Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Lương tâm chính trị và lòng tham quyền lực

Người không có “lương tâm chính trị” thường tự cho rằng, những thất thoát, lãng phí, thậm chí hỏng việc là do tập thể, do hạn chế năng lực, do thiếu tầm nhìn, do điều kiện khách quan, thậm chí do trời lạnh hoặc do nắng lắm mưa nhiều (chuyện đường lún, chuyện năng suất sản phẩm nông nghiệp thấp), không phải cá nhân họ vi phạm pháp luật. Với họ, mọi sự tại các yếu tố khách quan, tại thiên nhiên, còn họ luôn luôn phải ‘hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thành tích cao’…
Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, bàn về từ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nêu ra khái niệm “lương tâm chính trị”, hay nói cách khác, đó là đạo đức của người làm chính trị, của quan chức.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nêu ví dụ về một bộ trưởng của Nhật Bản có thể từ chức ngay khi có điều tiếng về việc tranh cử có vi phạm tài chính, và ông Dũng phân tích: “Đó là hệ thống chính trị hết sức có lương tâm, chưa chắc người ta có vi phạm. Nhưng rõ ràng người ta không còn uy tín để làm và vì thế người ta từ chức. Việc đó vận hành theo đạo đức nhiều hơn theo pháp luật. Hình thành một đạo đức như vậy cao hơn những quy định điều chỉnh của đạo đức và pháp luật. Pháp luật chỉ là tối thiểu của đạo đức, đạo đức lớn hơn rất nhiều”.
Một hệ thống “chính trị có lương tâm” sẽ sinh ra những người có lương tâm mới tương thích với hệ thống đó. Người có lương tâm đặt giá trị đạo đức cá nhân, trách nhiệm cá nhân, lòng tự trọng cá nhân lên cao nhất. Nếu như có những vi phạm về các giá trị đạo đức, cho dù chưa vi phạm pháp luật, đối với họ là chuyện đáng để tự xử. Họ từ chức vì thấy mình không xứng đáng với sự tin cậy của dân chúng, hay như người ta thường nói là “cắn rứt lương tâm”.
Ngược lại, người không có “lương tâm chính trị” thường tự cho rằng, những thất thoát, lãng phí, thậm chí hỏng việc là do tập thể, do hạn chế năng lực, do thiếu tầm nhìn, do điều kiện khách quan, thậm chí do trời lạnh hoặc do nắng nóng (chuyện đường lún), không phải cá nhân họ vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, ngay khi đứng trước những thất bại rành rành, không mấy ai có lòng dũng cảm nhận trách nhiệm, và từ chức như một sự trả giá cho sự sai lầm hoặc hạn chế của mình.
Người có lương tâm, từ chức để bày tỏ lòng tự trọng và cũng là tìm sự thanh thản cho lương tâm. Người đề cao giá trị đạo đức thì chính giá trị đó là rào cản để họ không bao giờ vượt qua để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Liên hệ với Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, quan chức  khó từ chức vì “từ chức ở Việt Nam là điều hết sức nặng nề. Nặng nề cho anh, cho vợ con, gia đình, bà con thân tộc trong khi ở phương Tây, Nhật Bản là chuyện bình thường. Ở Việt Nam, nếu từ chức, một bộ trưởng muốn xin việc ở đâu không dễ. Nghỉ hưu xin việc còn dễ, từ chức lại rất khó, bởi bối cảnh xã hội vẫn "bịt cửa" của người ta”.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nêu câu hỏi rằng , báo chí cũng thế thôi, từ chức có ai nhảy vào khen không, hay là hắt hủi, làm người ta mất hết danh dự? Riêng câu hỏi này xin được trả lời bằng thực tế, đó là trường hợp ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An, được báo chí ca ngợi hết lời khi tuyên bố từ chức. Cho nên, phải khẳng định rằng, xã hội không nặng nề gì với người từ chức.
Người ta không từ chức là vì không có “lương tâm chính trị”,  vì tham lam quyền lực. Chỉ có thế thôi.(Dân trí)
------------

16 nhận xét:

