* MARIANNE BROWN
Người
dịch: Dương Lệ Chi
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc
đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam .
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân
nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận
chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn
ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong
một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm
ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu
viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương
tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như
các blogger.
Dần
dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự
việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành
yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.
Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt
Nam, đất nước được xếp hạng 172/ 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Các biên
tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn”
những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những
báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm
duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng
rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4,
một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng
chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt vơi sngười dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu
được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây
một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng
bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.
Một
tổ chức phi chính phủ, Trung tâm nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red
Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc
Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các
cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.
Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ
chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về
câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường
vì lý do an toàn“.
Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua.
Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản
kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát
thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.
Một nhà báo Việt Nam , Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự
kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương
tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng
chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi
người đưa tin về sự việc đó“.
Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần,
và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng
[của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế,
giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình
hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà
nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm
của nhà nước“.
Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất
là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới.
Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc
giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không
quan tâm đến các vấn đề của nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các
nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút
do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu
kém của các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình
[chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”.
Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có
nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.
Đại sứ Anh ở Việt Nam
nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ
lực phát triển cho Việt Nam .
Anh
quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam ,
cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ
Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng
một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống
tham nhũng.
Ông
nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để
giải quyết thách thức đó“.
Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương
tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp
thúc đẩy phát triển.
Ông
nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng
trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá
nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.
Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam , cho biết,
ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên
nghiêm ngặt hơn.
Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của
chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]“. Ông
tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm
soát ý kiến của công chúng.
Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ
mất“.
Nhà
báo [Nguyễn Thị] Hương nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường
hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú
vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô
đưa tin của các blogger.
Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước
bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ
không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.
Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết
blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã
không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng
trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.
Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị
cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây
áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho
biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan
tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog
của anh.
Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có
thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí.
Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng
quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến
sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một
bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam ,
công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng
internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được
sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.
Đại
Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet là “quá
bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về
tự do ngôn luận ở Việt Nam “.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của
nhà báo và của các blogger ở Việt Nam . Ông Minh, Giám đốc Red
Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp
cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và
điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và
xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ
có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.
Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà
báo Việt Nam
nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định
của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật,
các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam ,
nên họ có mặt ở đó là đúng“.
Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các
mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các
quyền của họ.
Ông
nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm
duyệt hơn“.
Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA
– Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài
viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.
.
————–
*
Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện
(**) Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change
is not in the air.”
-----------------------
Nguồn: The Diplomat / http://vanghe.blogspot.com/2012/07/bai-viet-hay345.html
(một số chỉ dẫn LINK màu xanh đã bị hacker thay hình chặn mạng)
(một số chỉ dẫn LINK màu xanh đã bị hacker thay hình chặn mạng)
-----------------
Thấy một xã hội nghẹt thở, và sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị CP bắt và qui vào tội 88, 258 gì gì đó. Khổ cho người dân VN sống trong hàng cọp.
Trả lờiXóa"Khổ cho người dân VN sống trong hàng cọp."
XóaThế nhưng đã cưỡi trên lưng cọp, cũng nên dụng xà-beng mà xỉa răng cho nó.
.
"nghẹt thở" - có thể có.
Trả lờiXóa"sợ hãi" - có thể không.
Tự do báo chí là mầm mống của thay đổi, nhưng tăng cường đàn áp nó lại là bắt đâu sự kích hoạt sự thay đổi.
Trả lờiXóaAi cũng thở tốt cả,ở nông thôn thì thở tốt hơn.
Trả lờiXóaNhưng phải nói rõ là khi bộ máy chính quyền và của đảng toàn những người dốt và bất lực không đủ trình độ tri thức đối đáp lại thì dỡ trò côn lôn ra thôi.
Không có bộ máy chống cộng của chúng tôi nào tốt hơn bộ máy và công chức hiện nay.Ngô Đình Diệm và ông NHu ở lái Thiêu đội mồ lên phải than rằng: Sao ngày xưa Ta không tìm mấy tay này làm thầy.
