* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ 5)
5 – Quân Cờ Đen và quân Quảng Tây
* Trận cửa Thuận An
Cuối tháng 7 năm 1883, tại Hà Nội, toàn quyền Harmand
họp với các tướng lĩnh Pháp và quyết định phải hành động gấp rút. Thời cơ đang
rất thuận lợi vì chỉ hai tuần trước đó, ngày 17 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức băng hà, triều đình Việt Nam đang bối rối trong việc chọn người kế vị, vì người
cháu được vua Tự Đức chọn lên, tức vua Dục Đức,
bị quan Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết lật đổ vì nghi vua Dục Đức chủ
trương "thỏa hiệp" với Pháp.
Ngày 16 tháng 8 năm 1883, một hạm đội nhỏ gồm 7 tàu
chiến, trong đó có hai tàu bọc thép, chở hơn một ngàn quân Pháp do Đô đốc Amédé
Coubert chỉ huy tiến vào cảng Đà Nẵng.
Hai ngày sau, quân Pháp dùng thuyền đi ngược lên sông Hương bắn phá pháo đài Trấn Hải của quân Nam . Quân Nam bắn lại suốt ngày hôm
đó, nhưng do vũ khí quá thua kém nên đến cuối ngày các pháo lũy đều bị phá hủy,
lực lượng phòng thủ bị tổn thất hết mà quân Pháp không bị thiệt hại gì, quan
trấn thành là Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, Lâm Hoành, Trần Thúc Nhân nhảy xuống
sông tự tử. Quân Pháp chiếm được cửa Thuận An (Huế).
Dưới sức ép quân sự của Pháp, ngày 25 tháng 8, nhà Nguyễn phải chấp thuận ký
hòa ước với Pháp, theo đó chấp thuận sự bảo hộ của Pháp. Tuy nhiên các quan chủ
chiến của nhà Nguyễn vẫn còn ở miền Bắc, và quân Cờ đen còn rất mạnh, nên chiến
sự tiếp diễn. >>+ Mời xem từ: > Kỳ
1 ; Kỳ
2 ; Kỳ
3 ; Kỳ 4
* Trận thành Sơn Tây
Ngày 15 tháng 8, 1.500 quân Pháp do tướng Bouet chỉ
huy chia làm ba cánh mở chiến dịch tấn công. Quân Pháp dự định tấn
công quân Cờ đen đóng ở phủ Hoài Đức
(nằm ở vị trí sở Dịch Vọng huyện Từ Liêm
phủ Hoài Đức, ngày nay là đường Nguyễn Phong Sắc quận Cầu Giấy) và làng Vệ (làng Vẽ (xã Đông Ngạc Từ Liêm)), rồi đánh về Sơn Tây.
Cánh quân bên phải bị quân cờ Đen trong làng đánh lại quyết liệt và bị hệ thống
chiến lũy quanh làng cản bước tiến. Đêm hôm đó quân Cờ đen bỏ phủ Hoài Đức rút
về cố thủ ở đồn Phùng (quân Pháp gọi là làng Phong), xây dựng
rất nhiều chiến lũy bắn vào quân Pháp. Sau ba ngày giao chiến đẫm máu, quân
Pháp vẫn chưa chiếm được làng Vệ và làng Phong, mất 42 lính bị giết, phải rút
về Hà Nội.
Ngày 1 tháng 9, được tin thắng trận ở Huế,
quân Pháp lại tiến về Sơn Tây đánh quân Cờ đen. Lần này quân
Pháp vào được làng Ba Giang (Pháp gọi là Palan và gọi trận này là trận Palan) thuộc huyện Đan Phượng (nằm tại ngã ba sông Đáy
nhận nước sông Hồng), nhưng khi đó nước lũ lên rất to, đê
bị vỡ, khiến Lưu Vĩnh Phúc phải tưởng rằng quân Pháp phá đê
cho nước tràn vào. Lưu Vĩnh Phúc cũng nhận được lệnh của Hoàng Kế Viêm rút về củng cố phòng thủ Sơn Tây. Triều đình
Huế cử Nguyễn Trọng Hợp truyền lệnh cho Hoàng Kế Viêm
(đóng ở Sơn Tây) và Trương Quang Đản (đóng tại Bắc Ninh)
phải về kinh, các quan lại khi đó người thì tuân lệnh, người thì nộp bỏ ấn tín,
bỏ về mộ quân phối hợp với quân Thanh để chống lại quân Pháp.
