Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thay tên VINASHIN - SVN để 'có cớ' rót tiền ?

* ANH MINH
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chuyển đổi hoạt động theo mô hình tổng công ty với cái tên mới là VietnamShippingBuilding (SVN).
>>> Không có lợi ích nhóm trong tái cơ cấu Vinashin.
Theo Bộ Giao thông vận tải, dự thảo thành lập, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã hoàn tất.
"Bộ Giao thông vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án tên gọi của Tập đoàn sau khi chuyển đổi", nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vncho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, sau khi thực hiện giai đoạn 1 tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, một số giải pháp tái cơ cấu đã được điều chỉnh.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, các Bộ, Ngành đang thực hiện tái cơ cấu Vinashin theo 3 trọng tâm về mô hình tổ chức, phương án sản phẩm và cơ cấu tài chính.
Về mô hình tổ chức, kết thúc thí điểm thành Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy thuộc Bộ GTVT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
         Công ty mẹ - Tổng công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, là công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty mẹ - Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý của Công ty mẹ - Tập đoàn; Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật đối với công ty con, phần vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Giữ lại và tái cơ cấu toàn diện 8 công ty đóng và sửa chữa tàu thủy Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Sông Cấm, Thịnh Long, Cam Ranh, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn.
Các công ty trên đang nắm giữ khoảng 70% năng lực đóng và sửa chữa tàu thủy của cả nước. Đây là những doanh nghiệp có truyền thống, có năng lực, đã được đầu tư kết cấu hạ tầng, dây chuyền công nghệ, thiết bị nâng hạ, gia công cơ khí và một số công nghiệp phụ trợ tương đối đồng bộ, có thể đóng được tàu từ 10.000 - 70.000 tấn và nhiều loại tàu chuyên dùng.
Khi thị trường đóng tàu hồi phục, thị trường tài chính ổn định hoặc có điều kiện thuận lợi, sẽ tiến hành cổ phần hóa; bước đầu Nhà nước giữ cổ phần chi phối và sau đó giảm dần, không nắm giữ cổ phần chi phối. Nguồn tiền thu được từ cổ phần hóa dành để trả các khoản nợ của Tập đoàn khi đến hạn.
"Đối với 236 doanh nghiệp không giữ lại, sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá, quản lý, kiểm soát chặt chẽ tài sản để tái cơ cấu một cách thận trọng, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản thực hiện tái cơ cấu xong theo phương án: Các doanh nghiệp còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng để thu hồi vốn đã đầu tư; các doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện bán, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật", ông Công khẳng định.
Được biết tính đến tháng 9/2013, Tập đoàn đã thực hiện tái cơ cấu được 43 doanh nghiệp (bao gồm: Rút vốn 14 đơn vị; giải thể 14 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp, bán tài sản 12 đơn vị; bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 03 đơn vị).
Tập đoàn đã tái cơ cấu lao động gắn tới tái cơ cấu tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh, chuyển giao, cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, dự án và thực hiện chính sách đối với số lao động dôi dư.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng để giảm bớt thiệt hại, từ năm 2010 đến nay, Tập đoàn vẫn phải tiếp tục thực hiện các hợp đồng đóng tàu đã ký và đang đóng dở dang.
"Nếu không tiếp tục thực hiện đóng các tàu theo các hợp đồng đã ký kết và đang đóng dở dang nêu trên thì trong 3 năm 2010-2012 số lỗ sẽ còn tăng thêm. Ngoài ra, Tập đoàn đã cố gắng tìm kiếm hợp đồng đóng tàu mới, mở rộng dịch vụ sửa chữa tàu biển trên nguyên tắc tối thiểu là hòa vốn để duy trì sản xuất và bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động", lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết.
*         *        *
Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải vừa có quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đây là động thái quyết liệt trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của ngành giao thôn
 Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế: SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION (SBIC) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có tổng vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 9.520 tỷ đồng.
Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Công ty con gồm 8 công ty: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH MTV Công nhiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.
Theo quy định, các ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Ngoài ra, Tổng công ty còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Được biết, sau khi được thành lập, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
Đơn vị này sẽ phải khẩn trương thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tài thuỷ Việt Nam trước đây không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty: cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên của Tổng công ty tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của đơn vị thành viên với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.
A.M (ĐTVN-O)
-----------------

18 nhận xét:

  1. SVN - Sẽ Vỡ Nợ ! ?

    Trả lờiXóa
  2. Hãy đổi tên Vinashin thành Vina3X.

    Trả lờiXóa
  3. SVN = SẼ VỠ NÁT ! SẼ VÀO NGỤC ! SAI VÀ NGU !

    Việc thay tên đổi họ cho Vinashin thể hiện quá rõ tính ma giáo và lưu manh kinh tế đến siêu hạng !.
    Đất nước Việt nam sẽ đi về đâu (?)(!) .
    Dân tộc Việt Nam sẽ còn phải gánh chịu những thảm kịch của Nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA đến bao giờ đây (?)(!).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Định hướng Xấu Hết Chỗ Nói!
      Định hướng Xẻo Hết Cho Nhà!