Vật tư nông nghiệp,thuốc chữa bệnh phải nộp thuế dồn lên đến 30%,lãi ngân hàng dồn lên 20% thì nông dân còn gì ăn mà đòi có lãi.
Cầu đường,Điện,Xăng dầu ăn tàn bạo,đến thằng em tôi nhà thầu tép riêu ở tỉnh nhỏ xíu mà từ tay trắng thành giàu có số 1 thì sẽ chẳng còn...
Thiên hạ tức quá nên lập BLOG vạch trần để cứu nước cứu dân,để đất nước khỏi đổ vỡ...thì nó bắt thôi,Nay nó bắt ta ,ngày mai ta lại bắt nó.Đó là cái vòng quy luật muôn đời trên đất VIỆT này mà.
Nhưng nhớ là làm gì thì cũng không được đụng bọn đi kháng chiến tụi tui đấy nhé.Đụng đến chúng tôi thì Kẻ nào cũng tiêu,như bọn hiện nay chẳn hạn.
Không truy lĩnh lương trong thời kì kháng chiến thì hàng tháng cũng phụ cấp cho người ta,Ai ngờ chúng cũng cướp trọn,đỗ thừa bậy bạ.
Toàn dân Blog dũng cảm tiến lên,nói như TỐ HỮU,
Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước,
Chọn một dòng hãy để nước trôi.
Hay,
Tôi buộc hồn TÔI với mọi người,
....Với bao hồn khổ.
Hay như ý cụ Trường Chinh,
Văn chương phải vị nhân sinh.Tất nhiên nghệ thuật bản thân nó là vị nhân sinh rồi,nên nghệ thuật vị nghệ thuật đâu có sai.
Hay như BÁC HỒ DẠY,
Văn,thơ,báo chí,Blog...cũng là vũ khí.Thật ra nó hơn đại bác,đại liên nhiều.Suy cho cùng Blog hơn BOM do B52 thả đấy.
Tác hại chính của bom B52 là hợp lực của xung động cưỡng bức.Tác dụng của Blog là hợp lực tác động cưỡng bức của thông tin và văn hóa.Suy cho cùng không cái nào hơn cái nào.
Tham gia cho vui,kẻ xấu thì lập lại lương tâm,người tốt thì nuôi hi vọng và ý chí. Còn DA lông mọc,còn CHỒI nỡ hoa ...đấy mà.
Xót xa thay !! 68 năm qua kể từ khi có tuyên ngôn Độc lập khai sinh nền dân chủ cộng hòa mà đến ngày hôm nay vẫn chưa thực hiện được Dân tộc ta vẫn trong vòng luẩn quẩn .Càng ngày càng xuất hiện nhiều Blog bị bắt bớ và đàn áp, điều đó cho thấy chính quyền VN (trong đó có ĐCSVN ) cố tình đi ngược lại bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người. Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước lịch sử Dân tộc .Hãy thoát khỏi u mê và từ bỏ những chủ nghĩa viển vông mơ hồ để cho tương lai nước Việt được tươi sáng hơn hỡi những người CS bảo thủ và hèn hạ !!!
Trả lờiXóaThưa bạn Chanh Tong và các BẠN,
Trả lờiXóaĐCSVN chúng TÔI xong với lịch sử và dân tộc đến ngày làm chuẩn là 1/5/1975 rồi.Sau ngày này,cả lũ chúng TÔI hết trách nhiệm.
Dù sống sót cũng bầm hết cả mình,mẹ,vợ chăm sóc không thì cũng hết thở rồi chứ đâu nghẹt thở.
Đất nước này và dân tộc này ngày nay làm gì thì tùy.Dạy chó mà CHÓ nó còn nghe,Chó giữa chiến khu mà còn biết địch ta,chủ và bạn của chủ.