Tình hình quân Cờ đen tại Sơn Tây cũng không sáng sủa
hơn nhiều. Thanh triều yêu cầu quân Vân Nam
và Quảng Tây phối hợp hoạt động chặt chẽ với Lưu
Vĩnh Phúc. Ngân khố tỉnh Quảng Tây cũng được chỉ thị cấp cho quân Cờ đen
100.000 quan bằng bạc làm quân phí, nhưng quân Cờ đen vẫn chưa nhận được đồng
nào. Quân Quảng Tây dù được lệnh tiến về Sơn Tây, chỉ tiến đến Bắc Ninh rồi dừng
lại, vì các sỹ quan Quảng Tây cho rằng thành Bắc Ninh mới có tầm quan trọng
chiến lược như tuyến đầu phòng thủ tỉnh Quảng Tây, còn vai trò chủ yếu của Sơn
Tây là bảo vệ tuyến đường thủy đi về Vân Nam. Kết quả là tham gia phòng thủ Sơn
Tây, ngoài 5.000 quân của Hoàng Kế Viêm, chỉ có khoảng 3.000 quân Cờ đen, 1.000
quân Vân Nam và chừng 500 quân Quảng Tây[5].
Trong khi đó, Đô đốc
Coubert vẫn tiếp tục củng cố lực lượng, quân Pháp nhận thêm nhiều đơn vị quân Ả rập
và quân Lê Dương. Tới đầu tháng 12
năm 1883, thêm 4.000 quân Pháp đổ bộ vào Bắc kỳ, nâng tổng số quân Pháp ở Bắc
kỳ lên 9.000 người. Ngày 11 tháng 12, 5.500 quân Pháp, trong đó có một đội lính
bản xứ mộ tại Nam kỳ và một đại đội lính Bắc kỳ
tuyển từ những người theo công giáo,
rời Hà Nội đi đánh thành Sơn Tây. Khoảng một nửa quân Pháp đi theo đường bộ,
nửa còn lại theo đường thủy đổ bộ gần Sơn Tây (huyện Phúc Thọ).
Thành Sơn Tây được xây dựng theo kiểu Vauban, nằm
giữa thị xã Sơn Tây. Xung quanh thành Sơn Tây quân
Nam đã xây một chiến lũy cao gần 20 bộ, dày 5 bộ[6],
xung quanh có hào nước. Phía bờ sông Cái
quân Nam củng cố đê bối rất kiên cố, biến nó thành một chiến lũy mang tên Phù
Sa (nay thuộc phường Viên Sơn thị xã Sơn Tây) vì đoán quân Pháp từ đường sông sẽ đổ
bộ vào đây.
Ngày 14 tháng 12, quân Pháp theo đường sông đánh vào
bờ đê sông Hồng. Có ưu thế cả về quân số và hỏa lực, quân Pháp tấn công dữ dội
và tới chiều đã chiếm được đê bối. Tới tối, quân Cờ đen mở một cuộc phản kích
để chiếm lại đê, nhưng một phần nhờ trời sáng trăng, quân Pháp đẩy lùi cuộc tấn
công đó. Trong suốt ngày hôm sau, quân Pháp củng cố các vị trí chiếm được, rồi
chuyển pháo lên bắn vào thành từ sáng đến tối ngày 16, quân Cờ đen đánh lại rất
quyết liệt. Trời sẩm tối, quân Pháp mở cuộc tiến công chiếm chiến lũy đối diện
bờ đê thì phát hiện quân Cờ đen đã rút vào thành. Đêm đó quân Nam và quân Thanh
rút chạy, quân Cờ đen cũng phải rút lui theo lên thành Hưng Hóa thuộc Hưng Hóa ở mạn ngược sông Hồng. Quân Pháp mất
83 người bị giết và 380 người bị thương. Về phía quân Cờ đen và quân Nam mất chừng
một nghìn người. Đến thế kỷ 20, khi làm thủy lợi ở vùng này (trạm bơm Phù Sa
(Sơn Tây)), người ta vẫn còn thu thập được hài cốt hàng trăm quân (Việt Nam và Trung
Quốc) chết trận.
