Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Phản ứng của người dân trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

Phản đối chuyến thăm sắp tới của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Tận Bình. 
                                                                          Photo: FB Nguyen Lan Thang
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam vào hai ngày 5 và 6 tháng 11 tới đây. Một số nhân sĩ, trí thức và người dân quan tâm, trong cũng như ngoài nước, lên tiếng phản đối chuyến công du này. Lý do vì sao và tình thế nào đối với mối quan hệ Việt- Trung lúc này?

Tuyên bố để bày tỏ thái độ
Sau khi tin về chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chính thức xác nhận, vào ngày 15 tháng 10 có hơn 120 người trong nước công khai Bản Lên Tiếng về việc không hoan nghênh ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào thời điểm này.
Sáng ngày 2 tháng 11, tám tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cùng hơn 130 người cả trong và ngoài nước công khai Tuyên bố về Chuyến Thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình.
Tuyên bố gồm 5 điểm nêu rõ lập trường của những tổ chức và cá nhân ký tên về mối quan hệ Việt- Trung, những hành động xâm chiếm lãnh thổ- lãnh hải của Việt Nam do Bắc Kinh tiến hành lâu nay, việc hành xử bạo lực đối với ngư dân Việt đánh bắt hải sản tại khu vực ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa …
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố cho biết lý do ông tham gia cùng bảy tỏ chính kiến với nhiều người quan tâm khác: “Tuyên bố đó để nói rõ thái độ của nhân dân Việt Nam. Lãnh đạo có thể lấy lòng, khúm núm, cầu cạnh như thế nào; đó là một nhóm lãnh đạo chứ còn tiếng nói của chúng tôi là tiếng nói của người dân nhằm bộc lộ thái độ, ý chí của chúng tôi đối với Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng trong (lúc) bị đàn áp, o ép thì chỉ có thể lên tiếng thế thôi; chứ còn biểu tình chắc không làm được, khó. Đáng lẽ một nước có dân chủ thì vào dịp này người ra rất cần có biểu hiện thái độ, ý chí bằng tập hợp lực lượng. Nhưng việc tập hợp lực lượng như thế chắc không được, không làm được nên chúng tôi phải làm là ra tuyên bố đó thôi”.
Giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng thuộc nhóm chủ trương trang Bauxite Việt Nam cũng là một trong những người ký tên cho biết quan điểm của ông khi tham gia hoạt động này: “Cũng nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, nhưng trí thức, những người dân yêu nước Việt Nam cần bày tỏ cho ông chủ tịch Tập Cận Bình thấy những việc làm sai trái của họ đối với Việt Nam, những nguyện vọng, ước muốn của nhân dân Việt Nam cụ thể về vấn đề Biển Đông.”
Đường lối của Hà Nội
Thông tin cho biết chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam trong tuần đầu tháng 11 này là do lời mời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái)
 và Ủy viên bộ chính trị ĐCS VN Lê Hồng Anh
 (thứ hai từ phải) tham dự một cuộc họp của giới trẻ 
Việt Nam và Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội
 vào ngày 22 tháng 12 năm 2011. AFP photo
Ông Nguyễn Thiện Chí, giảng viên cao cấp Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng hoạt động ngoại giao như thế là đường lối lâu nay của Hà Nội: “Châm ngôn của Bộ Ngoại giao, của đảng chúng tôi là đa phương hóa, đa dạng hóa. Tiếp đến là muốn gần gũi, trao đổi, tiếp cận. Hoan nghênh cả thôi. Nhà nước tiếp cận làm sao có lợi, cho tốt thôi. Dẫu sao họ nghe tiếng nói của bên này, của nhân dân Việt Nam thì họ sẽ có một thái độ nào đó đúng mực. Còn hễ không  nghe thì nhân dân thế giới phê phán thôi! Chúng tôi muốn thân thiện, hết sức thân thiện, muốn hòa bình, muốn hữu nghị. Nhưng hữu nghị thì phải cả hai bên, chứ một bên không được. Tối thiểu phải lịch sự, văn minh; bên kia quay lưng làm sao được?!”
