Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Nợ công: khi lộ hết bản chất sẽ dẫn tới vỡ nợ

Áp lực nợ công đè nặng ngân sách quốc gia, trong bối cảnh bội chi triền miên. Đây là vấn đề được Quốc hội Việt Nam bàn thảo nhiều nhất trong kỳ họp cuối cùng hiện nay. Nợ công của Việt Nam đã tăng hơn 4 lần trong một thập niên, hiện nay theo Bộ Kế hoạch Đầu tư nợ công là 66,4% GDP Tổng sản phẩm nội địa, còn bộ tài chính thì báo cáo chỉ có 59,6% tính đến hết năm 2014.
Phải chăng nợ công của Việt Nam đã rơi vào tình trạng nguy hiểm vượt trần cho phép 65% và khả năng trả nợ rất khó khăn. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua phỏng vấn Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội, trước hết PGSTS Ngô Trí Long nhận định:
- Tôi nghĩ cách tính thứ nhất phải đi theo thông lệ quốc tế, đó là chuẩn nhất. Thứ hai quan trọng nhất không phải mức nợ bao nhiêu, mà vấn đề hiện nay xu hướng nợ công của Việt Nam tăng nhanh và nguồn để trả nợ rất là hạn hẹp, hầu như không có. Một trong những vấn đề từ bài học nhãn tiền của Hy Lạp là gì? là sự không minh bạch, không rõ ràng mà báo cáo tô toàn màu hồng, rồi đến một lúc nào đó bản chất của nó lộ ra thì sẽ đi đến vỡ nợ.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long
Sự thực đó hiện nay là vấn đề Quốc hội đang quan tâm, thứ nhất là vấn đề ngân sách thiếu bền vững. Mặc dù thu thì luôn luôn vượt chỉ tiêu, nhưng mà thu lại không đáp ứng được chi. Vấn đề thứ hai là hiệu quả đầu tư công, hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tất cả đều là nguyên nhân tiềm ẩn, hiện nay đối với các nước thí dụ ở Châu Âu chuẩn nợ công là 60% GDP, thâm hụt ngân sách 3% là báo động đỏ. Việt Nam thì lại khác, tất nhiên so sánh các nước là để so sánh, nghiên cứu thôi. Nhưng vấn đề bản chất của nó là khả năng chi trả, có khả năng hay không? vấn đề làm ăn có hiệu quả hay không? Vấn đề quan trọng là đánh giá thực trạng, nhưng mỗi một cơ quan lại đánh giá khác nhau và Chính phủ thì dựa vào Bộ Tài chính, cho nên số liệu là màu hồng. Đây là những cảnh báo nguy cơ vấn đề nợ công của Việt Nam.
- Nam Nguyên: Như Giáo sư có nói, vay để phát triển có nghĩa là vốn vay phải giúp làm lợi, sinh lời có tiền để trả nợ và tái đầu tư. Nó liên quan đến hiệu quả đầu tư, chi phí và năng suất lao động. Phải chăng Việt Nam rất kém, không thuận lợi trong những đánh giá này?
- PGSTS Ngô Trí Long: Điều này hoàn toàn chính xác, bởi vì trong cơ cấu tổng số nguồn chi của ngân sách, trong cơ cấu thu và chi mặc dầu thu luôn luôn vượt dự toán nhưng chi lại quá phần thu đó, đấy là sự nguy hiểm. Nguy hiểm thứ hai là cơ cấu chi của ngân sách, chi thường xuyên chiếm quá lớn, hiện nay là hơn 70% và phần còn lại thì chủ yếu là để trả nợ. Trong khi theo qui định của Việt Nam cũng như quốc tế, chi để trả nợ trên 25% nguồn thu là cực kỳ nguy hiểm, Việt Nam đang tiếp cận ngưỡng đó. Trong điều kiện đó vay hiện nay nói là phục vụ cho đầu tư nhưng thực chất phục vụ cho vấn đề tiêu dùng, chi thường xuyên. Cho nên bối cảnh thực trạng nợ công Việt Nam thì đây là sự cảnh báo, báo động rất là cao. Nếu cứ tiếp diễn thì trước hay sau hậu quả nhãn tiền như Hy Lạp đã xảy ra.
- Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, trong 5 năm tới VN sẽ phải vay trên 3 triệu tỷ đồng để bù vào bội chi và nợ gốc đến hạn. Câu chuyện này thực chất như thế nào, có đại biểu Quốc hội nói nợ 10 năm đời con phải trả, nợ 30 năm thì đời cháu phải thanh toán. Nhận định gì?
- PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung nguy cơ về nợ công không phải trong tương lai mà đã hiện hữu trước mắt rồi. Không những trước mắt phải trả mà đời con, đời cháu phải trả, không làm khác được. Với cái kiểu như hiện nay thì vài chục năm nữa cũng chưa trả hết nợ được, điều này là nhãn tiền. Thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay nói tóm gọn là như vậy.
Làm sao giữ cho nợ công an toàn
- Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, khi biết được tất cả những thiếu sót khiếm khuyết của hệ thống như vậy, có giải pháp nào được đưa ra để giữ cho nợ công được an toàn hay không?
- PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung như tôi đã có bài viết, trên báo chí cũng có rất nhiều giải pháp. Nhưng vấn đề căn bản thực thi nó như thế nào, lời nói có đi đôi với nhau hay không mới là vấn đề quan trọng. Giải pháp thì rất nhiều chuyên gia có đề án tái cơ cấu, quản lý, xử lý đầy đủ mọi lĩnh vực, tất cả rất rõ. Nhưng căn bản thực thi có đúng hay không, có thanh kiểm tra đúng hay không và có kiên quyết hay không. Thí dụ như vậy, chứ Luật Đầu tư công đã bắt đầu ban hành rồi, nhưng thực thi nó như thế nào có hiệu quả hay không thì đó là một vấn đề. Giải pháp rất là nhiều, các chuyên gia, các đề án, cơ quan chức năng đều nói nhưng cốt lõi vẫn là vấn đề thực thi. Đây chính là sự nguy hiểm báo động của vấn đề nợ công hiện nay ở Việt Nam.
- Nam Nguyên: Và cái chính có phải là phải giảm chi tiêu hay không, hiện nay vẫn quá tay chi tiêu rất bừa bãi. Thưa điều này có đúng hay không?
- PGSTS Ngô Trí Long: Với một bộ máy, cồng kềnh như của Việt Nam mà ngay đại biểu Quốc hội cũng nói là, rất nhiều tổ chức cùng song hành như tổ chức Đảng, tổ chức Chính quyền, tổ chức các đoàn thể và tất cả đều ăn lương nhà nước, trong khi đó năng suất lao động thì thấp,  đây là sự nguy hiểm. Ở Quảng Ninh đã thí điểm nhất thể hóa giữa cơ quan Đảng với cơ quan Chính quyền. Người ta thấy vấn đề đó nhưng họ không triển khai, không thực hiện và với một bộ máy cồng kềnh lớn như hiện nay thì không có một nguồn ngân sách nào có thể kham nổi, đủ nuôi nổi bộ máy như vậy. Chắc chắn với việc đầu tư, trong khi phải nuôi bộ máy quá lớn như vậy thì tiền phát triển cho đầu tư, mà chính nguồn này mới là để trả nợ, không được coi trọng, không đúng thì mức nợ tăng cao và nguồn thu để trả mức nợ đó lại không có, hạn hẹp. Cuối cùng có dẫn tới vỡ nợ thì cũng là chuyện bình thường.
- Nam Nguyên: Thưa ngoài những chuyện bộ máy kềnh càng lớn quá, phải chi cho bộ máy nhiều quá thì lại còn vấn đề thực hiện những dự án không thiết thực tiêu tốn rất nhiều tiền, thí dụ các dự án tượng đài, hoặc dự án cải cách sách giáo khoa lên tới mấy chục ngàn tỷ, rồi sau mới rút xuống. Thực trạng là chi tiêu bừa bãi không nghĩ tới việc phải trả nợ?
- PGSTS Ngô Trí Long: Đây là vấn đề thanh kiểm tra giám sát việc chi tiêu hay là đầu tư không hiệu quả, đầu tư dàn trải, thất thoát, tham nhũng rất là lớn. Ví dụ đầu tư cho giáo dục hiện nay so với thế giới thuộc loại rất cao so với GDP, nhưng thực chất hiệu quả không có. Nói cách khác hiệu quả rất là kém, việc này chắc chắn dẫn tới hiện tượng là khó có thặng dư, tức tiền thừa để có thể trả nợ được.
Hiệu quả theo chúng tôi hiểu một cách rất đơn giản, đó là thu lớn hơn chi hay là đầu ra lớn hơn đầu vào. Điều này Việt Nam hoàn toàn không có và sẽ gây hậu quả khó lường.
- Nam Nguyên: Cảm ơn Giáo sư Ngô Trí Long đã trả lời phỏng vấn.
 
