nguy hại cho đời sống người dân Việt và Sông Núi Nước Nam.
Chùa làng Đình Cả tu Tam giáo đồng nguyên
Thầy Hiện giải thích. Cổ Lũng Tự là tên ngôi chùa làng Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du- Bắc Ninh có niên đại gần 400 năm. Nay chùa được dân gọi thành tên của làng Đình Cả, là một quần thể di tích thiêng liêng thờ và tu luyện theo Tam giáo đồng nguyên (Nho- Phật- Lão).
Kiến trúc của chùa gồm:
Cây hương bằng đá trước Tiền đường và Tam quan cửa chùa thuộc về Đạo Trời Đất. Gồm Thiên quan, Địa quan, Thủy quan.
Đạo Thánh Thần có cung Mẫu thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Thờ Thành hoàng làng, Thờ Anh hùng dân tộc…
- Tam Bảo thờ Phật.
- Ban thờ Tam Tổ Trúc Lâm.
- Ban thờ Trần Hưng Đạo.
Thực hành tất cả các nghi lễ tại chùa Làng Cả, Phật tử hiểu:
Tu Tiên Đạo nhớ về cảm ứng. Thiên- Địa- Nhân hợp nhất.
Tu Phật niệm từ bi. Phật Tại Tâm. Phật dạy Tứ ân là bốn cái ơn. Các Phật tử phải báo đáp bốn cái ơn, là ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn Đất Nước, và ơn chúng sinh.
Tu Nho giáo là tuân theo đạo Trời. Không ngừng tu đức. "Từ Thiên tử cho chí thường dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc".
Với phương pháp tu Tam giáo đồng nguyên, thầy Hiện đã hướng dẫn dân làng thực hành tu tập. Chùa của dân. Người dân lập ban trị sự, cắt cử nhau làm Phật sự. Công việc tu sửa chùa, thầy công khai, minh bạch để mọi người góp công sức. Các pháp tu được thực hành đúng bài bản. Hằng ngày Phật tử tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện theo hướng dẫn của thầy. Nhiều chục năm qua, thầy đã linh cảm ứng, mã hóa những tiêu chí Pháp đồ tụng kinh trì chú, cầu siêu độ các anh hùng, tử sĩ, độ hồn muôn dân. Các mật ấn giải tà ma… Các bài cầu nguyện hòa bình, quốc thái, dân an… để các Phật tử thực hành. Đoàn Phật tử chùa Làng Cả luôn đi thực hành Phật Pháp khắp nơi trên đất nước.
Thầy bảo:
- Thần giao cách cảm. Âm Dương giao hòa. Ta là vũ trụ. Vũ trụ là ta. Thanh tịnh, chân như đấy là nhà. Tam thế chư Phật đồng yên trụ. Bất sinh bất diệt cõi Phật đà. Hơn hai mươi năm chứng nghiệm, mình đã lập trình con đường âm thanh thanh tịnh. Năm người trở lên định tâm cầu nguyện điều tốt lành, lợi chúng sinh. Các luân xa trong cơ thể ta tiếp xúc với vũ trụ, Năng lượng Sáng hóa độ duyên cầu. Phật có tám vạn bốn nghìn pháp tu. Thân ta có tám vạn bốn nghìn lỗ chân lông. Khi ta Thiền định, Tâm thanh tịnh, tiếp xúc với điện trường vũ trụ, nhận và gửi thông tin. Đấy là cảm ứng hay thần giao cách cảm. Cầu được, ước thấy Phúc lành.
Ngôi chùa hóa giải rác Tâm linh
Anh Hiền dẫn tôi đi thăm khu vườn sau chùa và chỉ cho tôi xem một bãi rác Tâm linh đã được trì chú Phép Thánh Tối Thượng, Phóng quang Thần lực, hóa giải. Tôi nhìn thầy chồng đống những tượng Phật, những con vật, đủ loại, mua từ nước ngoài về xếp nơi đây. Mỗi thứ tượng linh tinh, vứt lổng chổng vườn sau chùa, là một câu chuyện tác quái, phiền nhiễu về Tâm linh, khiến gia chủ bất an, phải mời thầy Hiện và các Phật tử của thầy hóa giải.
