* BÙI VĂN BỒNG
Đất nước có chủ quyền, công dân có quyền làm chủ ở một
nước độc lập ‘chính hiệu’, được thế giới công nhận đã 68 năm rồi, nhưng chiều
31-5 mới đây, các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp 5, khóa XIII, mới thảo luận Luật Tiếp công dân.
Thế mới biết, người
ta cứ hô hào và tự xưng với sự đắc ý là “nhà nước pháp quyền”, nhưng việc tiếp
công dân từ xưa đến nay là tùy tiện, tùy hứng, khoái thì làm, thích thì tiếp, không
ai có quyền nói nhà chức trách chuyện gì cả. Gọi là nhà nước pháp quyền, nhưng
cái ‘pháp’ vừa quá thừa lại vẫn thiếu, bỏ ngỏ nhiều khoảng trống vô lý; cái ‘quyền’
càng không thuộc về dân. Quyền làm gì là của chính quyền. Còn như ‘dân chủ’ (có
chăng) chỉ là nước sơn hào nhoáng.
Hơn nửa thế kỷ, không hiểu công dân “là cái thứ gì” cho nên có vụ việc qua 5 đời Bí thư, Chủ tịch
(trên 20 năm) vẫn "chuyển” do các Bộ, chính quyền địa phương không thống
nhất cách giải quyết. Đơn khiếu nại, tố cáo của công dân cứ bị “chuyển tiếp’ từ
người này, sang người kia, ban này sang bệ nọ, bộ này sang ngảnh khác, dưới chuyển
lên trên, trên trả lại cho dưới ‘tự xử’, cái vòng luẩn quẩn do vô trách nhiệm,
do sợ đụng chạm và nhiều lý do khác lộn đi lộn lại còn hơn cả đèn cù. Ấy thế,
nhưng khẩu hiệu cứ sáng choang: “Của dân, do dân, vì dân”! "Vì" ở chỗ nào? Không ít trường hợp
bị oan khuất, một người trung niên vác đơn đi kiện gần suốt đời, đến khi chống
gậy vẫn là con số không, lại còn tốn kém biết bao tiền bạc, mất công hại sức, thậm
chí còn bị chính quyền đe dọa, đưa vào “sổ đen thuộc đối tượng chống đảng, chống chế độ”. Theo kiện gần suốt đời, tiền mất tật mang, bị nghèo hóa, sức mòn, niềm tin cũng mòn dần rồi mất hẳn niềm tin, cũng chẳng thấy cái "lòng tin chiến lược " nào để hướng theo, cuối cùng bị chết trong oan ức, tức tưởi. Không ít người thà theo kiện đến
chết để quyết đòi cho được quyền lợi chính đáng của mình, để làm rõ trắng –đen, công lý, nhưng đến khi
chết vẫn chưa được giải oan!
Thảo luận ở tổ, các đại biểu đều khẳng định rằng: Cần
phải có giải pháp để ngăn chặn hiện tượng "chuyển”, “kính chuyển” này. Vì những tồn tại trầm kha trên đây, ĐB Đỗ Thị
Hoàng và ĐB Phạm Bình Minh (đoàn Quảng Ninh) băn khoăn đặt câu hỏi: nếu chỉ
thuần túy là tiếp dân thì có cần thiết phải có một luật về nó hay không? Mặc
dù, ai cũng biết, mục đích ban hành luật là để công tác tiếp công dân góp phần
giảm những vụ việc bức xúc trong nhân dân. Cái gì cũng luật, đến khi có luật
rồi cũng không ai làm theo, trong khi từ cái gốc thể chế chính trị đã có quy
định các chế độ trách nhiệm, ăn lương của dân mà không làm cho dân thì ắt là kẻ
‘ăn không ngồi rồi’. Đã đến mức phải “luật hóa” những việc thuộc về trách nhiệm
của người hưởng lương, thế thì chẳng còn ra thể thống gì. Nếu với đạo đức, tác
phong, lối sống kiểu đó, có luật cũng chưa chắc đã ‘cột’ họ được vào chuyện gì.
Theo luật mà kiện họ ư? Chỉ là ‘con kiến đi kiện củ khoai’ mà thôi. Như kinh
nghiệm được đại diện đoàn Gia Lai đưa ra, thì mặc dù đã có hẳn lịch tiếp dân
nhưng dường như tâm tư nguyện vọng của nhân dân vẫn kỳ vọng nhiều vào ĐBQH vì
cứ nghĩ "cái gì thì ĐBQH cũng giải quyết được hết”. Thực tế, chuyện đó còn
khuya!
Đại biểu Hà Sơn Nhịn (đoàn Gia Lai) kiến nghị khi góp
ý vào Dự thảo Luật Tiếp công dân. "Tiếp để làm gì vì nhiều khi những ý
kiến bị chìm khuất, bị rơi đi đâu không biết”. Còn ĐB Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái
Nguyên) nêu ý kiến, đồng thời đề xuất: Phải có chế tài, trách nhiệm, thời hạn
xử lý các vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân ĐBQH chuyển đến sau khi tiếp
dân. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nêu ý kiến về trách nhiệm người
đứng đầu cơ quan tổ chức trong tiếp công dân- theo ĐB này thì đây mới là khâu
quan trọng vì nhiều khi dân được tiếp xong mà đợi mãi vẫn không có câu trả lời.