Trong trận này, lần đầu tiên quân chính quy nhà Thanh
trương kỳ hiệu đối đầu với quân Pháp. Tin thất trận truyền về Trung Quốc thoạt
tiên làm nhà Thanh hoảng hốt, vì tưởng Lưu Vĩnh Phúc chết trận. Chỉ vài ngày
sau khi thành Sơn Tây thất thủ, tuần phủ
Quảng Tây Trương Thụ Thanh dẫn một
đoàn quân lớn tiến vào Lạng Sơn
rồi cho củng cố thành Bắc Ninh. Khắp miền Bắc Việt khi đó đâu đâu cũng có quân
Thanh và quân Việt đóng. Tháng 1 năm 1884, 12.000 quân Thanh do Sầm Dục Anh chỉ huy từ Vân
Nam
tiến vào Lào Cai,
rồi tiến vào Hưng Hóa hội binh với Lưu Vĩnh Phúc. Quân Cờ đen được tăng cường
lực lượng, lên đến 3000 người trở lại. Tổng số quân Thanh ở Bắc Việt khi đó lên
tới chừng 50.000 người[8],
kể cả quân Cờ đen, đóng thành một vòng cung từ Hưng Hóa, Thái Nguyên
đến Bắc Ninh.
* Trận thành Bắc Ninh
Trong khoảng thời gian 3 tháng sau trận Sơn Tây, quân
Pháp được tăng cường lên 16.000 người, trong đó khoảng một phần tư là lính tập,
và 10 đội pháo thủ. Tướng Millot được cử lên thay Đô đốc Courbet vào tháng 2
năm 1884. Quân Pháp định đánh thành Hưng Hóa trước, nhưng do đường sông cạn
nước, pháo thuyền và thuyền tiếp tế không lên được, nên quân Pháp phải chuyển
hướng sang chuẩn bị tấn công Bắc Ninh. Quân Thanh cho rằng quân Pháp sẽ theo con đường cái quan đánh
vào Bắc Ninh, nên tổ chức rất nhiều vị trí phòng thủ dọc theo hướng đó. Quân
Pháp chia làm hai cánh, cánh thứ nhất do thiếu tướng Brière de l'Isle đem quân
qua sông Hồng, rồi theo sông Đuống (sông Thiên Đức) đi về phía đông. Cánh quân
của thiếu tướng De Négrier ở Hải Dương, đi tàu đến Phả Lại
lên bộ, sau khi hội quân với thiếu tướng Brière de l'Isle, cả thủy bộ theo sông Cầu
(sông Nguyệt Đức) tiến đánh Bắc Ninh.
Quân Cờ đen đến Bắc Ninh một tuần trước đó đã tổ chức
phòng thủ trên các ngọn đồi phía ngoài thành Bắc Ninh, nhưng sự chuẩn bị của
quân Thanh nhìn chung rất sơ sài. Pháo thủ quân Thanh không biết sử dụng hiệu
quả pháo binh, dù quân Thanh được trang bị khá đầy đủ, quân Thanh không bố trí
trên các cao điểm xung quanh thành phố. Thêm vào đó quân Thanh cướp phá, nhũng
nhiễu dân chúng, cưỡng bức đàn bà con gái nên dân chúng địa phương có thái độ
rất thù nghịch với quân Trung Quốc.
Quân Pháp bắt đầu tấn công từ ngày 11 tháng 2 (âm
lịch) và nhanh chóng chiếm đóng các điểm cao nhìn vào thành phố. Khi Đáp Cầu
thất thủ, quân Quảng Tây thấy mất đường về Lạng Sơn,
hoảng hốt bỏ chạy toán loạn về Thái Nguyên, quân Cờ đen lại rút chạy về Hưng
Hóa. Quân Quảng Tây trong lúc hoảng loạn bỏ lại 10 khẩu pháo Krupp và 200.000
dollar bằng bạc, mang vác theo đàn bà con gái và của cải cướp bóc được, bị dân
địa phương truy đuổi. Tối ngày 6 tháng 2 (âm lịch), quân Pháp vào được thành
Bắc Ninh. Trận Bắc Ninh là trận thua chiến lược của quân Thanh, nên do thất bại
nhục nhã này mà hai viên chỉ huy của quân Thanh bị chặt đầu, Hsu Yen-hsu (Từ
Diên Húc) bị bắt về Bắc Kinh xử tội và chết trong ngục. Quân Pháp trận này chỉ mất
8 người chết và 40 người bị thương. Thiếu tướng Brière de l'Isle thừa thắng đem
quân lên đánh Yên Thế, rồi một tuần sau đánh hạ thành Thái Nguyên.
