Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

NGỰ DÃY HOÀNH SƠN TA VỚI DÂN

Sáng 17/11, hàng nghìn người đã tập trung 
tại chùa Sùng Phúc (Long Biên, Hà Nội) 
để dự lễ dâng hương 49 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* BÙI VĂN BỒNG
            Ngày 13-10-2013, Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tiến hành trọng thể và đưa thi hài Đại tướng về núi mũi Rồng, núi Tho Sơn, thuộc Quảng bình, quê hương Người. Việc chon nơi an nghỉ tại nơi đây, Đại tướng muốn về với cội nguồn quê hương, giàu truyền thống cách mạng. Hầu như Đại tướng không muốn cả đời xa quê, nay nằm xuóng cũng xã quê, và hầu như muốn xa lãnh nơi “ưu tiên” Mai Dịch, chật chội, chen chúc, nơi “làm chủ tập thể” vong linh của nhiều cảnh đời, quan danh đại thần…
Hoành Sơn là nơi từ giữa thế kỷ 16 Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên chúa Nguyễn Hoàng: “Hoành Sơn nhất đái  / Vạn đại dung thân”. Trạng Trình khi đó nhìn thời thế nhiễu sự, lỡ cuộc, cơ vận trầm luân, nước nhà rơi vao fthời bĩ cực, và biết cái tài của Nguyễn Hoàng mới khuyên như vậy. Lời khuyen ấy như ‘sám báo trước’ như một dẫn dắt, liên quan đến cả vận mệnh dân tộc. Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo nên những biến động lớn do thới quan lại tham nhũng, nội bộ xâu xé, tranh giánh quyền bính, long dân oán hờn…
Được biết: Khu vực được chọn từ nhiều phương án có tên là Vũng Chùa - thuộc thôn Thọ Sơn - cách TP. Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 65km về phía bắc, cách quốc lộ 1A 3km, gần giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh, cách quê nhà và nơi song thân của Đại tướng an nghỉ tại huyện Lệ Thủy khoảng trên 100km về phía nam.
Cụ Nguyễn Thực (84 tuổi), thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), nói: “Nơi bác Giáp an nghỉ người dân thường gọi là núi Thọ - mũi Rồng, chạy dài khoảng 2,5km dọc bờ biển. Lâu nay, người dân địa phương muốn lên được đỉnh núi thường đi theo một con đường mòn ở phía “đuôi rồng… , nơi bác Giáp yên nghỉ rất đẹp và phù hợp với phong thủy theo quan niệm của người dân địa phương”.
Suốt đời cống hiến cho dân-nước, nay Đại tướng về với Đèo Ngang, mảnh đất quê hương thân thuộc, gần gũi. Mộ Đại tướng ở Mũi Rống, núi Thọ Sơn, nhìn ra biển cả mênh mông. Tôi bỗng nhớ bài thơ “Lên Đèo Ngang ngắm biển” của Ngô Thì Nhậm, có cảm giác như bài thơ này dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thời điểm cả nước đau thương này:  
“Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng”


