Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 10


* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo – Kỳ 10)
                ... Ngược lại với sự ích kỷ, hy sinh quyền lợi dân tộc của đảng CSVN, qua quyển hồi ức này ta thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt quyền lợi dân tộc của họ lên trên hết. Họ luôn muốn thực hiện ý đồ bành trướng của họ để làm lợi cho người Trung Hoa. Ông Trần Quang Cơ cũng nói đến việc “Trung Quốc uốn mình để thích nghi với thế cực”. Đảng CS Trung Quốc đã sẳn sàng thân với Liên Xô và Hoa Kỳ khi cần thiết để củng cố quyền lợi của họ. Đảng CS Trung Quốc không ngần ngại bang giao với một nước khác ý thức hệ với họ giống như Hoa Kỳ. Trong khi đó, cũng là đảng CS, nhưng đảng CSVN vẩn muốn “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Hiện tại, tuy đã bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Mỹ nhưng vẩn có nhiều vị trong bộ chính trị đảng CSVN vẩn xem Hoa Kỳ là kẻ thù, vẩn lo ngại Hoa Kỳ dùng “diễn tiến hòa bình” để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

                 Tổng hợp từ “Hồi ức và suy nghĩ” của Trần Quang Cơ:
… Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi BCT họp (15-17/05/1991) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và về việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, cuộc gặp cấp cao Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có câu “có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”. Cuộc họp này có mặt đầy đủ tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, các ủy viên BCT Đỗ Mười, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
Anh Tô nói:
- Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu hơn thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì đây là tự kiểm điểm. Tôi ân hận ở hai chỗ. Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói trước là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng… Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh em bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus”, còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm, nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản Thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì có thể ta có cách bàn thêm với họ. Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thỏa thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời tổng bí thư, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ta sang gặp tổng bí thư và chủ tịch Quốc vụ viện, họ lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng cơ hội lớn nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của bạn CPC, rất gay gắt. Tôi hiểu là bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho là ta làm sau lưng, có hại cho người ta.
            Anh Linh:
- Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tínhđến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khơ-me đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
            Anh Thạch:
            … - Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Nông Pênh, Hun-xen nói là trong biên bản viết là hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1, nhưng băng ghi âm lại ghi rõ là anh Linh nói “Không có vấn đề gì”.Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu? Tại Tokyo tháng 6/1990, Sihanouk và Hun-xen đã thỏa thuận thành phần SNC gồm 2 bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang Nông Pênh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc theo “consensus” trong SNC, anh Hun-xen nói riêng với tôi: chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng là Campuchia bị Việt Nam và Trung Quốc ép. Như vậy dù là “consensus” cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Nông Pênh thắc mắc nhiều với ta. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô, và nói họ là lãnhđạo Việt Nam không đáng tin cậy, Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta.
Hôm sau, BCT họp tiếp, anh Mười nói: Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hun-xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thành Đô thì tốt hơn…
Anh Tô:
- Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào? ở Thành Đô điều ta làm có thể chứng minh được, nhưng Campuchia cho là ta giải quyết trên lưng họ.Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận về sau này sẽ để lại hậu quả.
            Anh Mười:
…- Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Bạn Campuchia nghĩ gì ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của Campuchia.
Anh Thạch:
- Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô “consensus” (nguyên tắc nhất trí).
Anh Võ Văn Kiệt:
- Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.
Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: Mình hớ, mình dại rồi mà cũng còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái lý đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.
Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Nông Pênh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28/2/1991, Hun-xen phát biểu:
“Như các đại biểu đã biết, vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao này rất phức tạp chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không ít đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến nó thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.
Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Nông Pênh, ngày 28/9/1990, Hun-xen đã có những ý khá mạnh khi nói về thoả thuận Thành Đô: Khi gặp Sok An ở Băng Cốc hôm 17/9, TQ dọa vàđòi SNC phải công nhận công thức mà VN và TQ đã thỏa thuận. Nhưng Nông Pênh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trảlời TQ là ý này là của VN không phải của Nông Pênh.
Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thếsẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó chậm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.
Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện giải pháp đỏ ở Campuchia là không phù hợp với Nghị Quyết 13 của Bộ Chính Trị mà còn gây khó khăn cho ta trong việc đa dạng hóa quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó để bôi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
Cùng với việc ta thúc ép Nông Pênh đi vào giải pháp đỏ, việc ta thỏa thuận với Trung Quốc về công thức HĐDTTC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của bạn Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ của ta với Campuchia và Lào…
                     *       *       *
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: “Lâu nay khi nói đến chống diễn biến hòa bình chúng ta thường chỉ chú ý nhìn về phía tây, phía các nước đế quốc thù địch cũ. Thế là chệch hướng rất tai hại, là mất cảnh giác rất nghiêm trọng, một sự mất cảnh giác chiến lược ...Trước hết phải vạch ra cho cụ thể, dứt khoát: trong các thế lực thù địch hiện nay, thì thế lực nào là nguy hiểm nhất? Câu trả lời đã rõ như ban ngày: đó là thế lực bành trướng hiện đại trong giới cầm quyền Trung Quốc, chứ không phải những thế lực từ phương tây hay từ cộng đồng người Việt hải ngoại."
Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo sự "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.
Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, Hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Giai đoạn sau 1991
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Báo chí Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo hai nước, cho dù hai bên có tranh chấp tại khu vực biển Đông mà cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền. Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
(còn tiếp)
----------------

3 nhận xét:

  1. Tương lai TQ là bất ổn, xét theo góc nhìn biện chứng.

    Trả lờiXóa
  2. Dinh cao tri tue? that hai huoc! Dan toc nay da ngan can treo soi toc!

    Trả lờiXóa
  3. Tư duy tôi mọi,tư duy nô bộc ăn sâu bám rễ vào não còn chổ nào cho sáng suốt ,minh mẫn nữa.Ghế càng cao trí càng thấp ,lãnh đạo như thế đã để lại hậu quả nặng nề cho Đất nước
    Cuối cùng thì dân lãnh đủ
    Chỉ khi nào đảng công sản TQ tan rã thì VN mới có tương lai

    Trả lờiXóa