*Trận thành Hưng Hóa
Thiếu tướng Brière de l'Isle cùng lữ đoàn thứ nhất
theo con đường Sơn Tây lên Hưng Hóa, rồi dàn trận ở bên này sông Đà.
Hai bên đánh nhau từ sáng ngày 15 tháng 3 (âm lịch), đến 2 giờ chiều thì quân
Pháp sang sông ở chỗ gần huyện Bất Bạt. Chín giờ sáng ngày 16 tháng 3 (âm
lịch), thiếu tướng De Négrier đem lữ đoàn thứ nhì tiếp đến, cả hai lữ đoàn cùng
hợp lực tiến lên đánh. Chỉ chừng sau một giờ, quân Cờ đen và quân Thanh thấy không
chống cự nổi, đốt hết phố xá, rồi bỏ chạy lên mạn ngược. Hoàng Kế Viêm kéo quân
lên mạn núi, rồi đi đường thượng đạo rút về Kinh. Trưa ngày 12 tháng 4 (tức 17
tháng 3 âm lịch), quân Pháp vào thành Hưng Hóa, rối thiếu tá Coronnat đem một
toán quân lên đánh phá đồn Vàng.
Quân Pháp đánh chiếm thành Hưng Hóa và Tuyên Quang
rồi ký Hòa ước Patrenôtre với triều đình Huế. Theo Hòa ước này, Triều đình Huế
công nhận quyền Bảo hộ của Pháp. Phía Pháp cũng buộc Triều đình Huế từ bỏ thần
phục nhà Thanh bằng cách giao nộp biểu tượng quyền lực của nhà Thanh là chiếc
ấn bạc nặng gần 6 kg khắc hình lạc đà mà nhà Thanh dùng để phong vương cho
vua Gia Long.
Triều đình Huế không chấp nhận, kết quả là hai bên thỏa hiệp nấu chảy chiếc ấn
đi để phá hủy nó.
*Trận Bắc Lệ
Tại Thiên Tân,
trong các ngày 11 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 năm 1884, nhà Thanh ký các thỏa
thuận với Pháp chấp thuận Hòa ước Huế. Theo Hiệp ước này, quân Thanh sẽ rút
khỏi Bắc Việt và bàn giao lại địa bàn này cho quân Pháp. Tướng Pháp Millot phái
một cánh quân dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Dugenne gồm 800 binh lính và khoảng
ngần ấy dân phu vận đồ lên tiếp nhận Lạng Sơn. Ngày 19 tháng 6 năm 1884, quân
Pháp đến làng Bắc Lệ, chỉ cách Lạng Sơn
gần 30 km, thì phải dừng lại do mưa lũ. Ngày 23 tháng 6, khi quân Pháp
tiếp tục tiến lên, họ bị quân Thanh mai phục ở hai bên đường bắn chặn lại làm
vài người bị thương. Chỉ huy quân Thanh tại Lạng Sơn thông báo cho phía Pháp
biết họ chưa có lệnh rút quân, dù rằng thời hạn 20 ngày để hoàn tất việc rút
quân theo Hiệp định đã hết, và yêu cầu phía Pháp điện về Bắc Kinh để thúc giục
chỉ thị giúp họ. Chỉ huy Pháp từ chối và đòi quân Thanh phải rút khỏi các vị
trí trong vòng một giờ. Khi thời hạn hết, quân Pháp tiến lên liền bị quân Thanh
mai phục sẵn, vũ trang bằng súng trường Remington, bắn chặn lại quyết liệt.