Một tượng Phật rởm bằng đá ngọc rởm, mà một trọc phú đi du lịch mua về. Choáng ngợp vì nó mỹ miều, như ngọc thật. Mê man tưởng nó linh diệu, nó phù trợ. Hoắng huếnh, huênh hoang vác về nhà mình. Tự mãn về tội nhiều tiền, lắm của. Ai ngờ. Sau một thời gian, tượng ngả màu xám ngoét, nứt nẻ tứ tung. Nó xả tà ma khí độc, sinh sự lục đục, bất thường, gây tai họa trong nhà. Nhìn chỗ tượng nứt. Bên trong nhồi dây rợ, sắt vụn. Không biết có chất độc không. Sợ hãi. May, gia chủ biết tìm đến thầy Hiện nhờ hóa giải.
Ở ngoài cùng góc vườn sau chùa hóa giải rác Tâm linh. Anh Hiền chỉ cho chúng tôi xem một pho tượng bị bôi sơn đen mặt. Bức tượng to hơn người ngồi, bụng to, mũ áo lùng thùng, bị tống cổ, ngồi xúi vào xó vườn. Mặt tượng bị bôi sơn đen. Trông rất ghê.
Anh Hiền kể gần đây ở một làng. Không tiện nói rõ tên. Có trọc phú nghe xui dại, cống vào Đình làng một tượng nói là thần để thờ. Sau một thời gian. Thôn làng đang bình yên bỗng nổi loạn. Đánh đấm, chém giết nhau loạn xạ. Bất kể nhà ai. Ai cũng dính sự lục đục, xúc phạm, đánh giết nhau, đến hãi hùng. Dân làng hiểu lơ mơ là Tâm linh đất làng bị loạn. Họ mời thầy cúng tứ tung về làng cúng bái. Càng cúng càng loạn. Rồi có người mách, dân cử người đến chùa Làng Cả mời thầy Hiện hóa giải.
Anh Hiền bảo đấy là một tượng mang danh người nước ngoài, không phải là vị Thần thiêng liêng của nước Việt. Thầy và các Phật tử chùa Làng Cả thực hiện một đàn lễ cực mạnh, phép Thánh Hưng Đạo Vương phóng độ. Tượng đã bị vô hiệu hóa, bị đẫn giải về góc vườn chùa Làng Cả bôi mặt đen, hóa giải tội ác. Từ đó dân làng trở lại bình thường.
Lần đầu tiên trong đời tôi được nghe chuyện này. Được mắt thấy những rác rưởi Tâm linh được hóa giải. Ai không tin. Xin mời về chùa Làng Cả sẽ biết. Cổng chùa Làng Cả có câu đối:
Vào trong này khắc biết/ Muốn biết phải vào trong này
Niệm Phật Từ Bi- Bảo hộ Bình yên- Hai cõi Âm- Dương
Hằng ngày thầy Hiện cùng các Phật tử chùa Làng Cả phát tâm thanh tịnh cầu Thiên- Địa- Nhân Sinh.
Ngũ hành thuận đức nhân tình
Cửu cung Bát Quái chúng sinh an hòa
Từ bi thất Phật dành cho
Lộc thọ vui hưởng ơn nhờ Thất Tinh
Tưng bừng hội ngựa Thái bình
Phúc Tâm liên chứa như là Biển Đông
Nguyện cho thanh thiếu niên hậu thế
Nối chí cha ông giữ non sông đất nước
Nhân tài xuất chúng đồng lòng
Giữ gìn đất nước cha ông để dành
Bảo nhau trên kính, dưới nhường
Xây nền thịnh trị, Tâm nương Phật đà
Luân hồi thọ nghiệp hiện ra
Vai mang trọng trách sơn hà bình yên
Lạc Hồng đất nước trăm miền
Phổ quang hội tụ khí thiêng Đất Trời.
Chiều ngày 22- 8- 2015. Tôi có cơ duyên tham dự buổi nguyện cầu tại Tam Bảo chùa Làng Cả. Tiếng tụng niệm Nam mô Adi Đà Phật… ấm tình quê của các cụ bà trên 90 tuổi, răng đen hạt na, cùng âm thanh trẻ trung của nam thanh nữ tú, dẫn tôi vào Thiền định.
Tôi nghe Thiền sư Vạn Hạnh đọc bài kệ vang vang:
