Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Nhật Bản với Biển Đông

Biển Đông là một thử nghiệm đối với Nhật Bản trong việc chủ động đóng góp bảo vệ hòa bình. Tokyo có thể làm gì để chứng minh cam kết của mình với khu vực?

The Diplomat ngày 30/1 bình luận, Biển Đông là một thử nghiệm đối với Nhật Bản trong việc chủ động đóng góp bảo vệ hòa bình. Tokyo có thể làm gì để chứng minh cam kết của mình với khu vực? Hai sự kiện nổi bật tuần này liên quan đến Biển Đông là Mỹ phái tàu USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Xu Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết có thẩm quyền xử lý vụ kiện đường lưỡi bò.
Hoạt động tuần tra tự do hàng hải của tàu USS Lassen hôm 26/10 đã được phía Hoa Kỳ khẳng định sẽ còn tiếp tục ttrong thời gian tới theo đúng luật pháp quốc tế. Theo yêu cầu của Trung Quốc, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ John Richardson đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi. Dù không có thông tin chi tiết nào của cuộc hội đàm được công bố nhưng ai cũng có thể thấy nó liên hệ với vụ tuần tra hôm 26/10 ở Xu Bi.
Nhật Bản truy ép tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải  
Ngoài ra ngày 29/10 Tòa Trọng tài Thường trực đã ra thông cáo báo chí khẳng định tòa đủ thẩm quyền xử lý vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng cho dù Trung Quốc có tham gia hay không. Washington hoan nghênh quyết định này vì nó cho thấy mọi yêu sách chủ quyền, hàng hải ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng con đường hòa bình, bao gồm cả cơ quan tài phán.
Bây giờ cộng đồng quốc tế đang đặt ra câu hỏi, Nhật Bản có thể làm gì để chứng minh cam kết sẽ đóng góp tích cực bảo vệ hòa bình trong khi Trung Quốc ngày càng leo thang hũng hãn hơn trên Biển Đông. Là một trong những quốc gia nhanh chóng ủng hộ cuộc tuần tra của USS Lassen ngoài Xu Bi, Nhật Bản sớm muộn có thể sẽ được yêu cầu tham gia các hoạt động bảo vệ tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông.
Tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải, an toàn và luật pháp quốc tế ở Biển Đông hoàn toàn không phải là "khiêu khích" như tuyên truyền của Trung Quốc, mặc dù vẫn có những rủi ro. Đây là hoạt động cần thiết để thể hiện rõ thông điệp, vùng biển và vùng trời quốc tế không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào, đồng thời phải ngăn chặn mọi hành ođọng đơn phương để thay đổi hiện trạng, thực hiện yêu sách của mình bằng vũ lực.
Lâu nay nội các của Thủ tướng Shinzo Abe mới chỉ dừng lại ở việc trợ giúp các bên liên quan ở Biển Đông nâng cao năng lực tuần tra biển, phòng thủ trên biển thông qua hỗ trợ các thiết bị khác nhau như thông tin liên lạc, tàu thuyền và các hoạt động giao lưu, huấn luyện. Nếu Nhật Bản có thể đáp ứng lời kêu gọi của Hoa Kỳ hay các nước Đông Nam Á để tham dự tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải hàng không ở Biển Đông, đó sẽ là thông điệp rõ ràng rằng Nhật Bản luôn sẵn sàng bảo vệ tự do và công lý.
Trong một động thái có liên quan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay sẽ có cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Seoul. Ông sẽ bày tỏ mối lo ngại của Nhật Bản trước các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động này.
Hồng Thủy/GDVN
------------

11 nhận xét:

  1. Người Nhật làm video "Đánh chìm tàu Liêu Ninh" xem hay lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi vô cùng khâm phục và kính trọng người Nhật bản ! lãnh đạo của họ giỏi,thanh liêm và hết lòng với tổ quốc họ !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi ước mơ có đoàn tàu của liên quân Mỹ, Nhật, Ấn, Uc, Philipin,Inđô cùng tuần tra.Lúc đó chắc "đồng chí Tập Cận Bình" chỉ có thể "giải quyết song phương" với ông tổng Trọng của "đảng ta".Và tổng Trọng sẽ nhắc lại câu:tình hình biển đông không có gì mới.