Dãy núi Hoành Sơn nối từ Đông Trường Sơn, cắt ngang ‘cái eo mềm mại’ của miền Trung chạy ra tận biển, nới ‘sơn thuỷ hợp duyên’, tiếp giáp Hà Tĩnh-Quảng Bình. Nơi đây có Đèo Ngang,cảnh đẹp hữ tình, nơi thi hướng của nhiều thi nhân, trí thức, thượng khach, đã vịnh như: Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan…
Từ thở nhỏ, tôi dã được ọc và thuộc long fbai fthơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huỵen Thanh Quan…”Một mảnh tình riêng, ta vơi sta”. Nay Đại tư    ớng về yên nghỉnơi đây, tôi bỗng liên suy: “Ngự dãy Hoành Sơn, TA VỚI DÂN”.
Nơi đây, như thơ xưa ngâm vịnh:
“Tang thương mấy độ bỗng bừng giấc
Cốt đá nhô ra ngoài biển biếc
Trời bán âm dương, nửa tạnh mưa
Đường non kề biển, thông nam-bắc
Cõi nay, chiêng trống gác then vàng…”.
Cả cuộc đời Đại tướng đã đi trọn đạo lý, chính nghĩa ‘Trung quân Ái quốc’, cả cuộc đời vì dân vì nước, cũng phải đối mặt với ‘tiểu nhân đắc chi’ mà bậc quan tử đành chịu “sa cơ lỡ vận”, không được đem đức tài phục vụ dân, lo cho nước chịu nhiều ngáng trở, chèn chặn oan ức, nhưng bản lĩnh, nghị lực, đạo đức, sự vững tin, kiên nhẫn rất nể trọng của ông vẫn sáng ngời và vượt lên mọi thử thách. Những bước thăng trầm tời cuộc ấy, sao mà như vận vào từ thơ Nguyễn Thiếp, vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, vua Gia Long đã triệu ông vào Phú Xuân để hỏi việc nước. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:
Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!”
                             (‘Đã trót lên đèo phải xuống đèo’)
            Và, tuy không hẹn mà tâm hồn đồng điệu, với tâm trạng cùng suy ngẫm, liên tướng như Nguyễn Thiếp, Cao Bá Quát viết:
“Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?
                        (‘Lên núi Hoành Sơn’)
Theo một số báo và trang mạng mấy ngày qua đã miêu tả: Mũi Rồng –Thọ Sơn là một eo núi hình vòng cung, đỉnh chính được đặt tên Rồng, theo cách gọi của người dân địa phương. Có 2 con suối, nước mát trong. Trong đó, một suối được người dân cho biết vào mùa hè có hạn mấy nước vẫn chảy ra. Tại khu dưới núi có 2 thung lũng khá rộng, cây cối um tùm, có 2 ngôi mộ táng của người dân Thọ Sơn. Trên thực tế, nghĩa địa làng Thọ Sơn nằm dưới núi, phía đèo Ngang. Việc có 2 ngôi mộ trong thung lũng Rồng khiến chúng tôi không khỏi thắc mắc. Một lão ngư thả lưới trước bãi Vũng Chùa cho biết, người nằm dưới 2 mộ này có công trạng với làng mới được đưa ra đây.
Trên lưng núi, đã hiện ra một tháp chuông: “Hồng Chung Vũng Chùa”. Trên chuông ngoài một số đề từ của các sư tổ xưa, còn có tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Mé dưới chân tháp chuông là một cái miếu nhỏ, xây lối cổ kính, mang dáng dấp thờ tự hơn là nơi chốn du lịch. Cách đó chừng 200 bước chân đi ra phía biển là căn nhà to như tổ đình, mái ngói đỏ au, cột gỗ to lớn, kiến trúc theo lối thờ tự truyền thống, phía trong để mấy bộ bàn ghế. Cạnh đó là một nhà sàn kiểu Tây Bắc, ngói rêu phong.
Từ tháp chuông nhìn ra là bãi biển cát mịn màng, hai bên bãi biển là vô số lớp đá xếp san sát, người dân địa phương bảo nước bào mòn đá, trông chúng như những vảy rồng xếp vào lớp cát mịn, họ gọi đó là bãi Rồng. Trước bãi ấy là biển, dân trong vùng gọi là Vũng Chùa. Chùa ở đây được giải thích rằng khu vực này ngày xưa từng có một ngôi chùa, nhưng sau bao nhiêu dâu bể, chiến tranh, chùa đã bị tàn phá. Sát Vũng Chùa là đảo Yến trải mình trong ánh thu. Từ lưng chừng núi Rồng nhìn xuống, đảo Yến như bức bình phong với non kỳ thủy tú rất lạ.
            Có lẽ vị nới đắc địa hiếm có ở Quảng Bình – miền Trung, năm xưa Vũ Tông Phan  đã cma rtác trong bài: “ Qua luỹ Ninh Công nhớ chuỵen xưa”:
… Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao”
Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ.
Cũng từ suy cảm bởi Đèo Ngang-Hoành Sơn, nhà thơ Hoàng Đình Quang có bài họa rất ấn tượng :
“Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố
Nữa thê kỷ nay đánh số nhà
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có hai câu cảm khái “Cái còn thì vẫn còn nguyên/ Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan” . Còn đó Đèo Ngang gánh hai đầu đât nước, niềm thương nhớ khắc khoải của những người con xa xứ. Còn đó Hoành Sơn, Linh Giang nơi ẩn chứa nhiều huyền thoại, lưu dấu những tuyệt phẩm thơ cổ còn mãi với thời gian
Nay, cả nước sẽ ngưỡng, hướng vọng về Hoành Sơn, có núi Thọ Sơn – mũi Rồng, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng tài đức, vưn võ song toàn. Ngày xưa, Bà huyện Thanh Quan kết bài Qua đèo Ngang: “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. Nay Đại tướng về an nghi nơi đây: “Ngự dãy Hoành Sơn, TA VỚI DÂN”, thật là gần gũi, thanh  bạch, yên lành.
Hy vọng từ bây giờ, nơi đây sẽ trở thành Điểm du lịch Lịch sử - Văn hoa, tâm thức về nguồn; du lich sinh thái-văn hoá nổi tiếng song tồn cùng Phong Nha –Kẻ Bàng…, gọi mời du khách thập phướng để nơi Đại tướng yên nghỉ ngày đêm nghi ngút khói hương thơm ngát, tiềm tàng bừng phát khỉ thiêng của một dân tộc anh hùng. Dân nước cũng mong sao hiển linh Đại tướng nơi đây: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại hiển linh”..
BVB.
--------------