---------------

14 nhận xét:

  1. Dân đen thì chẳng hiểu gì về những thuật ngữ Kinh tế học .
    Chỉ thấy vừa nuôi Đảng , vừa nuôi chính quyền thì nghèo mạt là các chắc .
    Ở các nước tự do chỉ có 1 chính quyền , nhưng tham nhủng nhiều thì cũng lủng túi . Còn VN thì tham nhũng có “ trên từng cây số “ .
    Còn phải kể cán cân mậu dịch thâm hụt nặng nề từ phía TQ , mỗi năm đến cã gần 40 tỉ , chịu đời sao thấu . Tại sao buôn bán với Tư Bản thì thặng dư , còn với bạn vàng , môi hở răng rụng thì bị hụt là tại sao. Hay là tụi nó dẩn dắt tạo ra kinh tế bi đát như vậy để dể bề sai khiến , dễ mua chuộc , dể mua đất nước này luôn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ví dụ : Hy lạp không phải nuôi bất kỳ tổ chức Đảng nào , vậy mà vẫn phải phá sản , vỡ nợ.

      Xóa
    2. Cụ ông nói thiếu nhiều rồi, dân nuôi Đảng, chính quyền, mặt trận, hội cựu chiến binh, phụ nữ, đội, đoàn, hội nông dân, nhà văn, điện ảnh, ... Tất tần tật! Cổ dân thành cổ cò, do đeo nhiều vòng quá trời. Sâu lại nhiều nên cây có lộc có chồi vừa hé nó vặt nhẵn trụi cả...

      Xóa
    3. Dân Hy Lạp lười biếng, chỉ lo "rong chơi cuối trời quên lãng...". Hy Lạp là nôi của các nhà triết học. Bên cạnh đó, triết gia là người chuyên nói lời hay ý đẹp, không động tay động chân.

      Xóa
  2. Còn lạ gì ở việt nam ,có biết có nói cũng chẳng ai nghe
    Quan chức tham nhũng vô độ,hàng hiếp người dân tột cùng
    Từ trước tới nay có câu ,làm thì lao báo cáo thì hay
    Bệnh thành tích năm nào cũng tăng trưởng vượt chỉ tiêu trên giao
    Mỵ dân phét lác
    Lên ông thiệu có câu nói để đời muôn thuở mà ngẫm
    Không nghe cộng sản nói,,,mà xem chúng nó làm