Chính ngọc vô tham
Trừ gian hạn lộc
Hộ quốc chính tân
(Dịch nghĩa: Tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Trừ gian. Quan không nhận lộc biếu. Nhà nước phải luôn thay đổi cơ chế).
Mười hai chữ Phật giáng triều ấy, đã thành luận cương chính trị của triều Lý, được vua Lý Công Uẩn đúc ấn triều Lý, giao Quốc sư Vạn Hạnh giữ. Mười hai chữ Phật giáng triều ấy, đã giữ bình yên, Hòa bình và phát triển đất nước Đại Việt độc lập. Nước Tàu không dám nhòm ngó, tấn công. Mười hai chữ Phật đã giúp nhà Lý thịnh trị hơn 200 năm.
  Phật hoàng Trần Nhân Tông- Quyền năng siêu việt
Dân tộc Việt xưa/ nay, đánh giặc trong ngoài bằng Hào quang và Thần lực, phép Thánh Tối thượng Tâm linh.
Người tu Thiền thành chính quả có thể đạt được những quyền năng siêu việt ở nước Việt xưa/ nay nhiều như cây lá rừng Thiền.
Theo tác giả Nguyễn Trần Trương (Nguồn VnN):
“Nhờ phép tu Thiền định, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử Tu-bu-đề. Tôn giả A-na-luật tuy bị mù lòa vẫn có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá-lợi-phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước…
Phật hoàng Trần Nhân Tông tu Thiền và Ngài cũng có thể đạt được những quyền năng siêu việt đó. Các nhà sư tu Thiền khẳng định rằng. Tuy ngồi Thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử, đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên, dưới. Mọi sự với Ngài đều thông tỏ.
Trên đỉnh Yên Sơn cách biệt với kinh kỳ, vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính.
Ngài còn biết rõ được biên cương phương Bắc, phương Tây và phương Nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững nền an ninh chính trị nước nhà. Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một thời đại hoàng kim triều Trần. 
Vua Trần đi tu không phải là để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế cứu đời. Có điều, nhà vua cứu đời không phải theo kiểu của một ông vua, mà là theo kiểu của Thánh nhân. Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài.
Cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông là một biểu hiện cao đẹp, tiêu biểu nhất tinh thần nhập thế “đạo pháp gắn liền với dân tộc”. Đức Vua Trần, một ông vua đã khước từ tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành để trở thành một Đức Phật Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi”.
          Trên non cao Yên Tử. Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiện nay đang phóng Thần lực Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi cùng chúng ta đuổi giặc trong, ngoài, bảo hộ bình yên đất nước Việt trường tồn. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang ẩn hiện khắp nơi, giao công việc cứu độ Nước, Dân cho:
Luân hồi thọ nghiệp hiện ra
Vai mang trọng trách sơn hà bình yên
Lạc Hồng đất nước trăm miền
Phổ quang hội tụ khí thiêng Đất Trời.
Hà Nội Mùa Vu Lan 2015.
M.T (Tác giả gửi BVB)
------------