  1. Còn lạ gì cái con người C s v n
    Thứ nhất là bệnh thành tích
    Hỏng việc thì đổ thiên tai được việc thì tại thiên tài đảng ta
    Rút kinh nghiêm ,cái dây kinh nghiệm quá dài rút bao giờ cho hết
    Già vẫn còn ham quyền cố vị,con ông cháu cha ngu như bò ấn vào lãnh đạo
    Làm cho đất nước nghèo đi,làm cho dân mất lòng tin
    Vì vậy người dân đéo nghe khẩu hiệu đáo nghe chúng tuyên truyền
    Họ sẽ làm theo ý họ cốt nhất có lợi cho bản thân kệ mẹ nó đảng
    Kệ mẹ chính quyền chính sách họ bảo vệ giá áo túi cơm của chính bản thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thứ nhất là bệnh thành tích! Mà thành tích đó thật ra toàn là kết quả khốn nạn!

      Xóa
  2. Bọn quan tham nhũng Vn chỉ còn là xác, không có hồn! Của cải khổng lồ, nhưng bị nhân dân khinh như chó ghẻ (xà mâu), có vui không?

    Trả lờiXóa
  3. Ông bác sỹ đã bắt rất đúng bệnh hệ thống này.

    Trả lờiXóa
  4. Dân lương thiệnlúc 06:50 12 tháng 11, 2015

    Tôi tâm đắc với một bạn đã comment:

    HÃY CHO ĐI TẤT CẢ, THÌ SẼ GIỮ LẠI ĐƯỢC TẤT CẢ

    Đó là chân lý của Nhà Phật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng ý tôi rồi , bạn ơi! Thực tế là thế đấy!

      Xóa
  5. Ở phương Tây là xứ tư bản ăn bám, thối nát ...còn nước mình là thiên đường XHCN, cán bộ là "đầy tớ của nhân dân:. .Người ta muốn làm đầy tớ suốt đời mà cũng không được sao?

    Trả lờiXóa
  6. Người có lương tâm chính trị thì không thể làm quan ở bộ máy công quyền này đâu ông Dũng ạ

    Trả lờiXóa
  7. Trích " Nhưng rõ ràng người ta không còn uy tín để làm và vì thế người ta từ chức".

    Ở VN, là pháp trị. Sống theo điều 4 hiến pháp, cái "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (lãnh đạo cả: lập pháp, hành pháp và tư pháp), nói và làm gì, thì cũng đúng luật. Dân phải nghe, không cãi. Hết!

    Trả lờiXóa
  8. Khi Nhân loại văn minh,dể bảo vệ dân tộc thì dân tộc đã sinh ra Nhà nước,
    NHỮNG NGƯỜI trong bộ máy Nhà nước có hành vi nêu trên,như tham ô,lãng phí,vô trách nhiệm,vô cảm....là những kẻ phản động và phản bội.
    Luật pháp là luật pháp,Luật pháp không tồn tại khái niệm lương tâm chính trị, nếu lương tâm chính trị tồn tại nghĩa là Nhà nước đó sụp đổ.và là sự phản bội ghê tởm nhất đối với một dân tộc và đất nước.
    Hôm qua,
    Người Cộng sản Việt chiến đấu đến hơi thở cuối cùng,nhưng cũng có người luôn thủ thuốc độc để tự tử ngay khi bị bắt,vì chịu hổng nổi sự tra tấn man rợ đầy thú vật,tự tử là vi phạm luật,nhưng đó là tốt với họ...
    Ngày nay,
    Đất nước đã giải phóng,thống nhất và xây dựng . Hơn chín mươi phần trăm hộ gia đình đã trở nên nhà tư sản,ai cũng lo sản xuất và kinh doanh,ai cũng nộp thuế để xây dựng Nhà nước.
    Do vậy,không thể nói bị đuổi cổ là thất nghiệp....Xưa nay,Dân tộc nào lại chấp nhận bọn ăn không ngồi rồi đi phá dân tộc mình.
    Ai đó ở Mỹ nói đúng,người cộng sản VN không biết khóc,bởi vì họ không còn nước mắt.
    Hôm nay có người trước QH khóc vì họ có nước mắt và di vào lịch sử...
    Bò không ngu,không có loài nào ngu cả,nhưng loài nào cũng có bệnh hoạn,nếu không chôn nó đi thì nó lây nhiễm và diệt vong cho cả loài.
    Thanh niên cách mạng đồng chí hội,là ông tổ của ĐCSVN,trong hội đó ai già,ai vô sản,ai ít học....Toàn là con nhà giàu và trí thức cả.
    Trước 1975 mà họ ngồi chờ lương tâm chính trị thì làm gì có cái nước Việt Nam,và tìm đâu ra Nhà nước CHXHCNVN.
    Không thực hiện pháp luật thì nỏ liên châu và mũi tên đồng cũng không giữ được nước...B 52 và cả triệu khố đỏ khố xanh cũng chả xâm lược được ai.Hoa mỹ 4 tốt ,16 vàng rồi cũng trắng tay,ôm đầu máu chạy về.Dựa hơi la ổm toả để sang định cư ở Mỹ cũng chỉ hốt ống cống,qua Bắc Kinh sống chui rồi nó cũng đuổi cổ về tàn tạ....
    Nhà nước không có lương tâm chính trị,lương tâm chính trị là sự tha hoá và tội ác với Dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Sơn vẫn là giọng văn "bụi bẩn"...