Theo nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng thì phía Trung Quốc sang Việt Nam lần này cũng tương tự như vào những dịp đảng cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội 5 năm đưa ra đường lối, chính sách và đội ngũ nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước. Ông nói: “Dịp này là dịp mà Trung Quốc rất cần, họ muốn có mặt, có ảnh hưởng tại Việt Nam. Lý do vì sắp tới đại hội đảng sắp đặt ‘ghế ngồi’, nhân sự cho lãnh đạo Việt Nam trong thời gian tới. Trung Quốc họ rất cần có mặt lúc này để làm áp lực, sắp đặt theo ý muốn của họ về nhân sự. Chuyến đi của ông Tập Cận Bình sang Việt Nam lúc này là như thế và cũng để hỗ trợ cho những người, những tư tưởng ngóng vọng sang Trung Quốc và muốn tồn tại thế lực của Trung Quốc. Tập Cận Bình sang cũng để làm hậu thuẫn cho những con người đó, những tư tưởng ấy.”
Chính sách của Trung Quốc
Ông Nguyễn Thiện Chí còn là thành viên thuộc Ủy ban Thường Vụ Hội Hữu nghị Việt- Trung và trưởng ban liên lạc cựu lưu học sinh, thực tập sinh Trung Quốc, thừa nhận lâu nay Trung Quốc nói và làm không đi đôi với nhau. Nay toàn thế giới đã nhận thấy điều đó. Ông Nguyễn Thiện Chí nói rõ: “Giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc không đi đôi với nhau. Điều này thế giới thấy cả rồi. Như Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam được thế giới công nhận và họ nói nhiều lắm. Có những nước không nói ra nhưng trong bụng vẫn cho đó là của Việt Nam.
Trong phạm vi vi mô của bản thân, một người dân trong nước và là sĩ phu, chỉ mong muốn thế này thôi: Trung Quốc bình tĩnh, thật cầu thị lắng nghe tiếng nói của nhân dân thế giới để hành xử cho đúng. Vì họ là nước lớn, nước lớn mạnh lắm; còn chúng tôi nước nhỏ đấu tranh thì còn chờ các nước láng giềng, chờ các nước trong Liên Hiệp Quốc, chờ những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới họ quan tâm theo dõi, họ giúp đỡ chúng tôi trong vấn đề này. Nước nhỏ chống lại nước lớn khó lắm, phải có thời gian. Nếu nước lớn biết cầu thị, muốn sống trong hòa bình, đừng xâm lược, đừng tham lam (tham lam không được) thì phước quá. Nhưng thời gian sẽ ủng hộ chúng tôi”.
Nhà văn Phạm Đình Trọng đánh giá thực tế diễn tiến như hiện nay là một cơ hội mà chính quyền Hà Nội cần phải nắm bắt chứ không thể bỏ qua như nhiều lần khác: “Tình trạng rất có lợi cho Việt Nam và cũng mở mắt cho Việt Nam về dã tâm của Trung Quốc ‘hai năm rõ mười’ rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Và xu thế của thế giới đối với Trung Quốc cũng đã rất rõ: Philippines như thế, rồi Mỹ như thế; nhưng mà thái độ của Việt Nam vẫn lập lờ.
Lực lượng Mỹ vào Biển Đông để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông đều được từ úc, Châu Âu ủng hộ nhưng Việt Nam vẫn có thái độ im lặng, lập lờ, không rõ ràng. Điều đó thể hiện là áp lực của Trung Quốc đối với những người lãnh đạo Việt Nam rất lớn. Áp lực đó, sức ép đó đang còn duy trì và ảnh hưởng rất nặng nề đến Việt Nam, cho nên một cơ hội, thời cơ thuận lợi sẽ lại qua đi thôi!”
Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này nói rõ mục đích nhằm vạch ra đường hướng cho mối quan hệ Việt- Trung trong thời gian tới.
Những người quan tâm tại Việt Nam bày tỏ hy vọng lãnh đạo Hà Nội sẽ sáng suốt nghe theo tiếng nói của người dân và thế giới tiến bộ; không còn răm rắp tuân thủ chính sách do tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vạch ra.
Gia Minh/(RFA)/TTHN
 