Quân Pháp không tiến lên được, phải rút lui. Trận này quân Pháp mất 22 người
chết và 60 người bị thương. Cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Pháp và nhà
Thanh bùng nổ.
Các sỹ quan hải quân và lục quân Pháp tại chiến trường
muốn đánh thẳng vào Bắc Kinh, nhưng Thủ tướng Pháp Jules Ferry chỉ chấp thuận
tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Dương và vùng Biển Đông, vì ông lo ngại
một cuộc tấn công vào Bắc Kinh sẽ chọc giận các cường quốc Âu châu
khác, đặc biệt là Anh quốc và Nga. Hải quân Pháp dưới sự
chỉ huy của Đô đốc Amédée Courbet phong tỏa các cảng biên Cơ Long
và Đạm Thủy của Đài Loan và
tiến hành đổ bộ đánh các lực lượng quân Thanh trên đảo. Trong số những người
tham gia chiến dịch có cả đại úy công binh Joseph Joffre,
thống chế tương lai của nước Pháp.
* Trận Phúc Châu
Ngày 23 tháng 8 năm 1884, trong trận Phúc Châu,
hải quân Pháp gồm 7 tàu chiến và hai tàu phóng lôi nhỏ loại 30
tấn, với hỏa lực vượt trội tấn công hạm đội Thanh bỏ neo tại cảng, (điều trớ
trêu là hạm đội này được ông Prosper Giquel, một công dân Pháp xây dựng). Hạm
đội Thanh có 9 tàu chiến, bao gồm cả tàu vận tải vũ trang và pháo hạm, chia làm
hai cụm bỏ neo tại bờ tây bắc và tây nam của khúc quanh sông Mân, ngoài ra còn có
một số ghe vũ trang, ca nô phóng lôi và 2 tàu vận tải nối liền hai cụm. Trận
đánh diễn ra không quá 30 phút, quân Pháp tiêu diệt hoàn toàn hạm đội Thanh.
Ngày hôm sau, thuyền chiến Pháp pháo kích và phá hủy công xưởng hải quân Thanh.
Tới ngày 25 tháng 8, hạm đội Pháp hướng ra biển, trên đường đi họ bắn phá và dễ
dàng tiêu diệt tất cả các pháo lũy của nhà Thanh bố trí dọc theo bờ sông, vì
tất cả các pháo lũy này đều hướng ra phía biển. Kể từ mồng 1 tháng 10 năm 1884
đến tháng 6 năm 1885, quân Pháp chiếm đóng Cơ Long, và từ ngày 29 tháng 3 năm
1885 chiếm luôn Bành Hồ.
Tuy nhiên tại Bắc kỳ, quân Pháp không triển khai chiến
dịch được vì mùa mưa đến. Điều này giúp cho quân Thanh tiến đến tận vùng châu
thổ sông Hồng. Trong quá trình chiến dịch, quân Thanh vây hãm thành Tuyên
Quang, được bảo vệ bởi một tiểu đoàn quân Lê-dương Pháp. Trận này cho tới giờ
vẫn được ca tụng trong khúc quân hành của quân đoàn Lê-dương.
* Trận Shipu
Trong trận này, hải quân hạm đội Nam Dương nhà Thanh
xuất phát từ Thượng Hải từ tháng 12, định phá vòng phong tỏa
của hải quân Pháp. Lực lượng đặc nhiệm Thanh gồm có 3 tàu tuần dương hạm, 1 tàu khu trục và 1 thuyền buồm
loại nhỏ, chỉ huy bởi Đô đốc Wu An-k'ang. Tới mãi tận giữa tháng hai, quân
Thanh mới đến Shipu và chạm trán hạm đội Pháp, nhưng vì hạm đội Pháp có ưu thế
vượt trội về hỏa lực nên quân Thanh quyết định nhanh chóng tháo lui. Chiếc khu trục hạm Yu-yuen và thuyền buồm Teng Ch'ing
vì chạy chậm hơn nên bị rớt lại, phải quay lại bỏ neo tại cảng Shipu. Trong đêm
ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng hai năm 1885, quân Pháp sử dụng 2 tàu phóng
ngư lôi để tấn công quân Thanh. Khu trục hạm Yu-yuen bị đánh chìm, còn chiếc
Teng Ch'ing có lẽ bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm. Trận này thường bị nhầm với
trận Foochow, vì trong trận đó quân Pháp cũng dùng ngư lôi để đánh chìm 2 tàu
chiến của quân Thanh, trong đó có cả kỳ hạm của quân Thanh. Trận này còn được
gọi là trận "Shei-poo".