Còn lũ lâu la sau này,NÓ ăn toàn của NỢ nên BỤNG TO BỰ,mặt đầy mỡ,phồng lên nhầy nhầy thấy gớm...Vậy nên dạy chả thế nào nỗi.
Mấy lão ức quá,bỏ tiền góp mua máy chủ,rồi tương lên tờ báo BLOGS....đúng quá đi chớ.Dẹp đầu này thì HỌ tương chỗ khác,nhưng quá hèn,đụng thử diễn đàn của VOANEWS,Mỹ nó đập cho vỡ đầu.NÓ chửi còn ghê hơn Blog ở VIỆT NAM nhiều.
Chửi nhau chả tốt gì,nhưng mà vui,vui hơn câu lạc bộ nhiều.Bất lực thì mượn cớ bắt thôi,càng bắt nó càng vùng lên chửi cho nát.
kể chuyện vui,mà có thật,
Khi PHÁP đỗ quân,tấn công lên bãi biển LONG PHỤNG,Mộ Đức,Quảng Ngãi....DÂN đánh mõ,nghe tiếng mõ thì cả huyện,huyện bên cũng đánh mõ.
Hợp ÂM của tiếng MÕ thật là giữ dội,cả tiểu đoàn PHÁP quay lại lên TÀU chuồn,quá sợ.Suốt 9 năm chống Pháp,Pháp nó sợ nên dám léo đến Quảng Ngãi đâu.NÒ điên nên thả BOM thôi.
Nay hợp ÂM của BLOGS thì bọn gian nó sợ là đúng thôi.
Nhưng sự đời,CÒN DA LÔNG MỌC CÒN CHỒI NỠ HOA...
Cuộc đời phải đáng sống chứ nhỉ? Sao nó lại trở nên ngột ngạt như vậy?
Trả lờiXóaThực ra, chẳng có cái gì là nhỏ bé đâu. Hãy nghĩ về thần thoại Hy Lạp. Các vị thần Titan không bao giờ ngủ, luôn canh chừng cho loài người.
Ở nông thôn,ngủ thì mở cửa sổ,gió lồng lộng.Ở TP thì mở máy điều hòa,giờ nó chạy im re...lấy đâu mà ngột nghạt,nghẹt thở các bạn.
Trả lờiXóaBây giờ đăng báo thì phải nộp tiền,thì cứ lên blog cho vui.góp chút lòng trả nợ nước non.
Lỡ bị tóm cổ như anh Nhất,chú Đào thì ít hôm rồi ra.Phải yêu và lạc quan,phải vào ra tù cho đời biết tù...từ đó viết lách văn chương mới sâu,phong phú và sống động...có thực tế thì văn chương mới hay.
Chính phủ bắt công dân cũng chẳng sướng gì,công dân bị bắt cũng chẳng khổ gì...Qua tù học khối chuyện hay đấy.Mình đã ở tù rồi,có tù mới biết.Vào tù mới thấy cả đống tù đau riêng gì mình.
Làm blog cứ làm,ngăn đầu này mọc đầu nọ.
Máy chém còn chưa ngán,BOM đạn ầm ầm mà chả chùn bước,TÙ và đối chất với công an cũng chỉ một cuộc mua vui thôi.
Trả lờiXóaBức Tường Lửa
Em chết bên tường lửa
Sau những lần trao tin
Như chim câu bên cửa
Khát trời Tự Do xưa
Trên xa lộ thông tin
* * *
Em chết bên tường lửa
Bàn tay lông lá ... tìm ...
Điện thư anh đưa tin .. ..
Trên lục địa thứ sáu
Hư ảo ta tìm nhau
Em chết bên tường lửa
Viên đạn ghim tim câu
Tìm anh trên mạng du
* * *
Em chết bên tường lửa
Tay với nắm tập thư
Tự Do mãn nguyện chứ !
Em sinh viên Hà Nội
Chết trên tường lửa rồi !