11 nhận xét:

  1. Quan lại ngày xưa khong khốn nạn như bây giờ
    Bọn chó bây giờ khong còn tính người
    Nó là lũ súc vật đội nốt người

    Trả lờiXóa
  2. "Tâm linh đồng vọng cõi hư vô/ Hiện tại nhớ về cõi xa xưa/ Làm nền nhân cách cho hậu thế/ Dẫu muộn không sao chẳng có thừa/ Sàng lọc Tinh hoa để kết tinh/ Rọi Ánh Hào quang vào Văn minh/ Sáng trong bản sắc hồn dân tộc/ Chiêm bái người xưa để sửa mình"
    > Thơ thiền rất hay!

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn vào lịch sử nước nhà, đại bộ phận các nhà nghiên cứu đều nhận định hai triều đại Lý -Trần là đỉnh cao của nền văn minh Việt Nam. Quả thực, đó là một giai đoạn thăng hoa của lịch sử dân tộc. Tất cả những cái gì tinh túy nhất của Việt Nam đều được định hình trong thời kỳ này. Kinh tế phát triển, văn hóa dân tộc phát triển một cách độc lập, khác biệt với văn hóa Trung Hoa. Tư thế quốc gia, tư thế dân tộc, tinh thần tự chủ, tự cường, sự tự tin, phong cách ung dung, thư thái, chủ động của các vị vua hai triều đại này trong việc đối phó với mọi biến động của tình thế quốc gia, đối nội cũng như đối ngoại, thật khó thời nào bì kịp.
    Ta giải thích thế nào về hiện tượng phát triển của các triều đại Lý - Trần? Phải chăng đó là một giai đoạn ngẫu nhiên của lịch sử dân tộc hay là có những điều kiện nào đó mang tính quy luật mà chúng ta chưa biết?
    Có lẽ chúng ta đều nhất trí với nhau rằng, một đất nước, một quốc gia phát triển như thế nào tùy thuộc rất lớn vào Hệ tư tưởng hay Ý thức hệ chính thống mà quốc gia đó lựa chọn. Sự lựa chọn này là điều quan trọng bậc nhất mà các bậc đế vương phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng để quyết định vì các vấn đề như chế độ kinh tế, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, hệ thống pháp luật, các chủ trương chính sách đối nội, đối ngoại… đều được xây dựng trên cơ sở một Hệ tư tưởng nào đó mà nhà nước coi là chính thống. Nếu chọn sai, kinh tế sẽ kém phát triển, đạo đức xã hội sẽ suy đồi, hệ thống pháp luật sẽ rối ren, các chủ trương chính sách của nhà nước sẽ kém hiệu quả…xã hội sẽ bất ổn và cuối cùng sẽ dẫn đến vấn đề tồn vong của chế độ, ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến quốc gia và dân tộc. Hệ tư tưởng (ý thức hệ) Cộng sản, độc đảng toàn trị là sự chọn sai, càng lao theo nó càng sai, càng nguy cho dân cho nước. Hệ tư tưởng dân chủ, tôn trọng nhân quyền, hòa giải, tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc mới là con đường đúng.