    Trả lờiXóa
  3. Một điều đơn giản nhất mà ai cũng thấy, là VN cố gắng giữ chế độ vừa Đảng, vừa chính quyền để chia nhau quyền lực và vơ vét. Chính vì lẽ đó mà, các quan thi nhau tham nhũng và chẳng có ai đứng ra thẳng tay dẹp nổi. Bởi thể chế này đang biến thành một tổ chức Mafia lớn nhằm thâu tóm quyền lực và vơ vét tài sản đất nước. Họ không mù và ngu, họ biết tất cả những việc họ làm sẽ báo hại đất nước. Song họ cứ làm, vì chính họ cũng biết: "Quan nhất thời", nên nợ nhà nước có thế nào, thì con cháu dân cứ việc è cổ ra mà trả nợ, còn con cháu họ nối nghiệp cha ông vơ vét tiếp, cho đến khi nào vỡ nợ, thì chúng đã có tiền của tiêu sài tới 3 đời nữa không hết.
    Nhìn vào nền kinh tế VN, một người bình thường như tôi cũng thấy mọi thứ đều sai lầm. Các Tập đoàn kinh tế lớn chủ yếu buôn bán quanh hay xây cất các khu mua sắm sầm uất, khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sân Golf, các khu chung cư sang trọng, các khách sạn, nhà hàng..... trong khi ngành công nghiệp thì èo uột, xuất khẩu lệ thuộc TQ là chính. Nông nghiệp thì chẳng có ai lậpkế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ thu mua và phân phối, trước hết phục vụ nhu cầu đầy đủ cho trong nước, sau là xuất khẩu chính ngạch, có kiểm soát để đảm bảo chất lượng ra toàn thế giới, chứ không phụ thuộc vào thương lái TQ. Tài nguyên có dồi dào đến mấy mà cứ khai thác ồ ạt, bán giá rẻ sang TQ, thì một ngày nào đó cũng cạn kiệt. Ngân hàng moc lên như nấm chủ yếu để buôn tiền, và giúp các quan rửa tiền là chính, chứ không phải để kích thích đầu tư sản xuất nhằm phát triển và trả nợ. Số tiền ODA vay cho phát triển chủ yếu chui vào xây dựng đường xá, cầu cống và phần lớn vào túi các quan để chuyển sang tài sản riêng hay đầu tư vào đình, chùa, nghĩa trang Vĩnh hằng, nhằm móc túi dân dễ dàng và dài hơi, chứ không phải cho sản xuất để có tiền trả nợ.
    Số doanh nghiệp có người đi làm công ăn lương thì ít mà thuế họ đóng để nuôi đám công chức từ thấp tới cao của chính quyền lại quá lớn. Trong khi dân thì sống chủ yếu bằng các ngành nghề buôn bán vặt, chỉ đủ ăn, nên làm gì có tiền đóng thuế? Ở nước ngoài, cứ 2 người đi làm thì nuôi 1 người hưu trí hay ăn tiền xã hội. Nhưng số công chức ăn lương chính phủ rất nhỏ, moi công tác XH trông vào các tổ chức XHDS tự nguyện không hưởng lương, hoặc nếu có, chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với mức hỗ trợ XH mà thôi. Song họ làm việc hết sức mình để xăy dựng XH văn minh, lành mạnh.
    Còn ở VN, thì dân bị kìm kẹp từ thôn, xóm, tổ dân phố và các tổ chức Phụ nữ, thanh niên, trật tự, cờ đỏ, DLV.....tất cả đều được trả lương, Người đi làm đóng thuế thì ít, kẻ chễm chệ thụ hưởng, chẳng giúp ích gì cho XH, chỉ nhăm nhăm "bảo vệ chính quyền" gây sức ép lên đầu dân chúng thì quá đông đảo.
    Dân túng thì phải tính, nên tệ nạn XH mới phát triển: buôn lậu, trốn thuế,bán dâm, trấn lột cướp giật, ăn cắp..... trở thành bình thường tại VN. Bởi vì quan tham nhũng được, sao cấm nổi dân? Thượng bất chính, hạ tắc loạn là vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Tóm lại bức tranh và sức khỏe nền kinh tế, chính trị, VH.. của XH Việt nam là: Nhà dột từ nóc xuống, bệnh ung thư tủy lân dần đến lục phủ ngũ tạng . Một đảng cầm quyền đi ăn cắp, cướp thì XH cũng vậy thôi. Chế độ đảng trị, chuyên quyền độc đoán của VN sau 40 năm thống nhất đất nước , đã lộ nguyên hình một tổ chức cướp ngày , trộm đêm và tồn tại trên bạo lực của họng súng và nhà tù. Sự tồn tại của ĐCSVN là bất hạnh vô phúc cho dân tộc VN , vốn hiền lành nhưng kiên cường chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động .

    Trả lờiXóa
  5. Trước tình hình TQ xâm chiếm biển đảo và ngân sách nhà nước tuột dốc nợ nần phá sản . Những câu hỏi được đặt ra cho tương lai của Đảng csvn như :

    1- Đi với Mỹ sẽ mất Đảng ?
    2- Đi với Tàu sẽ mất nước ?
    3- Ngân sách Nhà nước phá sản , Đảng sẽ mất quyền lãnh đạo .?
    4- một VN trở nên nghèo đói , đảng cũng không thể tiếp tục duy trì lãnh đạo ?