Ba tuần dương hạm còn lại của Nam Dương hạm đội chạy
về đến Ninh ba, cùng với 2 tàu hộ vệ của Phúc Kiến
bị hải quân Pháp phong tỏa trong cảng và không có bất kỳ một đóng góp quân sự
gì cho tới khi chiến tranh kết thúc. Lực lượng Bắc Dương hạm đội cũng án binh
bất động dù sở hữu một số tàu chiến hiện đại và có hỏa lực mạnh đủ để đương đầu
với tàu chiến Pháp, nên dù hải quân Pháp bị dàn trải mỏng vẫn có thể phong tỏa
bờ biển miền nam và tây nam Trung Quốc. Tuy bị nhiều thất bại, nhưng với cuộc
chiến ở vào thế giằng co, nghịch lý là uy tín hải quân Thanh trên trường quốc
tế dường như lại tăng lên một chút, vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc đối đầu
với một siêu cường Châu Âu và cuộc chiến ở vào thế bất phân thắng bại[9].
* Trận Ải Nam Quan và Lạng Sơn
Một đạo quân viễn chinh Pháp gồm 2 lữ đoàn
hành quân lên miền bắc xứ Bắc kỳ và chiếm Lạng Sơn vào tháng 2 năm 1885. Một lữ
đoàn sau đó tiến về giải vây Tuyên Quang, nên tại Lạng Sơn chỉ còn lại một lữ
đoàn không có lực lượng yểm trợ. Chỉ huy đơn vị này vì muốn tiêu hao sức mạnh
tấn công của quân Thanh nên tổ chức tấn công quân Thanh dọc biên giới và bị
đánh bại tại trận Trấn Nam Quan. Quân Pháp rút lui về Lạng Sơn và đánh bại cuộc
tấn công của quân Thanh trong trận Kỳ Lừa. Tuy nhiên trong khi giao chiến, viên
chỉ huy Pháp bị thương, và người thay thế ông ta, có lẽ bị hoảng hốt, vội vã hạ
lệnh bỏ Lạng Sơn vào ngày 28 tháng 3. Lữ đoàn rút chạy hỗn loạn về vùng châu
thổ sông Hồng, mất hết các chiến quả thu được trong chiến dịch năm 1885, khiến
cho chỉ huy quân viễn chinh Pháp, Henri Briere de l'Isle, tưởng là tình hinh
vùng trung châu đã trở nên hết sức nguy kich. Ông ta đánh điện báo về Paris , và hậu quả là
chính phủ của thủ tướng Jules Ferry sụp đổ.
Vài ngày sau, Briere de l'Isle nhận ra là tình hình
không đến nỗi xấu như ông ta tưởng, tuy nhiên Nội các mới lên thay ở Pháp đã
quyết định chấm dứt chiến tranh.
Trận thua này, mà người Pháp gọi là "Sự kiện Bắc
kỳ", là một scandal chính trị lớn cho những người ủng hộ chủ nghĩa việc
bành trướng thuộc địa. Mãi cho đến cuối thập niên 1890 họ mới giành lại được sự
tín nhiệm trên chính trường.
Hệ quả
Mặc dù phải rút khỏi Lạng Sơn, nhìn tổng thể thì quân
Pháp vẫn chiếm ưu thế, cộng với các chiến thắng trên biển, khiến cho Lý Hồng
Chương phải ký một hiệp ước gây nhiều tranh cãi ngày 6 tháng 9 năm 1885. Theo
hiệp ước này, nhà Thanh chấp nhận Hòa ước Huế và từ bỏ quyền bá chủ trên lãnh
thổ Việt Nam .
Không lâu sau An-nam (Trung kỳ) và Bắc kỳ bị sát nhập vào miền Nam kỳ thuộc
Pháp. Ảnh hưởng đáng kể nhất của cuộc chiến với Pháp là nó hạ bệ chính phủ lâu
năm của Ferry. Ông Ferry không bao giờ có thể lại trở thành Thủ tướng được
nữa.(Tai sao?)