      Xóa
  9. Dường như các đời lãnh đạo cao cấp đảng và nhà nước VN, khi đã nắm quyền lực trong tay thì ít ai còn có lương tâm, trọng danh dự. Dường như những lãnh đạo cộng sản kể cả người ít học và học nhiều ( bằng cấp), đều tham quyền cố vị, sùng bái CN bản vị ( vì bản thân) hơn là CN nhân quần ( vì mọi người ) phụng sự Nhân dân và Tổ quốc. Dường như thứ học thuyết về CN Cộng sản chỉ là thứ màu mè, che dấu tham vọng của CN bản vị khi chưa có Chính quyền trong của những người cộng sản. .. Dường như CN danh dự hão chảy quá nhiều trong tim và huyết quản của người cộng sản.. Vậy làm sao có chuyện các chiến sĩ CS/quan chức cao cấp "từ chức trong danh dự" được???

    Trả lờiXóa
  10. Tôi xin góp ý với các com như thế này: "lương tâm chính trị" mà ông Nguyễn Sỹ Dũng nói, theo tôi là hệ quả của những người gọi nhau là đồng chí (ĐVCS) nắm quyền lực trong đảng. Ngày xưa thời PK, ai cũng biết các quan to được vua bổ nhiệm, quan to lại bổ nhiệm quan vừa và nhỏ hơn, tất nhiên là cùng chịu trách nhiệm trước vua. Ông quan nào làm tốt, có công lớn được thưởng (tiền, ruộng đất, chức vụ), ông quan nào làm sai, hỏng việc bị giáng chức, cách chức, làm dân thường, bị tù đày. Ngày nay các quan trong đảng trên thì mặc cả chia quyền cho nhau, dưới thì chạy chọt xin cho làm gì có bổ nhiệm, cho nên không có chuyện cách chức lẫn nhau (xuất phát từ tình đồng chí từ thời đảng hoạt động bí mật). Ngày xưa (PK) nếu không có cách chức, giáng chức thì không có từ chức, từ quan. Ngày nay không có bãi nhiệm, bãi chức, cách chức, bỏ tù quan thì không có chuyện từ chức đâu!. Làm gì có lương tâm chính trị hả ông Sỹ Dũng?, bởi ông biết thừa quyền lực là thứ đâu dễ bỏ nếu không bị cách, giáng chức. Chuyện của ông Sỹ Dũng về việc từ quan bây giờ chỉ là thứ xa xỉ khi mà trong đảng vẫn mặc cả chia quyền, chạy chọt, mua bán cho nhau.

    Trả lờiXóa
  11. Không có đứa nào nó dại mà xin từ chức ,

    Trả lờiXóa
  12. Ôi dào, gọi là bọn bất lương là xong, viết thuần việt đọc, nghe khó hiểu. Cứ bất lương cha dân dã.

    Trả lờiXóa