Tập Nhân Quyền trao hết
Hồn chết mắt sáng ngời
Trận chiến tranh thông tin
Lung lạc bắn niềm tin
Như mợ thím đã chết
Bom đạn tang đồi sim
Anh thấy bàn tay nhỏ
Em gục bên tường lửa
Vươn mộng ước cánh cò
Hoài bảo là quán trọ
* * *
Em chết bên tường lửa
Hà Nội trời chợt mưa
Gió bấc về đêm xanh
Khát vọng chim bên cửa
Vạn Lý tường lừa phủ kín Quê Hương
Lửa Tây Tạng
Lửa Hoàng Sa - Trường Sa
Truyền thông Việt Nam không hề nhắc đến
Vạn Lý Tường Lửa bao bọc Tổ Quốc
Vạn Lý Tường Lửa bịt bùng Đất Nước
Vạn Lý tường lừa phủ kín Quê Hương
Đuốc Thế vận bị dập tắt tại London
Đuốc Thế vận rước chui trong xe búyt giữa Paris
Truyền thông Việt Nam không hề nhắc đến
Vạn Lý Tường Lửa bao bọc Tổ Quốc
Vạn Lý Tường Lửa bịt bùng Đất Nước
Vạn Lý tường lừa phủ kín Quê Hương
Một Thế Giới - Một Ước Mơ
One World, One Dream
Điều sỉ nhục cho Phong trào Olympic
Trong Lịch sử Thế vận
Duy nhất Đuốc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 chịu nhục nhã dập bầm
Đuốc rước lén lút không theo lộ trình
Lễ bế mạc mang đuốc chạy trốn khỏi phi trường quốc tế San Francisco
Trên Bắc Cali Đất thiêng Thánh địa Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt Ma lời vàng
Vạn Lý Tường Lửa bao bọc Tổ Quốc
Vạn Lý Tường Lửa bịt bùng Đất Nước
Vạn Lý tường lừa phủ kín Quê Hương
Một Bức tường ... một chuỗi những Bức tường ...
Bức Tường Bá Linh Chiến tranh Lạnh
Hai mươi Năm sụp rồi một Đêm Xanh
Thế giới Lưỡng cực thành Đa cực
Toàn Cầu tăng tốc nhịp chẳng lành
Một tường vừa đổ Mười khác dựng
Giữa vùng Thánh Địa vẫn tương tranh (1)
Chia giàu-nghèo đôi bờ Mỹ-Mễ (2)
Bức tường trong đầu mỗi cá nhân
*
Sức mạnh Dân chủ và Tự do
Khoan dung cùng Lịch sử hẹn hò
Công dân Trái đất nhận trách nhiệm
Bảo vệ môi sinh cùng ấm no
Đấu tranh trật tự kinh tế mới
Bành trướng hẹp hòi đốt thành tro
Thế kỷ 21 (Hai mốt) vào Cửa lửa (3)
Không còn nhiều Thời gian cùng cho !
*
Đại Hán xây VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
Ngay trên BIỂN ĐÔNG bạt ngàn xanh
Hoa biển sóng tình rồi dậy sóng
Cuốn trôi lũ rợ hung nô Thanh !
Ương hèn tiếp tay lũ bán Nước
Trắng trợn ngang nhiên mộng trướng bành
Bài học Bạch Đằng quét sạch chúng
Lưỡi bò lưỡi trâu cắt bỏ nhanh !
Nguyễn Hữu Viện
Cuộc chiến tư tưởng - ai nắm được phần hồn sẽ chiến thắng.
Trả lờiXóaTôi đọc các blog hàng ngày để biết thật sự chuyện gì đang xảy ra trong xã hội này. Cướp, hiếp... thì đọc báo chính thống là chuẩn
Trả lờiXóaThà cấm tiệt Internet, chứ đừng bắt bớ mấy người già sức yếu. Tội lắm!
Trả lờiXóaGió đưa liệt sĩ về trời
Trả lờiXóaThương binh ở lại chịu đời đắng cay