Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. Ảnh: AP |
Trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày, Bộ trưởng Quốc
phòng Nhật Bản sẽ thăm quân cảng Cam Ranh và hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang
Thanh về một số vấn đề giữa hai nước.
Tờ Sankei Shimbun đưa tin, sau khi dự
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 nước đối tác (ADMM+) tại
Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani sẽ thăm Việt
Nam từ ngày 5 tới 7/11.
Trong chuyến thăm, ông Nakatani sẽ tới khu quân cảng
Cam Ranh của Việt
Một nguồn tin ngoại giao chia sẻ với Zing.vn rằng,
ông Natakani sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang
Thanh tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Hà Nội trong sáng 6/11. Hai nhà lãnh
đạo quốc phòng của Nhật Bản và Việt Nam sẽ thảo luận về hoạt động bồi
đắp quy mô lớn của Trung Quốc trên các bãi đá ở Biển Đông, theo Nikkei.
Ông Nakatani sẽ giải thích rõ luật an ninh mà Tokyo
ban hành hồi tháng 9 nhằm mở rộng vai trò cho binh sĩ Nhật Bản ở nước ngoài.
"Cuộc hội đàm của bộ trưởng hai nước diễn ra
trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực sau khi Mỹ điều tàu vào vùng
12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông", hãng Kyodo dẫn
các nguồn tin ngoại giao Nhật cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani và Bộ trưởng Phùng Quang
Thanh có thể ký kết một số thỏa thuận trong cuộc họp, kênh truyền hình NHK nhận
định. Ông Nakatani cũng có thể thảo luận về sự hỗ trợ từ Nhật Bản đối với Việt Nam
trong quá trình nâng cao năng lực quân sự.
Theo nguồn tin ngoại giao, chiều 6/11, người đứng đầu
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 7/11, ông Nakatani sẽ trở về Nhật.
Theo Nikkei, Nhật Bản đã lên kế hoạch đưa tàu tới
Cam Ranh, Khánh Hòa lần đầu tiên vào năm 2016. Phía Nhật Bản cho biết, các tàu
của Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ tới Cam Ranh để tiếp nhiên liệu, lương thực,
thực phẩm và các vật tư khác.
VOA đưa
tin hai tàu tuần tra Nhật Bản đã cập cảng Đà Nẵng hôm 2/11. Chúng thuộc nhóm 6
tàu mà Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam . Tokyo
cũng cung cấp các thiết bị và tư vấn kỹ thuật để chúng có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Zack Cooper, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng, mối lo ngại của Nhật Bản tăng gấp đôi, gồm
mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực và hành động quyết đoán của Trung Quốc
tại các vùng biển tranh chấp.
“Nếu Trung Quốc được phép chèn ép các nước nhỏ hơn ở
Biển Đông, nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia lớn như Nhật
Bản, vốn đang phải đối mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa
Đông”, Japan Times dẫn lời ông Cooper nói.
Trong khi tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
giữa Nhật và Trung Quốc từ lâu làm lu mờ vấn đề Biển Đông trong xã hội Nhật
Bản, một số quan chức chính phủ và các chuyên gia tin rằng vấn đề ở hai vùng
biển có mối liên hệ chặt chẽ.
“Đối với Nhật Bản, vấn đề Biển Đông quan trọng hơn,
không chỉ nhìn từ góc độ kinh tế, mà còn từ khía cạnh quân sự/chiến lược. Biển
Hoa Đông là vấn đề mang tính chiến thuật và dễ kiểm soát hơn”, Ian Story, nhà
nghiên cứu về hàng hải châu Á – Thái Bình Dương thuộc Viện Yusof Ishak (ISEAS),
nhận định. (News.Zing)
------------
Hoan hô người bạn láng giềng khả kính của chúng tôi ! hãy cố gắng bắt chước người Nhật mà sống ! để canh tân đất nước,để độc lập tự chủ,để vươn vai cùng thế giới loài người !
Trả lờiXóaRất hay.
Trả lờiXóaTrong khi Tập Thiên Tử ba hoa chích chòe "bạn vàng thân ái" với Nguyễn Phú Trọng ở 1A Hùng Vương Thì Obama cử các sứ giả tin cậy "Lướt sóng" trên Biển Đông & "Đăng ký thường trú" ở Cảng Cam Ranh.
Vậy là trò hề của họ Tập kết thúc.
Hãy về mà lo nhà cửa đi đi Thiên Tử ơi.
Ngày sập bẫy đến nơi rồi
Cám ơn Đại tá đã cung cấp tin vui kịp thời.
Để Phồng Mang Thanh tiếp bộ trưởng QP Nhật thì quả thật là không hợp lý vì hắn ta sẽ lại ca ngợi tên giặc Tầu cho mà xem. Nhật và HK đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc để lên án sự bành trướng của giặc Tầu trên Biển Đông, trong khi đó thì chính nạn nhân, mà Thanh là người phát ngôn lại vẫn coi Tầu như anh em một nhà.
Trả lờiXóa