Bản Hiệp ước này gây nhiều tranh cãi đến mức Lý Hồng
Chương và chính quyền nhà Thanh phải chịu nhiều chỉ trích nặng nề, đồng thời
tạo ra một làn sóng ái quốc khắp Trung Hoa. Cuộc chiến tranh là một bước quan
trọng trong quá trình sụp đổ của nhà Thanh,
do bị mất uy tín và do sự hủy diệt Nam dương Hạm đội. Nó cũng chỉ ra
những yếu kém trong hệ thống quân sự cuối đời nhà Thanh, khi mà các đơn vị địa
phương quân, cũng như bắc quân (gồm cả hải-lục quân) từ chối tham chiến. Tuy
không bị thất bại trên chiến trường, nhưng các mục tiêu chính trị mà nhà Thanh
đặt ra đều không thực hiện được, như ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Pháp ở
Bắc Việt, nhà Thanh phải chấp nhận mất nước chư hầu Việt Nam và chấp nhận tất
cả các hòa ước mà Pháp đã ký với nhà Nguyễn. Về mặt quân sự, tuy các tổn thất
nhân mạng có thể chấp nhận được, thì các thiệt hại vật chất rất to lớn và khó
bù đắp. Hạm đội Phúc Kiến (tức Nam Dương hạm đội) bị hủy diệt, cảng Phúc Châu
bị phá hủy, tổn thất về khí tài, chi phí quân sự, thiệt hại kinh tế của nhà
Thanh lên đến 100 triệu lạng bạc, đồng thời mắc nợ thêm 20 triệu lạng bạc nữa[10].
Hệ quả chính trị là phái cải cách trong chính phủ nhà
Thanh hoàn toàn mất uy tín và bị gán trách nhiệm cho thất bại. Phong trào Tự
cường thực hiện được hai mươi năm nay bị phá sản. Việc mất Việt Nam cũng mở
đường cho Đế quốc Anh đặt yêu sách lên nhà Thanh đòi tách Miến Điện khỏi vùng
ảnh hưởng của Trung Quốc vào năm 1885 (dù vẫn chấp thuận để Miến Điện tiếp tục
triều cống), và Nhật Bản nhân cơ hội bắt đầu tỏ ý nhòm ngó Triều Tiên. (TL:
WKP-TV)...
KÍNH THĂM NHẠC SĨ TÔ HẢI ...
Trả lờiXóaTHÂN MONG Bậc Sĩ phu như Ông chóng bình phục
Thân quý
Thoát Hán bằng Con đường hướng về Tây phương như Minh trị Thiên hoàng dẫn dắt Dân tộc Nhật Bản
****************************************************
Thoát Hán bằng Đường về Tây phương
Tựa Phong trào Duy Tân (0) viễn kiến phi thường
Như Minh trị Thiên hoàng dẫn dắt Dân Nhật
Nhìn Tượng Cha Đắc Lộ (1) nghĩ kính thương
Cất công ngày đêm La tinh hóa Tiếng Mẹ
Thoát Hán chữ ngoằn ngèo rắn rết vươn
Dễ phổ thông hóa chống nạn mù chữ
Hội nhập sáu châu lục năm đại dương
Đi giữa phố Paris Người từng qua Một thuở
Nhìn trời thấy Hy Mã (0) kính dâng Nhang hương .. ..
TRIỆU DÂN LÀNH
ngày 24 tháng 3 năm 1926 - ngày 24 tháng 3 năm 1926...
Quận 14, Paris - Nhân Kỷ niệm 60 Năm ngày Húy
nhật Chí sĩ Phan Châu Trinh
(0) Chí sĩ Phan Châu Trinh bút hiệu Hy Mã Người khởi
xướng Phong trào Duy Tân chủ trương Bất bạo động
cùng thời với Thánh Gandhi và Con đường Dân chủ
hóa hướng về ngả Tây phương...