      Xóa
    2. Ông tổng...nói rùi....hết thế kỷ này...vẫn chưa tới...mà. yên chí đi

      Xóa
  4. Các bác nhầm rồi, tên nó không phải là SVN mà tên nó là Sờ Bi Cờ (SBIC). Nó đang từ “Xin” lên “Sờ” cũng là phát triển đấy he, he...Công công cứ lừa đảo :” Các doanh nghiệp còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng để thu hồi vốn đã đầu tư; các doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện bán, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật", ông Công khẳng định.” Các doanh nghiệp của Vinashin ngày xưa hoặc chỉ được Vinashin góp vốn hơi (góp bằng thương hiệu Vinashin?) hoặc vốn âm từ lâu rồi hoặc tiền của nhà nước thì các quan Vinashin cũng cóc cần thu hồi? Bằng chứng là tòa xử cho Vinashin được thu lại khoản tiền bồi thường của đám tội phạm nhưng các quan cứ lờ lớ lơ không thèm gửi đơn yêu cầu thi hành án cho tòa!!! Vậy thì Vinashin còn thu hồi được cái gì đây? Chắc chỉ thu hồi được chữ “Xin” để chuyển thành “Sờ”.

    Trả lờiXóa
  5. Nhà máy đóng tàu Bến Kiền (thuộc VINASHIN) năm 2005 hạ thủy con tàu khi xuống nước nó lệch hẳn mọt bên (không tải) như vịt què. Đóng 1 con tàu bình thường còn thế mà cứ đòi làm "Tập đoàn"! . Cái chính nằm ở chủ sở hữu : vẫn vốn của nhà nước , thuộc bộ GTVT của Thăng . Chỉ khác cái tên. Nói cho đúng hơn : bình được đổi mới nhưng rượu vẫn thế. Và cái qui chế -XIN-CHO vẫn tồn tại .
    Hỡi các ông Chính phủ và Bộ GTVT ơi! Giờ là thế kỷ 21 rồi , không phải những năm 60 TK trước đâu mà cứ "lòe bịp" thiên hạ mãi. "Bài" này quá cũ rồi , đừng có cố đấm mà kẻo bị ăn...đấm.

    Trả lờiXóa
  6. Chuột bạch sẽ được tiêm đủ loại thuốc độc để thí nghiệm thêm hết thế kỹ này để "chưa biết hoàn thiện hay không"

    Trả lờiXóa
  7. Hồn Vinashin, da SBIC! Chỉ thay mỗi cái nhãn vỏ chai thì phỏng có ích gì. Người dân tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng để nuôi SBIC cho lãnh đạo tiếp tục chia chác.

    Trả lờiXóa
  8. Thay tên để mọi người nhanh chóng quên cái Vinashin đi. Khi nào SVN có vài Dương Chí Dũng khác thì lại đổi từ SVN thành Vinashin. Và cứ như thế...
    Chúc nhân dân sống lâu.

    Trả lờiXóa
  9. Chúng tôi thề từ nay sẽ không bơm tiền cho Vinashin nữa mà chỉ bơm cho SVN thôi.

    Trả lờiXóa
  10. KHÔNG CÓ GÌ LÀ LẠ.

    ,,SÂU'' BIẾN THÀNH ,,BƯỚM,, - ĐỂ GIAO CẤU, THỤ TINH, ĐẺ RA TRỨNG, RỒI SẼ SINH RA HÀNG TRIỆU CON SÂU MỚI - TÀN PHÁ ĐẤT NƯỚC TA.
    ĐỘC SẢN!

    Trả lờiXóa
  11. Cái lũ ma mãnh! Hồi xưa tôi luôn nói thẳng bọn tham nhũng trong tổng công ty mà chúng không làm gì được (vì lý do chúng còn sợ cha tôi), chúng "mồi chài" tôi vào ĐCSVN. Tự nhiên tôi lừng khừng trong việc chống bọn ăn bẩn mới chết chứ. May thay, cơ quan phá sản. Hồ sơ tôi cũng vứt luôn. Goodbye my love, goodbye! Tôi về nhà sửa đồ điện, có điều kiện chửi cái xấu thoải mái!

    Trả lờiXóa
  12. Lại một vụ vứt xác phi tang. Thủ phạm ở đây là y tá Nguyễn Ba Ích (Sư phụ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường)

    Trả lờiXóa
  13. Từ cái VietnamShippingBuilding (SVN) này, sẽ đẻ ra một loạt những thằng Dương Chí Dũng mới, ví dụ như Dương Vật Dũng, Dũng Dương Vật, v.v... Để xem chúng còn gượng được đến bao giờ?!

    Trả lờiXóa
  14. Vinashin vẫn đau đáu khoản lãi 1 triệu đô/ngày

    “Nếu không tái cơ cấu nợ xong mà khoản nợ trên 18.000 tỷ còn nguyên thì mỗi ngày, Vinashin phải gánh lãi phát sinh trên số nợ đó tối thiểu 20 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD), một năm là 360 triệu USD.Đó moi la 1 khoan , còn 600tr USD trái phiếu trả lãi bao nhiêu, các khoản nợ khác mà hiện nay VNShin phai trả( sơ bộ cà 1.000.000.000USD trả lãi/năm) hiện nay, không biết dổi tên co xóa nợ dược? Vì sao Chính phủ không dám cho ViNaShin giải thể nhi?

    Trả lờiXóa
  15. bo qua dam thep thi lay dau con bo sua de tiep tuc bu mom tien ngan sach ?

    Trả lờiXóa