ĐB Vũ Chí Thực (đoàn Quảng Ninh) nói thêm: Có thực tế, là dù đã có quy định
người đứng đầu tiếp dân 1 lần trong tháng nhưng quy định ấy ít khi được thực
hiện đầy đủ. Phải hiểu tiếp dân mà không tốt có nghĩa làm công tác dân vân chưa
tốt- ĐB Thực nói.
Thôi thì, dù sao cũng có luật này, luật kia thì các
dại biểu QH mới có cái để thảo luận, bàn bạc. Cũng bỏ công tốn tiền của dân của nước đi họp
nhiều kỳ cho hết khóa. Một thực tế để rồi đừng ai hy vọng nhiều vào luật, hoặc
quá tin rằng có luật rồi thì công dân được tôn trọng hơn. Việt Nam không phải
là một quốc gia thiếu luật. Mỗi kỳ họp QH thảo luận, cho ra luật mới, bổ sung
luật cũ cả ‘chùm luật’. Sản xuất luật ở đất nước “văn minh, dân chủ, hạnh phúc
nhất thế giới” này cũng thuộc hạng nhiều nhất, nhanh nhất và nhiều nhất thế giới.
Nhưng, quả nhiên như cố Luật gia Ngô Bá Thành đã nói: “Việt Nam có cả rừng
luật, nhưng lại làm theo luật rừng”.
BVB
-----------------
Tôi đã từng nhiều lần đến Đại sứ quán VN tại một nước ở Đông Âu làm giấy tờ, hộ chiếu.vv...giờ làm việc từ 10h đến 12h vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Một cơ quan đại diện cho một quốc gia làm việc 6 tiếng đồng hồ trong 1 tuần? Có quốc gia nào trên thế giới có LUẬT làm việc và tiếp công dân như thế không?
Trả lờiXóaCó luật thì tốt rồi, nhưng ai thi hành luật và ai trừng phạt những kẻ ngồi trên luật hay bỏ qua luật. Nước ta không thiếu luật nhưng luật đâu có giá bằng phong bì. Những kiểu " làm luật " mà dân gian ám chỉ việc hối lộ cho công quyền đã quá phổ biến. Không tiêu diệt được tham nhũng thì chẳng có luật nào mà lũ sâu bọ không lách được để hành dân. Hãy thay đổi cơ chế điều hành đất nước !
Trả lờiXóaLà môt bộ phận không nhỏ của Cụ Trọng nó rứa đấy. Đất nước ta rừng vàng biển bạc cần gì làm đã có Nhà nước lo?.... Thật TỆ QUÁ CƠ
Trả lờiXóa92 tuổi:
Trả lờiXóa- Khụ! Khụ! Đã bảo kiếp trước ở ác quá nên kiếp này tụi bay phải sống khốn khổ khốn nạn như vậy. Cằn nhằn cái gì nữa. Thôi, ráng tu tâm dưỡng tánh đi, kiếp sau được thành công dân nước khác, Bỉ Lị Thì chẳng hạn...
- Bỉ Lị Thì là một tỉnh của Trung Quốc hả ông ngoại? Ông ngoại nói sao chứ, phải thật ác kiếp này kiếp sau mới bị là người Trung Quốc, bị xe tăng cán chết khi chống tham nhũng, đòi hỏi dân chủ.
- Mày ngu quá con ơi. Bỉ Lị Thì ở Âu Châu mà. Cạnh Nam Tư Lạp Phu, Ý Đại Lợi, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi... gì gì đó!
- Ông ngoại nói toàn tên anh hùng hảo hán lục lâm của tụi Trung Quốc, rồi nói con ngu là sao?
- Vậy bây giờ tụi bay học cái giống gì mà ngu cải trời dzậy?
- Không biết nữa ông ngoại ơi. Ba má con không có tiền cho con học thêm. Ở trường thầy cô dạy quấy quá không à...
- Cái nầy gọi là - tiên học dốt, hậu học ngu đây? Ôi Trời!
Kèm theo "phong bì", chẳng thằng đầy tớ nào muốn "chuyển" nữa, giải quyết ngay!
Trả lờiXóaSao chưa thấy quốc gia nào có nhu cầu "nhập khẩu...Luật", nếu có, chăc VN "thu" được một khoản tiền to nhờ..."xuất khẩu luật" , bác Bồng nhỉ?
Trả lờiXóaCái câu "Anh hùng Núp"; "Đi mũi Né";... đang là mô đen.
Trả lờiXóaCứ cái đà này, trong tương lai bóng chuyền VN sẽ đứng đầu thế giới!
Trả lờiXóaĐâu chỉ có "chuyển" mà là "chuyền bóng" nữa chứ! Dân đen chạy theo mệt bở hơi tai, tốn công, tốn sức và tiêu hao "niềm tin" vào chế độ cùng các "quan phụ mẫu"!
Trả lờiXóa