(1) Đức Cha Alexandre de Rhodes, sinh tại Avignon,
Miền Nam nước Pháp ngày 15 tháng Ba năm 1591 có
thời qua Việt Nam truyền đạo và sáng chế ra Tiếng
Việt hiện đại ... và mất ngày 5 tháng 11 năm 1660
tại Ispahan (Perse xứ Ba Tư )
Trả lờiXóaViện Khổng Tử (1) : dây cung của chiếc "nỏ thần" Trung Quốc
*************************************************
Khổng giáo - cái tôn giáo đạo kinh doanh rất mềm nhưng cực cứng !
Khổng giáo chợt hồi sinh bơm bởi Bắc Kinh
Sự trỗi dậy Hòa Bình ( !!) vươn lên của Trung Quốc
Sau khi Cách mạng Văn hóa Mao Trạch Đông vứt vào thùng rác Tàu sử
Viện Khổng Tử mọc lên như nấm dại
Thay cho lỗ trống tư tưởng Cộng sản
Khổng giáo - cái tôn giáo đạo kinh doanh rất mềm nhưng cực cứng !
Khổng giáo là lão ông thần tài Trung Hoa thờ trong góc xó
Khổng giáo bành truớng quảng bá trên toàn thế giới
Nhất là châu Phi châu Á như cột trụ quyền lực mềm Tàu
Khổng Tử - Lão Tử - Mặc Tử - Tôn Tử
Quyến rũ hớp hồn hàng triệu chú lọ cô lem
Quyến rũ hớp hồn hàng triệu chú nghệ cô vàng mất hướng lạc hồn
Để cho gió đông gió Tàu hợp tác mua chuộc lôi cuốn
Khổng giáo như làn gío LÀNH hay gió CHƯỚNG thổi khắp bốn phương
Luồn theo cơn bão Tòan cầu
Len vào cơn lốc khủng hoảng tài chính thế giới
Vận hội rồng mây cho Tàu nâng cao quyền lực mềm hỗ trợ bành trướng Đại Hán kinh tế
Mô hình Trung Quốc tiếp thị chào đời
Quên cả biên giới biên cương
Quên quà tặng tẩm thuốc độc
Quên tặng phẩm là viên đạn bọc đường
TỶ LƯƠNG DÂN
1. Từ năm 2004, đã có gần 300 Học viện Khổng giáo
được dựng lên trên khắp thế giới, trong số này Thái Lan
lãnh đủ 30 Viện Khổng Tử và 30.000 sinh viên Thái lan
du học Trung Quốc năm 2008 vượt con số du học Mỹ là
đích đến của sinh viên Thái lan du học trước đây !!
Chúng ta chống Trung Quốc là chống giùm cho những dân tộc chưa biết dã tâm của Trung Quốc.
Trả lờiXóaĐây là một bài viết công phu hiếm thấy của Đại Tá Bùi Văn Bồng , Cảm ơn ông đã dành nhiều thời gian và tâm sức để tổng hợp , chỉnh lý tư liệu để đem đến cho bạn đọc những nhận xét và đánh giá rất sâu sắc và đầy đủ về tương quan mối quan hệ Việt – Trung -- Pháp trong quá khứ , độc giả nóng lòng chờ đợi những phần tiếp theo .
Trả lờiXóaNhờ bài viết này , chúng ta có thể nhìn lại một cách tương đối đầy đủ , cũng như tham khảo thêm các tư liệu lịch sử thì chúng ta có thể thấy rằng trong suốt chiều dài lịch sử của mình , dân tộc Việt Nam hầu như không mấy khi ăn ngon – ngủ yên với Trung Quốc , chúng ta chủ yếu tìm cách đối phó với sự xâm lược từ phía họ . một bài học có tính quy luật được rút ra là mỗi khi đất nước có một chính quyền trung ương nhu nhược , yếu kém và năm bè bảy mối thì khi đó luôn luôn là miếng mồi ngon dụ mọi kẻ xâm lược , dân tộc Việt Nam hãy tự nhìn nhận mình một cách công bằng và nghiêm túc để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai .
Để gió cuốn đi
Có nhiều chi tiết lịch sử mà đến nay tôi mới biết nhờ đọc loạt bài này của Bác Bùi Văn Bồng - Xin cảm ơn tác giả .
Trả lờiXóa