----------------

15 nhận xét:

  1. TC đâu thèm thắt cà vạt đỏ nữa đâu mà mấy cha VC cứ thắt cổ đỏ loét vậy?!

    Trả lờiXóa
  2. Mời thằng cướp Nước vào nhà , Nhân Dân Và Lịch Sử Việt Nam ghi tội trang này của bon chúng và chúng phải đền tôi một cách thích Đáng
    ý kiến của CCB..

    Trả lờiXóa
  3. Nhân Dân cả Nước hết lòng Ủng Hộ những hành động Yêu Nước , Dũng Cảm của những Người Tri Thức Yêu Nước , Thương Dân cầm Biểu ngữ phản đối tên giặc Tạp Cạn Bình dến nước ta .....Hoan hô các Bác ..các Anh..cùng tất cả mọi Người yêu Tổ Quốc .

    Trả lờiXóa
  4. lãnh đạo nước ta có thể ví như một con nghiện không chịu cai , biết là tác hại nhưng không bỏ được ,mà nguồn ma túy này chỉ người TRUNG QUỐC mới có và biết cách chế biến thành loại ngon nhất hợp khẩu vị của các lãnh đạo VIỆT NAM

    Trả lờiXóa
  5. Nói rằng "Mời" thì hơi oan. Tập Cận Bình thấy cần đến Hà Nội ngày đó.... ngày đó để huấn thị báo: "Tao cần sang VN, chúng mày mời đi"
    Thế là răm rắm.... lo nhiều mừng ít.... nhưng phải răm rắp....

    Trả lờiXóa
  6. Để xem lần này Nguyễn Phú Trọng và dàn nhạc 16 nhạc công của CSVN có chơi lại bản nhạc nô lệ và bán nước như các tiền nhân bè lũ Nguyễn Văn Linh hay không. Nếu làm như cũ nhân dân VN xin thề sẽ không tha cho chúng đâu

    Trả lờiXóa
  7. Tuổi trẻ VN không thiếu sự góp mặt , chứng tỏ lớp trẻ vẫn tiếp nối lớp già , truyền thống chống giặc ngoại xâm không hề biến mất trong những thế hệ trẻ của dân tộc này .
    Phải có tiếng nói , phải tỏ thái độ , nếu không người ngoại quốc nói dân tộc này đã bị thuần hoá , nổi sợ Côn An biến họ thành kẽ hèn , mất đi cã niềm kiêu hảnh ngàn năm không hề cúi đầu trước kẽ thù truyền kiếp .
    Tri ân những bạn trẻ đi đầu cởi lên ngọn sóng dử .
    Thề không phản bội quê hương .

    Nhờ những khuôn mặt gương mẩu này để thế giới còn nể vì VN . Chứ không thì họ tưởng tuổi trẻ VN chỉ họp Đoàn , họp Đảng răm rắp vâng lời, bắt chước hành động theo chỉ dạy của Đảng CS TQ , một Đảng nổi tiếng giết dân nhiều nhất trong lịch sử loài người .

    Trả lờiXóa

  8. Nhớ Blogger Ba Sam Nguyễn Hữu Vinh ( Nổi danh , có tên trong Wikipedia )
    Ngưởng mộ những bạn trẻ đã cất bước theo gương tiền nhân : Tất cã cho tổ quốc .

    Bài thơ đáng xếp vào văn học VN của Tác giả Hoàng Hưng :

    Cái nhìn của các em tôi
    Tôi có ba đứa em
    Em ruột Lạng bị gọi đi “đánh Mỹ”
    Mấy năm sau nhận tin báo tử
    Không ngày tháng chết, không một mảnh di hài
    Một chiếc ba lô mới tinh đem đến nhà giả làm “di vật”
    Đến hôm nay manh mối vẫn không ra!
    Em vợ Bình ngã xuống ngay trận đầu biên giới Tây Nam
    Em vợ Bính phát điên mà chết vì đạn pháo quân thù chốt địa đầu phía Bắc
    Một nhà góp ba mạng trai cho “Độc lập, Thống nhất”
    Đã đủ hay chưa?
    Những câu thơ ngày ấy:
    “Các anh bảo chúng tôi
    Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp
    Chúng tôi đi
    Vì không sợ chết
    Chúng tôi chết
    Vì sợ sống hèn
    Nhưng sẽ ra sao cái Ngày Mai ấy?”
    đã đưa người viết vào ngục tù
    khi “cái Ngày Mai ấy” trở thành hiện thực!
    “Cái Ngày Mai ấy” là chính Hôm Nay
    Khi biên cương phía Bắc, phía Nam và biển Đông lại đen ngòm súng giặc.
    Những chàng trai của mọi nhà lại chờ lệnh ra đi
    Cho một Ngày Mai chưa biết sẽ ra sao
    Khi mỗi người dân gánh trên đầu khoản nợ không biết đời nào trả hết
    Để các anh xây biệt thự khắp năm châu
    Khi những người viết lên những dấu hỏi những dấu than lại chuẩn bị vào tù
    Để các anh yên tâm trên ngai rồng đỏ son vàng chóe!
    “Chúng tôi đấy
    Đều ngoan ngoãn cả
    Anh vừa lòng chứ ạ?
    Vâng.
    Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn
    Sự nặng nề ngu độn của các anh
    Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển!”
    Những câu thơ năm ấy
    Giờ đây đã sai rồi
    Chúng tôi không còn ngoan ngoãn
    Không còn khoanh tay
    Để các anh mặc sức đánh chìm con tàu Tổ quốc
    Những đứa em tôi không thể chết vô nghĩa thế!
    Dưới ba thước đất, mắt các em vẫn mở trừng trừng
    Nhìn các anh
    Nhìn chúng tôi
    Nhìn tất cả chúng ta
    Không ai thoát được cái nhìn của các em tôi
    Đừng hòng thoát!
    Ngày “thương binh liệt sĩ” 27/7/2015
    Hoàng Hưng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đọc bài trên tôi phải khóc ,bà vợ tôi hỏi làm sao anh lại xem báo trên mạng rồi khóc .
      Tôi an ủi vợ tôi ;Anh đau và thương đồng đội của anh -Xin cảm ơn Hoàng Hưng ./