    Trả lờiXóa
  4. Nói về Nhật, hiện nay họ đã thoát khỏi sự ràng buộc pháp lý quốc tế về quyền tham gia giữ gìn hòa bình thế giới và khu vực. Nhưng trên thực tế thì họ còn khá đắn đo, do không muốn trực tiếp đơn thương độc mã đối đầu với TQ. Tuy nhiên nếu TQ tiếp tục lấn tới ở BĐ, với những tham vọng bành trướng hung hăng, đe doa quyền lợi sát sườn của Nhật thì Nhật buộc phải có phản ứng mạnh hơn. Trong đó có sự tăng cường "hợp tác phòng thủ với Hk,VN, Asean v v. Riêng VN, cần có những bước đi phù hợp, trước hết là cho phép Nhật, HK, Ấn độ v.v.cùng sử dụng chung Cảng Cam Ranh..Đó chính là thượng sách vậy

    Trả lờiXóa
  5. Dân lương thiệnlúc 10:50 2 tháng 11, 2015

    Nhật Bản là một quốc gia sống và phát triển trên Biển Đông.
    Con người Nhật Bản được Biển Đông "tôi luyện" tạo nên hai tính cách rất đáng quý, đó là TÍNH DŨNG CẢM ( để vượt qua bão táp, sóng thần, động đất .... ) và TÍNH KỶ LUẬT TRẬT TỰ VÀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT ( Các cuộc vật lộn với thiên tai khiến họ phải đoàn kết, chia sẻ và tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy ).

    Đó là những ưu điểm đặc biệt mà người Việt Nam chơi với Nhật Bản thì phải biết học hỏi, để từ bỏ thói gian lận, ích kỷ, trí trá, dễ thỏa mãn khi thành công và dễ chùn bước trước khó khăn.

    Với Việt Nam, Nhật Bản đã từng là đồng minh lâu đời và từng là kẻ thù trong Đại chiến thứ 2, họa Phát xít đã tạo nên nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người chết đói.
    Nhưng hơn 40 năm bình thường hóa quan hệ 2 nước, Nhật Bản đã trở lại mối quan hệ đồng minh sâu sắc với VN đã có từ xưa.

    Từ thế kỷ thứ 13, Đại Việt và Nhật Bản đã có mối thâm tình "Không ký kết" trong trận chiến chống quân Nguyên Mông

    Lúc đó Đế quốc Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt chỉ huy là quân đội hùng mạnh nhất thế giới, chúng đã đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu, đã chiếm trọn Trung Nguyên ( TQ ) nhưng sau 3 lần thất bại ở đất nước Đại Việt ( năm 1257, 1284 và 1287 ) và 2 lần thất bại ở Nhật Bản ( 1274 và năm 1281 ) quân Nguyên Mông đã phải từ bỏ dã tâm tiếp tục đánh chiếm Nhật Bản cà các nước trên Biển Đông.( theo Câu lạc bộ HÙNG SỬ VIỆT: Cuộc chiến thắng Mông cổ lừng danh thế giới vào thế kỷ 13 của hai dân tộc Nhật Bản và Việt Nam - Gs Lê Kim Ngân )
    .
    Vậy hôm nay, mối quan hệ đồng minh của hai nước Việt Nam và Nhật Bản là tiếp nối quan hệ ĐỒNG MINH CHỐNG NGOẠI XÂM CÓ TỪ 800 NĂM TRƯỚC.

    Hôm nay chúng ta chuẩn bị ký
    VĂN BẢN CHẤP NHẬN CHO TẦU QUÂN SỰ CỦA NHẬT BẢN RA VÀO VỊNH CAM RANH TIẾP NHIÊN LIỆU
    cũng là ta đã tỏ rõ thái độ
    CHỌN BẠN MÀ CHƠI.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiểu biết chút ítlúc 11:33 2 tháng 11, 2015

      Ha ha ha.
      Trung Quốc xây tượng Thành Cát Tư Hãn.
      Trung Quốc coi kẻ xâm lược và thống trị mình 800 trước là Tổ tiên của mình

      Việt Nam và Nhật Bản thì không.
      800 năm trước, Đại Việt và Nhật Bản cùng đánh bại Đế quốc Mông cổ.
      Hôm nay Đại Việt và Nhật bản cùng chống dã tâm bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông

      Xóa
  6. nhật -pháp -mỹ - trung quốc đã từng xâm chiếm VN nhưng dân VN bây giờ coi nhật -mỹ - pháp là bạn coi trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân VN nhưng đảng lại coi TQ là bố đẻ ra mình thế mới khổ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ nhất là đang bắt cả Dân tộc Việt Nam phải coi bọn chúng là bố mới khổ chứ!!!

      Xóa
    2. Vì VN ta(?) bị mắc bệnh kép: thù dai và chóng quên - thông cảm với người bị chứng bệnh này!

      Xóa
    3. Nói Nhật, Pháp và đặc biệt là giặc Tàu đã xâm chiếm Việt Nam thì đúng nhưng nói Mỹ xâm chiếm Việt Nam thì chưa đúng mà phải nói Hoa Kỳ giúp miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Việt Cộng muốn biến Việt Nam thành quân tiên phong cộng sản hóa Đông Nam Á của Đệ tam quốc tế cộng sản thì mới chính xác!

      Xóa
  7. Người bạn Nhật Bản ơi ! cố lên,nhanh chóng thành lập những sư đoàn quyết tử tinh nhuệ và thiện chiến nhất thế giới để tiêu diệt bọn ăn thịt người Bắc Kinh do thủ lãnh Tập cận Bình chỉ huy,nếu không chúng ta sẽ bị chúng ăn thịt mất !

    Trả lờiXóa