    Trả lờiXóa
  4. Đạo Khổng hay Nho Giáo là một học thuyết triết học - đạo đức - chính trị - xã hội của Trung Quốc do Khổng Tử (551-479 TCN) san định. Nội dung học thuyết của Khổng Tử là các vấn đề về Tu thân - Tề gia - Trị Quốc - Bình thiên hạ, nó bao quát toàn bộ các mối quan hệ, từ quan hệ gia đình, xã hội đến quan hệ vua - tôi trên cơ sở nắm quyền và phục tùng quyền lực cao nhất, quyền lực tối thượng trong xã hội lúc bấy giờ là quyền lực của nhà vua.
    Vì vậy, bắt đầu từ đời Hán Vũ Đế (năm140 TCN) trở đi cho đến Cách mạng Tân Hợi (1910), hơn 2000 năm, Đạo Khổng được công nhận là ‘Hệ tư tưởng thống trị của xã hội’, là Vương Đạo của tất cả các triều đại phong kiến Trung Hoa, Khổng Tử được suy tôn là “Vạn tuế Sư biểu” tức là “Vị Thầy của muôn đời”.
    Khổng giáo trở thành chương trình học bắt buộc và là nội dung thi cử cho tất cả những ai muốn làm việc, muốn có quyền lực, công danh, sự nghiệp trong bộ máy hành chính, quan lại của vương triều Trung Quốc. Đảng CS hiện nay đang theo cái ‘Ý thức hệ’ kiểu đạo Khổng: “Quan hệ Trung ương đến cơ sở (hệ thống chính trị chuyên quyền, độc đoán) trên cơ sở nắm quyền và phục tùng quyền lực cao nhất, quyền lực tối thượng trong xã hội là quyền lực của nhà vua (Vương Đạo – Tổng bí thư có quyền quyết định tất thảy, đảng ở mọi cấp phải “lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện”, đảng là đứng trên tất cả, trên cả Hiến pháp, pháp luật; người dân và cấp thừa hành chỉ biết phục tùng, cấm cãi!).
    Ngược lại với Đạo Khổng, Đạo Phật không phải là một học thuyết chính trị. Đạo Phật không nhằm tới quyền lực xã hội. Mục tiêu duy nhất của Đạo Phật làm sao cho mỗi một người trong xã hội giác ngộ và sống phù hợp với các quy luật của Vũ Trụ hay như ta thường nói Luật Trời, Đạo Trời vì Đức Phật (566 - 486 TCN?) nhận thấy nguyên nhân duy nhất gây nên sự bất hạnh và đau khổ cho con người, làm cho xã hội rối loạn và bất an chính là do con người vi phạm vào các quy luật khách quan của Vũ Trụ. Bởi vậy, Ngài còn gọi học thuyết của mình là “Học thuyết thoát khổ”, thoát khổ cho cá nhân và thoát khổ cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Thời phong kiến Việt Nam có thể rất thanh bình. Quan tham ít, và bị cách chức nhanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa, thời vua chúa phong kiến, quan tham bị phát hiện sẽ bị vua xử cách chức, tịch biên thu hết gia sản , đuổi về quê hương bản quán làm thứ dân, rất nhục với bà con dòng tộc.
      Ngày nay, quan tham nhũng nghênh ngang dùng tiền truy hại người chống tham nhũng mà vẫn không sao, có khi còn lên chức cao hơn, mọi tài sản do tham nhũng mà có đố ai thu được đồng nào, mấy đời con cháu sau đều vênh vang hưởng vinh hoa phú quý tại các thành phố lớn.

      Xóa
    2. Thời phong kiến lạc hậu Vua là trên hết chỉ có vua muốn gì được nấy còn quan lại là tép riu nếu muốn như vua là chết ngay - Ngày nay khác rồi toàn dân đứng lên để đánh đổ phong kiến thực dân để dành lấy tự do dân chủ - nhưng VN Đảng CS lại cướp công xem như ĐCSVN là công lớn cho nên ĐCSVN là vua ai vào đảng là vua tất : Trên ăn dưới ăn - ai không ăn mới là lạ - là tâm thần hoặc bị cho là ăn quá hổn độn bị loai ngay - Nói chung chế độ CS là đông lòng vơ vét của dân sạch sành sanh ai phản đối là phản động thế thôi .
      \

      Xóa
  6. Tôi là một phụ nữ sinh ở làng kế bên( Trịnh Xá) trong một gia đình có đất phát về phụ nữ, mỗi thế hệ chỉ có một người,đến đời tôi : Năm 1968 tôi biết được đảng Cộng Sản bắt đầu vỡ ra vì Trung Hoa muốn làm bạn với Mỹ.Tháng 6 năm 1975 nhờ nghiên cứu quyển Sấm Trạng Trình Thi tập ,tôi tin tưởng tương lai nước nhà và toàn dân trên thế giới có ngày tươi sáng: Hòa bình sẽ được tái lập khi Mỹ đem quân vào đóng tại Việt Nam, quê hương ta sẽ được bảo vệ như trên đất Mỹ! Bây giờ tôi sống tại Mỹ nên tôi có dịp giúp tổng thống Obama trong việc tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng Hoa Kỳ.Tôi muốn kể cho qúi vị biết câu chuyện này vì tạo hóa hay gíúp nước Việt, một nước nhỏ nhưng nước Trung Hoa không thể thôn tính , điều này đến tai các vị chóp bu cuả đảng Cộng Sản Việt Nam đương thời phải suy nghĩ : Nước ta là nước nhỏ bé nhưng bao giờ cũng được trời đất phù trợ vì có nhiều nhân tài xuất hiện.