      Xóa
  9. Cọng sản tàu: bè lũ giết người man rợ, bè lũ bành trướng xâm lăng gieo rắc kinh sợ cho nhân loại. Dắt díu nhau mà cút xéo khỏi nước Việt Nam ta.

    Trả lờiXóa
  10. Tiên sư cha chúng mày, lãnh đạo đất nước và phân biệt địch-ta như thế à? Ngu quá! Hại dân hại nước!

    Trả lờiXóa
  11. Tại sao lại rước giặc vào nhà ? khi biết rõ ràng rằng tên chúa cướp là một loại máu lạnh chuyên ăn thịt người,cực kỳ man rợ !

    Trả lờiXóa
  12. hoàng sa,trường sa,biển đông thân yêu.máu thịt cha ông quyện vào trong đó.kẻ thù xâm lăng kẻ thù muôn thuở.đến thời đại này đồng chí anh em.mao trạch đông ..tập cận bình...dã tâm chẳng khác gì vua nguyên mông hốt tất liệt,chẳng khsc gì vĩnh lạc,tuyên đưc,càn long..đều xua quân xâm lược chiếm đóng lâu dài.tập cận bình sang mà cứ giữ quan điểm biển dông là của trung quốc từ thời cổ đại thì việt nam sẽ ứng xử thế nào đây?

    Trả lờiXóa
  13. Lời những linh hồn gửi Tổ quốc, nhân dân .
    Sau 40 năm, cái ngày đảng nhân danh Tổ quốc,
    Thúc dục chúng Tôi " Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước"
    Nay, linh hồn Tôi vẫn vương vấn vòng lá ngụy trang khô
    Những đứa em chúng tôi năm 77, 78, 79 lại lên đường
    Đảng nhân danh Tổ quốc, bắt chúng rời bỏ học đường
    Cầm súng lên biên cương giữ yên miền biên giới
    Và than ôi! Đứa em tôi máu me đầm đìa, thịt da băm nát
    Gặp chúng tôi nơi hoang lạnh , thảm thiết kêu gào
    Đã 36 năm không chút hương khói sưởi ấm linh hồn
    Biên giới bên kia , mộ thằng lính Trung Hoa, suốt ngày khói hương nghi ngút
    Đảng vốn vô thần, cứ tưởng anh em chúng Tôi chết là chỉ là hạt cát
    Nhúm đất đen và tro bụi nghĩa gì đâu.
    Nay quân Tàu chiếm HS và định nuốt cả TS
    Đảng lại mạo danh Tổ quốc, cúi đầu
    Treo cờ mở cổng đón chào " anh em"??!!
    Nhân dân hãy tin linh hồn chúng tôi vẫn như đang sống
    Tiếp tục lên đường chống lũ ma quỷ bắc Kinh
    Diệt cả lũ Việt gian luồn trôn đại Hán,
    Cam phận tôi đòi, đâu biết vinh nhục sỉ liêm
    Xin hãy thắp nén hương cho chúng tôi và mấy thằng em nằm nơi biên giới.
    Tổ quốc VN là cõi trời thiêng, còn mãi mãi của chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  14. Tiên sư thằng Tập cận Bình
    Nó sang làm rối nước mình thêm thôi
    Bản chât Đại Hán truyền đời
    Mưu thâm kế hiểm hại người gian tham
    Dốc lòng nô dịch Việt Nam
    Trung Quốc ôm mộng ngàn năm hoành hành
    Nay đến lượt Tập cận Bình
    Hung hăng cươp biển(đảo) cạn tình"Anh em"
    Toàn dân đoàn kết đứng lên
    Cùng nhau đả đảo chửi tên Cận Bình

    Trả lờiXóa