    Từ những câu hỏi trên đã đưa đến những kết luận chủ quan như : Đi với Tàu thì mất nước , đi với Mỹ thì mất Đảng hay kêu gọi người Việt nước ngoài không gởi ngoại tệ về thì VN sẽ nghèo đói , Nhân dân sẽ bất bình giành lại quyền lãnh đạo , Đảng sẽ bị tiêu vong .....!

    Thật sự sau 70 năm lãnh đạo , một Miền Bắc nghèo đói cạn kiệt trong chiến tranh hay những tháng năm đánh nhau với Campuchia , đánh nhau với TQ , gặp bao hiêu khó khăn ĐẢNGCSVN càng vững mạnh hơn trong vai trò Lãnh đạo nước Việt .

    Vậy điều kiện nào giúp Đảng tồn tại và vững chắc lãnh đạo nếu không phải do các yếu tố :

    1- Dân bị lừa bịp tuyên truyền
    2- Dân bị khủng bố từ Đảng .

    Chính đại đa số nhân dân Im lặng không chống đối tư cách lãnh đạo Của Đảng , thì Đảng vẫn tiếp tồn tại để lãnh đạo đất nước VN .

    Trả lờiXóa
  6. Xin nói thẳng ra rằng người CS.có sở trường về xử dụng
    bạo lực để lật đổ và cướp quyền,chứ làm kinh tế xây dựng
    đất nước thi họ chẳng biết gì như... bò đội nón !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rút ra từ thực tế quá chính xác.

      Xóa
  7. Món nợ hôm nay Dân tộc này sẽ phải trả nhiều kiếp chứ o phải chỉ vài đời. Hãy thử nhìn vào các cơ quan công quyền từ trung ương đến các huyện xã,tấ cả đều là con thằng nọ cháu thằng kia,tất cả các dự án lớn nhỏ đều do con cháu bọn này chúng thầu và chúng sẽ bán cho các dự án này để hưởng 15% tiền tươi thóc thật đút túi. Mỗi dự án qua năm bảy lần bán tức là 60% tiền dự án đã vào túi bọn này. Đó là lý do giá thành các công trình của Việt nam đắt nhất thế giới nhưng chất lượng thì ai cũng đã biết.điện mất thường xuyên vì trạm biến áp cũ kém nhập về,đường xá xong chỗ này hỏng chỗ kia,chi phí gấp 5-7 lần so với Mỹ,Nhật bản và Đức...ống nước sông đà vỡ liên tục...vinasin nhập nhiều tỷ đô la tàu cũ về vứt só để han gỉ....các mỏ than cũng toàn con cái họ hàng bọn chúng tha hồ đào bới bán thu tiền vô tội vạ ăn chơi hơn cả tư bản Mỹ.....xăng dầu cũng thế...ăn gian lận trắng trợn... Và tất cả sự bội chi và lãng phí này đổ lên đầu người lao động và dân đen Việt nam...

    Trả lờiXóa
  8. Dân đen phải cày còng lưng một lũ báo cô LÀM NGHÈO đất nước trong đó có đảng và những hội đoàn ăn hại cánh tay nối dài của đảng dùng núp dưới gầm giường để rình rập đàn áp dân lành.
    Vì nuôi báo cô lũ bầy đàn nây nên đất nước tan hoang

    Trả lờiXóa
  9. ai cũng cố chui vào nhà nước, đoàn thể để có gì nhà nước lo,thậm chí kéo cả nhà vào nn nên rất thụ động chờ nhà nước ban phát, cho nên nhà nước sẽ vỡ nợ, ví dụ ở tp hcm, có mấy anh tnxp đứng ở ngã tư, thấy đèn đỏ thì hạ cờ, thấy đèn xanh thì phất cờ, thụ động mất sáng tạo và vô cùng lãng phí , làm nhưngx việc giản đơn mà mơ thu nhập cao

    Trả lờiXóa
  10. Khi lo het ban chat thi bon chung da 'xa chay, cao bay' roi con dau

    Trả lờiXóa