    Trả lờiXóa
  7. Đọc mẫu chuyên thấy thầy Hiện sao mà từa tựa thầy Mạnh thế (xin các bạn đừng cười} Thầy Mạnh có mẹ cốt cách duyên dáng - Gặp lúc tham gia kháng chiến vì mỡn mơ nên được thủ trưởng o bế sinh ra thầy Mạnh - Đễ còn dòng của giống thầy Mạnh không đi B tu ở rừng sau thành chánh quả lên đến chức TBT ĐCSVN ơn phước không dày về hưu thầy hoàn tục vì nghiệp chướng nặng nề thầy cãi lão hoàn đồng xe duyên với con bồ của thằng đức tôn sống vinh hoa như vương giã được ĐCSVN và NN tôn thành Thánh -
    Kể ra ngôi chùa của làng Đình Cả nó xa nhà Tổng Trọng cũng may nên tồn tại chứ gần là quy hoạch mẹ nó rồi - Âu cũng là phước phận .

    Trả lờiXóa
  8. Gần đây, trên facebook của mình, bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh từng kể lại chuyện đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sau khi vấn an sức khỏe, đã hỏi các mẹ về mơ ước của mình. Có mẹ đã bộc trực trả lời đại ý: “Mẹ già rồi, được nhà nước chăm sóc chu đáo, đủ ăn, đủ mặc; chẳng mơ gì hơn, chỉ ước tụi Mỹ nó trở lại”. Mấy lãnh đạo thảng thốt, chưa hiểu chuyện gì, thì mẹ đã tiếp lời: “Mẹ ước vậy để các con dễ thương như hồi kháng chiến, gian khó mà đứa nào cũng hiếu thảo. Chẳng bù cho bây giờ…”
    ...đứa nào cũng lấy tham nhũng làm lý tưởng!

    Trả lờiXóa
  9. Nhà nước phong kiến nổi tiếng nhất và thành tựu nhất có lẽ là mấy từ "Đế vương tâm". Dùng ba từ này để cân bằng các thế lực, gia tộc, quí tộc, sĩ tộc, ... Suy cho cùng, nói là để an định đại cục, giữ quốc gia yên bình nhưng gốc rễ vẫn là giữ vững vương triều của mình trường tồn, vạn tuế.
    Có điều ngày xưa người ta không gọi là độc tài. Ngày nay mới có thường xuyên dùng từ đó. Dù rằng người Pháp dựng nên nền Cộng hòa từ thế kỷ 18, dân ta vẫn chưa thực sự hiểu công dụng của nền Cộng hòa mà chỉ tiếp nhận vì được cho, được ban cho. Bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, lâu lâu bị giật lại, bị biếm, bị trá cũng chẳng quan tâm. Nhìn chung là một mối quan hệ ngược chiều.
    Độc tài trong cái nền cộng hòa mới đáng sợ. Chứng tỏ dân tâm hời hợt, vào nhà đóng cửa là không quản chuyện bên ngoài. Ra đường thấy cướp nếu 1 người ngơ thì đám đông ngơ. Một người vượt đèn đỏ là tất cả đều vượt. Trẻ con 16 tuổi trộm cắp mà còn bị giam 2 tháng thì sống chết của chúng ai lo?
    Sự ổn định trong đó đơn giản là một quá trình đánh đổi từ sự thụt lùi, chai sạn của nhân tính lẫn nhau.

    Trả lờiXóa