5 nhận xét:

  1. Thành kính thắp một nén nhang, kính viếng hương hồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Trả lờiXóa
  2. Thấy mỗi 1 điều- dân mất hết niềm tin rồi....... chỉ còn nuối tiếc & tin vào cái gì đó ko tưởng-ko có thực....

    Trả lờiXóa

  3. Cụ Văn đã đến đã đi
    Tấm lòng non nước nặng tình quốc dân
    Dặn dò những lớp kế thừa
    Ráng mà săn sóc cựu binh năm nào ,
    Cao nguyên vị trí nóc nhà
    An ninh tử huyệt chớ mà cả tin
    Boxit Cụ cũng khuyên dừng
    Hà tây chớ nhập , Ba Đình để nguyên
    Thế mà Đảng cứ quyết làm
    Bây giờ ứng nghiệm rõ ràng đúng thay
    Lãi lời cứ trốn đi đâu
    Năm xưa cánh hẩu kêu bừa ...lãi to
    Bây chừ chúng lặn xứ nào
    Đường hư sửa lớn , lãi nhiều thấy đâu ?
    Cụ là nguyên khí nước Nam
    Tâm Người sáng suốt nhìn xa thấy nhiều
    Thế mà bọn hẩu chẳng nghe
    Cố tình coi nhẹ ý Người vì dân
    Hôm nay Lễ 49 ngày
    Thay hương con viết mấy dòng viếng thăm
    Chúc Người ở cõi vĩnh hằng
    Linh thiêng hộ độ nước nhà bình an

    Trả lờiXóa
  4. Chờ xem trong lịch sử VN có Tổng bí thư nào được người dân cung kính như ĐT không! Tôi xin khảng định là không! Xin thưa, sau hội nghị Thành đô TBT chính là một Thái thú.

    Trả lờiXóa
  5. Đại tướng mà nằm ở Mai Dịch thì ngày giỗ, ngày rằm, ngày tết nhân dân hóa vàng gửi cho Đại Tướng cái gì bọn nó lại lấy hết của Đại tướng, bản chất bọn lưu manh không bao giờ thay đổi kể cả khi đã xuống âm phủ.

    Trả lờiXóa